Đặc sản sương, mây trong mùa hè cao nguyên
Thiên nhiên ưu ái cho vùng đất Bắc Tây Nguyên bầu không khí vô cùng thanh lành. Trong khi nhiều nơi trên dải đất hình chữ S đang là “mùa hè đỏ lửa” thì cao nguyên như một chiếc máy làm mát khổng lồ.
Mùa hè cao nguyên cũng là mùa săn mây, săn sương của nhiều bạn trẻ ưa xê dịch.
Mùa hè cao nguyên cũng là mùa thiên nhiên mang đến những cảnh sắc kỳ thú trong sương mây bảng lảng. Có những sáng mùa hè, thành phố như khoác một chiếc áo lam trong màn sương tan chậm.
Mắt ngọc Biển Hồ bảng lảng trong sương sớm. Ảnh: Bi Ly |
Xa hơn ra vùng ngoại vi Phố núi Peiku (tỉnh Gia Lai), sương như ngái ngủ trên những đồng trà trăm tuổi. Sương giăng mờ “mắt ngọc” Biển Hồ. Sương luồn sâu dưới những gốc thông già khiến cả rừng cây chìm trong màu hư ảo. Sương sớm chờm lên da thịt bất chợt khiến ta như cần thêm một tấm khăn choàng hay chiếc áo mỏng.
Cao nguyên không chỉ hư ảo trong sương sớm mà còn là một chốn săn mây với những khoảnh khắc diệu vợi. Anh Hoàng Quốc Việt-một nhiếp ảnh tự do cho biết, những khi bí ý tưởng cho công việc, anh thường lang thang không mục đích, nhưng luôn “tìm thấy gì đó” từ thiên nhiên.
Một điểm ngắm mây ở Măng Đen (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Bi Ly |
“Giữa mùa hè nhưng bạn đi đâu ở Bắc Tây Nguyên cũng phải “wao” lên vì thời tiết mát lạnh và cảnh đẹp như chốn bồng lai, nhất là trong mùa săn mây này. Đi xe máy trên cung đường từ Gia Lai lên Kon Tum, chỗ nào cũng có những điểm ngắm mây khiến người ta muốn sống chậm lại. Thiên nhiên bồng bềnh hư ảo cũng khiến tâm hồn thư thái hơn, mọi cảm xúc được cân bằng. Đó cũng là cách tôi nạp năng lượng cho công việc. Du lịch Gia Lai có thể khai thác chính đặc trưng này để làm tour nghỉ mát, nghỉ dưỡng giữa mùa hè”-anh Việt chia sẻ.
Những chuyến đi không mục đích cũng giúp anh Hoàng Quốc Việt ghi lại nhiều khoảnh khắc núi đồi cao nguyên trong mùa mây phủ. Trên những ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ núi lửa Chư Đăng Ya, qua “nóc nhà” Chư Nâm (tỉnh Gia Lai) lên tới đỉnh Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum), mùa hè như một chốn bồng lai tiên cảnh giữa rừng núi Bắc Tây Nguyên.
Cùng chiêm ngưỡng nhiều danh thắng, vẻ đẹp thơ mộng, yên tĩnh của 2 thành phố cao nguyên Gia Lai và Kon Tum dưới mây trắng qua góc bay fly cam từ trên cao:
Mùa hè trên cao nguyên. Thực hiện: Bi Ly |
T rong sương sớm. Ảnh: Bi Ly |
Video đang HOT |
Mây sà xuống cánh đồng Chư Jôr (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Bi Ly |
|
Núi đôi ở thắng cảnh phía Tây tỉnh Gia Lai. Ảnh: Bi Ly |
|
Biển Hồ-hay còn gọi là Hồ T’nưng được quy hoạch thành Khu du lịch quốc gia. Ảnh: Bi Ly |
|
Một điểm săn mây ở Măng Đen (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Bi Ly |
|
Núi rừng Bắc Tây Nguyên trong mùa săn mây. Ảnh: Bi Ly |
|
Những cung đường săn mây ở Bắc Tây Nguyên. Ảnh: Bi Ly |
|
Ảnh: Bi Ly |
|
Ảnh: Bi Ly |
|
Ảnh: Bi Ly |
Ảnh: Bi Ly |
|
Các thành phố cao nguyên trong mùa hè thường giữ mức nhiệt từ 20-25 độ C, là nơi nghỉ mát lý tưởng. Ảnh: Bi Ly |
|
Ảnh: Bi Ly |
'Giải nhiệt' mùa Hè tại thác Nậm Lúc - Báu vật trên Cao nguyên Sìn Hồ, Lai Châu
Vào những ngày nắng đẹp, khi đi dọc theo con suối đến cuối nguồn dẫn lên thác, bạn sẽ được ngắm nhìn một "bức bích họa" hoàn mỹ của mẹ thiên nhiên ở Sìn Hồ, Lai Châu.
|
Những dòng nước mát lạnh chảy qua các gành đá tạo nên vẻ đẹp thơ mộng của Thác Nậm Lúc, Lai Châu. |
Cao nguyên Sìn Hồ (Lai Châu) được biết đến là nơi có khí hậu quanh năm sương mù bao phủ với nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những con đường uốn lượn ôm sát các triền núi và Sìn Hồ được mệnh danh là "thiên đường" của nhiều loài dược liệu quý (Sâm Ngọc Linh, Thất Diệp Nhất Chi Hoa, Đương Quy, Tam Thất, Sa Nhân, Đỗ Trọng ...).
Không chỉ vậy, ngay trong lòng Cao nguyên Sìn Hồ còn xuất hiện một "báu vật" mang tên thác Nậm Lúc - một thác nước hùng vĩ làm say lòng bất kỳ lữ khách nào khi có dịp ghé thăm.
Vẻ đẹp thơ mộng của Thác Nậm Lúc hoà quyện màu xanh của núi rừng. |
Thác Nậm Lúc nằm cách trung tâm huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) khoảng 40km ngay tại bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin. Thác được bao bọc bởi hệ thống rừng nguyên sinh với nhiều thảm thực vật phong phú, đa dạng có giá trị rất lớn khai thác phát triển du lịch.
Thác cao trên 140m và được chia làm 3 tầng nối tiếp nhau, trải dài từ 15-25m; ở tầng thác dài nhất khoảng 50m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rất thơ mộng của một nhánh thác khác với lưu lượng nước lớn từ trên cao đổ xuống, trải rộng, dàn đều như một dải lụa trắng mềm mại nổi bật giữa màu xanh của núi rừng đại ngàn.
|
Con người trở nên nhỏ bé trước sự kỳ vĩ của Thác Nậm Lúc. |
Ở tầng thấp hơn, dòng thác không kém phần hùng vĩ và thơ mộng khi nước dội thẳng từ trên cao xuống những gành đá, có đoạn sóng nước lại xô vượt lên khối đá lớn bồng bềnh mang đến cho du khách cảm giác thích thú và ngạc nhiên.
Thời điểm đẹp nhất để chinh phục ngọn thác là vào những ngày nắng đẹp, bạn có thể tự đi dọc theo con suối đến cuối nguồn, hay với những người yêu thích loại hình thể thao mạo hiểm có thể leo núi kết hợp đi bộ băng qua cánh rừng nguyên sinh, men theo những vách núi sừng sững để đến với ngọn thác này.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của Thác Nậm Lúc nhìn từ trên cao xuống. |
Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một bức bích họa hoàn mỹ của mẹ thiên nhiên với những tia nắng chiếu rọi vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên sắc màu lung linh, huyền ảo; dưới chân thác, mặt nước phẳng lặng trong vắt, dòng nước mát lạnh; không chỉ vậy, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ra ngắm nhìn toàn bộ cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng... Bất kỳ ai khi chiêm ngưỡng cảnh sắc này cũng phải ngỡ ngàng.
Khách du lịch check-in tại Thác Nậm Lúc. |
Nếu bạn đang lên lịch trình khám phá mảnh đất này, đừng bỏ lỡ một điểm đến thú vị trên cao nguyên! Khi đến đây bạn mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Sìn Hồ mà không có một ngòi bút nào có thể diễn tả được hết sự kỳ vĩ và thơ mộng của nó.
Người phụ nữ Việt đam mê khám phá những vùng cao nguyên huyền bí "Tôi nghĩ mỗi một người phụ nữ đều nên nên xoay xở cho mình một không gian riêng, với tôi đó là 'đọc vạn cuốn sách, đi vạn dặm đường, nghe vạn chuyện đời'". Đó là chia sẻ của chị Lê Thị Thanh Bình, sinh năm 1980, sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Chị vừa trở về từ hành trình khám...