Đặc sản nhện rừng của đồng bào Raglai Phan Dũng
Từ xa xưa, người Raglai ở xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong đã biết săn loài nhện đen sọc vàng để làm thức ăn trong những chuyến đi rừng thiếu thực phẩm.
Anh Lê Văn Tự, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuy Phong hơn chục chục năm gắn bó với khu vực rừng Phan Dũng cho biết: “Trên rừng này có nhiều loại nhện, nhưng ăn được thì chỉ có loại mình đen sọc vàng.”
Nhện đen sọc vàng có 6 chân; thân màu đen có những sọc vàng dọc trên lưng và các đốm màu vàng dưới bụng. Con đực có pha chút màu phấn, nên các sọc vàng nhạt hơn, không nổi bật bằng con cái.
Loài nhện này thường xuất hiện trong mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 7, đầu tháng 8. Những người sành nghề thường dùng một nhánh tre khô chặn phía trên lưới tơ ụp xuống để chặn bắt bằng tay không. Người bắt nhện chọn những con trưởng thành có kích cỡ to hơn ngón tay cái. Chúng thường giăng tơ qua những nhánh cây rừng vừa tầm với hoặc cao hơn đầu người một sải tay.
Ông Mang Hanh, người Raglai ở xã Phan Dũng chuyên đi bắt nhện cho biết người bản địa xem đây là món đặc sản, bồi bổ sức khỏe cho người đi rừng.Vào rừng dài ngày nếu hết thực phẩm, thì đây là hàng cứu đói. Cách chế biến khá đơn giản. Nếu không mang theo xoong nồi thì xâu từng con lại trong xiên tre rồi nướng trên than củi. Còn không, thì rang nhện bằng nước mắm hoặc muối cho đậm đà. Nhện rừng ăn vào vừa bùi vừa béo, có chút tơ nhện rất đặc trưng.
Ông Hanh nói: “Đây được gọi là sản vật núi rừng Phan Dũng. Ngon lắm. Khu vực nào trong rừng Phan Dũng cũng có hết. Mấy ông già xưa ăn nhiều, rồi kể lại cho tụi mình. Tụi mình cũng bắt chước vào rừng bắt về ăn. Nhện này làm mồi uống rựu cũng hết ý.”
Tuy nhiên, không phải loại nào cũng ăn được. Chỉ có người đồng bào sống lâu năm ở đây mới phân biệt được nhện độc và không độc. Nếu ăn nhầm nhện độc có thể gây tử vong.
Đồng bào vùng cao Phan Dũng gọi đây là đặc sản núi rừng
Video đang HOT
Nhện ăn được là loại nhện đen có sọc vàng trên lưng và đốm vàng dưới bụng
Chúng thường giăng tơ vừa tầm với người lớn
Từ xa xưa, đồng bào Raglai Phan Dũng đã biết ăn nhện rừng
Ông Mang Hanh, người dân xã Phan Dũng chuyên đi săn nhện rừng nói đồng bào ở đây rất mê món này.
Theo Dân Việt
"Điểm mặt" quán vỉa hè có thâm niên, hút khách ở Hà Nội
Bún ốc Hàng Chai, bún ngan Nhàn, phở Bát Đàn, bún chả Hàng Quạt là những món ăn có thâm niên và được lòng thực khách khi đến Hà Nội.
Bún chả Hàng Quạt
Bún chả vẫn luôn là món ăn giản dị mà thấm đượm hương vị của làng quê Bắc bộ. Ai đến Hà Nội cũng nên thử một lần nhưng nhất định phải đến đúng địa chỉ mới có thể cảm nhận đúng bún chả chuẩn vị.
Một suất bún chả thông thường gồm đĩa bún rối, rau sống, nước chấm có su hào, cà rốt và đặc biệt không thể thiếu chả viên cùng chả miếng thơm ngon đậm đà. Sự hòa hợp tuyệt vời giữa hương thơm vị ngậy của chả thịt, chua ngọt của nước chấm và tươi xanh từ các loại rau sống tạo nên một món ăn tinh tế khó quên.
Bún chả là món dễ ăn, dễ được lòng thực khách khi đến Hà Nội. Ảnh: I.T
Bún chả Hàng Quạt ra đời từ rất lâu và lúc nào cũng tấp nập. Ban đầu quán chỉ kê vài bàn sát tường, cho đến nay số lượng bàn tăng lên và trải dài khắp con ngõ số 74 nhỏ hẹp.
Bún ngan Nhàn
Nằm sâu trong ngõ Trung Yên, quán bún ngan hơn chục năm thường xuyên có cảnh tượng khách xếp hàng dài đến lượt. Nhiều người cho rằng món ngan ở đây có sức hút riêng biệt, ăn một lần nhất định sẽ quay lại. Nước dùng được ninh từ xương ngan, thêm một ít nấm khô nên khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt, lại có mùi thơm của nấm. Miếng thịt ngan được ninh mềm, ăn kèm với mọc, măng khô. Ngoài ra, tùy vào sở thích bạn có thể gọi thêm quẩy nóng để ăn kèm.
Quán bán từ 10h đến 14h, đông nhất là lúc 12h trưa. Một bát bún măng ngan bình thường có giá 40.000 đồng. Nếu muốn ăn thêm thịt ngan, quẩy, khách cũng có thể gọi thêm.
Bún ốc Hàng Chai
Gánh bún ốc ba thế hệ của cô Thêm là địa chỉ ẩm thực nổi tiếng khu phố cổ. Chuyện xếp hàng 15-20 phút để đến lượt ăn bát bún ốc rất bình thường với những người đã trót mê hương vị bún ốc này. Điều đặc trưng của tô bún Hàng Chai là chỉ gồm có bún, ốc và vài gia vị đi kèm như hành lá, cà chua. Nước dùng trong vắt, có phần chua hơn so với bún ốc khác nhưng vẫn rất thanh, đậm đà và vừa miệng.
Bún ốc hấp dẫn thực khách bởi vị nước dùng thanh thanh. Ảnh: Foody
Quán mở cửa từ 7h đến 13h. Đến với hàng bún lúc nào cũng tấp nập này, bạn phải tự tìm cách để xe, xếp hàng. Một tô bún chuẩn của quán giá 30.000 đồng.
Bún ốc ngõ Chợ Đồng Xuân
Nhắc đến ngõ chợ Đồng Xuân là nhắc đến một thế giới ẩm thực đường phố đa dạng và đặc trưng của khu phố cổ. Quán nào ở đây cũng đông khách dù là quán hủ tíu hay bánh giò. Nhưng bún ốc có lẽ vẫn là món được yêu thích nhất bởi nó gắn liền với thói quen ăn uống của người dân Hà Nội. Nhìn bát bún ốc có cả chuối đậu đúng kiểu xưa khiến cho mọi thực khách đều không thể cầm lòng.
Phở Bát Đàn
Nhắc đến phở Hà Nội là người ta chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến phở Bát Đàn, thứ quà sáng "sang chảnh" và hội tụ đầy đủ tinh hoa của ẩm thực Việt xứ Bắc. Từ hàng mấy chục năm nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, phở Bát Đàn vẫn chưa một ngày vắng khách. Cho đến ngày nay cách phục vụ tự bưng bát xếp hàng chờ đến lượt kiểu thời bao cấp vẫn được áp dụng bởi quán quá đông.
Theo Dân Việt
Những quán cháo lòng dân dã, đông nghịt khách ở Sài Gòn Tô cháo bốc khói nghi ngút có thêm lớp hành lá, ngò rí xanh non và quẩy vàng ươm bắt mắt, mùi tiêu theo hơi toả lên hấp dẫn cả những thực khách khó tính. Quán cháo lòng gần nửa thế kỷ Nhiều thực khách sành ăn ở Sài thành không còn lạ gì quán cháo lòng của cô Ba trên đường Nguyễn...