Đặc sản ngày Tết ở Nghệ An không nhiều người biết đến nhưng đã ăn thử là thích mê
Hương vị của món ăn này được coi là vị “Tết” bởi nó thường có trong mâm cỗ Tết của người dân Nghệ An. Ngang hàng với bánh tét, bánh tro, chè kê ở Nghệ An cũng là một trong những món đặc sản không thể thiếu trên mâm cỗ Tết.
Món ăn mang đậm hương vị đồng quê này từng là món mà đám trẻ trong nhà yêu thích nhất mỗi dịp Tết về. Món ăn này có nguyên liệu vô cùng dân dã, nhưng các công đoạn chế biến thì vô cùng tốn thời gian và phải chuẩn bị thật kỹ.
Người ta thu hoạch bông kê về nhà, phơi vài nắng cho khô thì tuốt lấy hạt rồi sàng sẩy thật sạch cho hết rơm rác, bụi đất. Hạt kê sau đó sẽ được đổ vào chum, nút lá chuối khô thật chặt rồi cất nơi khô ráo. Khi nào cần dùng sẽ bỏ ra sử dụng.
Đến những ngày giáp Tết, các gia đình ở Nghệ An sẽ bắt đầu đổ kê ra xay và cho vào cối giã cho bong hết vỏ. Sau đó sàng sẩy thêm cho thật kỹ rồi vo nước nhiều lần, đổ ra mủng cho ráo khô. Đúng đêm 30 âm lịch, khi nồi bánh chưng vừa chín nhừ vớt ra thì cũng là lúc đổ kê ra. Sửa soạn nấu chè sau một thời gian khá dài hạt kê nằm trong chum vại đợi chờ chế biến thành món mọi người ưa thích.
Để có món chè kê cũng không dễ chút nào, chỉ cần sao nhãng một chút thôi là nồi chè bị khô cháy luôn, không thể chữa được. Mà để nồi khê bị cháy đúng đêm giao thừa thì là điềm xấu: cả năm làm ăn sẽ chẳng ra gì. Chính vì vậy mà khi nấu chè khê lại càng phải cẩn thận từng li từng tí. Bởi vậy người ta thường để cho các chị, các bà giàu kinh nghiệm nấu chè.
Trước khi bắt tay vào nấu chè thì phải pha mật với nước lạnh. Tỷ lệ ra sao thì không cố định vì còn phụ thuộc vào mẻ mật đặc hay loãng, dẻo hay không dẻo. Chỉ biết là sẽ pha theo một tỷ lệ mà “tổ tiên mách bảo”. Một điều đặc biệt là chè kê chỉ dùng mật để nấu. Loại mật đậm đặc, trong suốt như kẹo mạch nha, màu tươi như hổ phách mới đạt tiêu chuẩn. Chẳng ai nấu chè kê với đường bao giờ.
Khi mật đã pha xong thì trút đổ vào nồi, đặt lên bếp đun với lửa vừa, đến khi sôi lăn tăn thì đổ kê vào. Sau đó là khuấy liên tục cho đến khi mật và kê hòa quyện cùng nhau, cho thêm gừng tươi giã nhỏ. Rồi nhấc nồi xuống ván trên than hồng, lửa không bốc ngọn, cứ vậy thêm khoảng 15 phút là chín.
Cuối cùng là múc chè kê ra “vĩm” (là một loại thấu hình trụ được tiện bằng gỗ có nắp đậy kín trông rất đẹp), dung tích khoảng hơn nửa lít. Trong giờ phút chờ đón giao thừa là lúc mang chè kê ra thưởng thức cùng với bánh đa nướng rất thú vị. Bởi vậy đối với nhiều người, khi nếm món chè này là thấy vị Tết ngập tràn.
Chè kê có màu vàng nhẹ lẫn màu mật nâu pha trộn với nhau thành màu da cam chín với thoang thoảng mùi gừng thơm lan toả cay cay, vị mật ngọt dìu dịu, hạt kê deo dẻo ăn kèm với bánh đa giòn tan bùi béo vị gạo tẻ vị vừng trắng hấp dẫn lạ thường.
'Chén bằng hết' list đặc sản bánh gói lá Việt Nam ngon khó cưỡng!
Ẩm thực Việt Nam thực sự phong phú và đa dạng, từ những món ăn đường phố, đến các món bánh. Và đặc sản bánh gói lá Việt Nam thực sự độc đáo, mang nét riêng không hề trộn lẫn.
Những chiếc lá chuối, lá nếp, lá dừa, lá dong, lá gai,... dù không mang lại chất dinh dưỡng nhưng lại góp phần không nhỏ tạo nên hương vị, đặc trưng riêng cho đặc sản bánh gói lá Việt Nam.
Video đang HOT
Những đặc sản ẩn mình sau lớp lá (Ảnh: VinID)
Cùng Lữ Hành Việt Nam khám phá list bánh ẩn mình trong lớp lá xanh đậm đà hương vị Việt, ăn một lần 'gây nghiện' ngay thôi.
'Chén sạch' list đặc sản bánh gói lá Việt Nam!
1. Bánh giò
Bánh gò là loại bánh ăn vặt quen thuộc ở thủ đô Hà Nội. Bánh giò được làm từ bột gạo tẻ và bột năng nên bánh khá thanh, mềm không giống như các loại làm từ bột nếp. Nhân bánh là sự kết hợp của thịt băm, mộc nhĩ, hành khô, nấm hương... sau đó được gói bằng lá chuối nên vỏ bánh cũng có màu xanh nhạt trông khá mát mắt và ngon miệng.
Món bánh vỉa hè đặc trưng của người Hà Nội (Ảnh: Imdatingfood)
Lá chuối để gói bánh giò thường được phơi héo sau đó lau cho thật sạch và để khô, xếp vào phễu để thành khuôn rồi cho bánh, nhân bánh vào rồi gói bằng dây lạt. Bánh sau khi gói cho vào chõ hấp chừng 30 phút là chín.
Bánh giò ăn kèm dưa món và chả thì tuyệt hảo (Ảnh: Travemag)
Ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa cũng có loại bánh này, tuy nhiên tên gọi có chút thay đổi, là bánh lá.
2. Bánh chưng, bánh tét
Đây là 2 loại bánh cổ truyền trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt, đã được ghi nhận vào từ điển Oxford và giữ nguyên tên gọi thuần Việt khi được giới thiệu với bạn bè Quốc tế.
Bánh chưng cổ truyền của người Việt
Từ xa xưa, con người đã biết tận dụng những loại lá chuối, lá dong để gói bánh và đã trở thành tục lệ được truyền theo từng thế hệ đến nay và bánh chưng bánh tét trở thành đặc sản bánh gói lá Việt Nam nổi tiếng.
Bánh tét sử dụng nhiều trong miền Nam (Ảnh: Nương Bắc)
Những đòn bánh tét, cặp bánh chưng được gói ghém cẩn thẩn và nấu chín với hình dạng tròn của bánh tét, vuông của bánh chưng. Khi nấu xong nhuộm lên một màu xanh lục ngoài vỏ khi bóc từng lớp lá. Hương vị đặc trưng của gạo nếp quyện với hương đậu và thịt nạc luôn khiến người thưởng thức nhớ về cội nguồn. Bánh chưng và bánh tét được ăn kèm với dưa món và củ kiệu để tạo nên mùi vị độc đáo hơn.
3. Bánh tẻ
Bánh tẻ, còn được gọi là bánh răng bừa ( đặc sản ở Thanh Hóa), là loại bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hoặc lá chuối và được luộc chín. Mỗi địa phương đều có phương pháp chế biến khác nhau nhưng đều phải qua 2 công đoạn chính là làm nhân và vỏ bánh.
Gạo làm phần vỏ bánh được xay thành bột nước, sau đó đun nhỏ lửa, vừa đun vừa liên tục khuấy để bột mềm và tránh vón cục. Nguyên liệu để làm nhân bánh tẻ truyền thống gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ. Nhiều địa phương có thể cho thêm lạc, nấm hương.
Ở Thanh Hóa còn gọi đây là bánh răng bừa
Hiện nay, ngoài bánh nhân thịt, còn có thêm nhân đỗ. Sau khi đã xong vỏ và nhân, người ta lấy một lượng vừa phải phần bột đã cô đặc, đặt lên lá dong rồi rải thịt lên lớp bột rồi cuốn lại theo hình thuôn dài và luộc chín.
4. Bánh nậm
Không biết từ bao giờ, người Việt Nam, dù ở bất cứ vùng miền nào đều đã phải lòng món bánh mỏng được gói trong lá chuối có cái tên là lạ: bánh nậm.
Bánh nậm trắng ngần điểm nhụy tôm hồng, mặt bằng hình chữ nhật, lát mỏng thanh thanh, kèm với chả tôm, trở thành một món ăn độc đáo, hòa hợp giữa cách ăn bình dân và quý tộc. Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày rằm, mồng một.
5. Bánh bột lọc
Một trong những đặc sản bánh gói lá Việt Nam nổi tiếng nhất phải kể đến chính là bánh bột lọc Huế - "gốc gác" của các loại bánh bột lọc khác.
Bánh bột lọc cũng chính là đặc sản Huế trứ danh, tại đây có 2 loại: bánh bột lọc luộc gói bằng lá chuối và bánh bột lọc trần. Mỗi loại có cách chế biến cầu kì riêng để tạo nên hương vị độc đáo trong cái dai giòn và nhân tôm đậm đà, chỉ cần ngửi thôi cũng thấy thèm.
6. Bánh gai
Bánh gai (bánh ít) là một món bánh đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có hình vuông, vừa bằng bàn tay. Ở Bình Định hay một số tỉnh miền Trung khác, bánh ít lá gai hình chóp nhọn, cũng là món ăn có hương vị và cách chế biến tương tự.
Món bánh gai là đặc sản của vùng Bắc Bộ
Lá gai sau khi được giã ra, luộc lên và trộn với bột nếp sẽ được nặn hình tròn làm vỏ bánh. Nhân bánh thường gồm đỗ xanh nấu chín, giã nhuyễn, mỡ lợn, dừa, hạt sen... thái nhỏ trộn lẫn. Sau khi đặt nhân vào bên trong lớp vỏ sẽ được gói bằng lá chuối và cho vào chõ đồ lên. Không nhuốm màu xanh lục như bánh chưng hay bánh tét, bánh gai thường có màu đen. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy của nhân bánh, mát dẻo của vỏ bánh. Món bánh này thường được thưởng thức như đồ tráng miệng.
Món bánh gai dẻo dẻo thơm mềm nhân đỗ
7. Bánh tro
Nói đến món bánh gói lá Việt Nam thì không thể không nhắc tới bánh tro, bánh giò, bánh ú hay bánh nẳng có thành phần chính là gạo nếp, ngâm qua nước tro sau đó được gói bằng lá đót hoặc lá tre đã được luộc qua nước sôi và lau khô. Lá được cuộn thành hình phễu rồi cho gạo nếp vào, gấp lá kín lại thành một khối hình tam giác rồi dùng lạt buộc, sau đó được xâu lại với nhau và bỏ vào nồi luộc. Ở nhiều nơi, bánh được gói theo dạng thuôn dài, tương tự như bánh tẻ.
Món bánh tro bóc lá vàng óng ả hấp dẫn (Ảnh: Dân sinh)
Vì gạo được ngâm qua nước tro nên khi bóc lớp vỏ bánh, bạn sẽ thấy một màu vàng óng ả ở lớp vỏ, khi ăn sẽ cảm nhận được vị mềm dẻo của gạo nếp. Bánh tro được chấm với mật mía hoặc mật ong để tăng thêm hương vị ngọt ngào thơm dẻo của bánh.
Đều được gói trong lớp lá, nhưng mỗi loại bánh lại mang một hương vị riêng biệt không thể trộn lẫn. Bạn nhất định phải thưởng thức list đặc sản bánh gói lá Việt Nam kể trên, bởi ăn một lần là nhớ mãi không quên!
Thương sao bánh cục chợ quê Tôi có thói quen cứ hễ khi nào rảnh việc là lại quảy ba lô về quê, mặc dù ở đó bây giờ chỉ còn vài người bạn cũ. Và lần nào về, tôi cũng nhất định ghé váo cái góc chợ, chỗ gian hàng bày bán những món bánh quê. Chợ quê tôi bây giờ đã "hương đồng gió nội bay đi...