Đặc sản miệt Cà Mau: Mờ sáng dân kéo nhau ra đồng nhổ bồn bồn
Từ tờ mờ sáng gia đình chị Nguyễn Mỹ Liêm, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau), đã kéo nhau ra cánh đồng sau nhà để nhổ bồn bồn. Cuộc sống ở nơi bưng biền nơi đây thời điểm đầu mùa mưa thật phấn khởi bởi đây là lúc người dân kiếm tiền từ cây đặc sản bồn bồn…
Với đặc tính dễ trồng, giá trị kinh tế không ngừng được nâng lên, cây bồn bồn đã được người dân trồng rất nhiều nơi trên địa bàn các huyện U Minh, Trần Văn Thời…Tuy nhiên, bồn bồn được trồng nhiều nhất hiện nay là ở ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước.
Phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng Đông Nguyễn Văn Rỡ cho biết: “Trước đây khu vực này theo quy hoạch vùng là tôm – lúa nhưng sản xuất không hiệu quả, sau đổi lại thành vùng giữ ngọt, hơn 60 hộ dân chuyển sang trồng bồn bồn trên diện tích hơn 50 ha”.
Đổi đời nhờ bồn bồn
Từ tờ mờ sáng gia đình chị Nguyễn Mỹ Liêm, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, đã kéo nhau ra cánh đồng sau nhà để nhổ bồn bồn. Phải ngụp lặn trên cánh đồng mênh mông nước nhưng gương mặt chị lúc nào cũng tươi cười, phấn chấn, bởi cây bồn bồn đã và đang đem về cho gia đình chị nguồn thu nhập ổn định, hơn 70 triệu đồng/năm.
Ngoài tận dụng lao động trong gia đình, người trồng bồn bồn tại xã Tân Hưng Đông còn thuê người nhổ, cắt hoặc đứng bán bồn bồn. Ảnh: HOÀNG DIỆU
Chị Nguyễn Mỹ Liêm chia sẻ: “Gia đình có hơn 5 công đất, trước đây nuôi tôm không hiệu quả, cuộc sống thiếu trước hụt sau. Từ khi chuyển qua trồng bồn bồn thì thu nhập ổn định hơn, do đầu ra ổn định, giá bán cao. Ruộng mình vừa trồng bồn bồn vừa thả cá nuôi xen, tính ra mỗi năm thu về vài chục triệu đồng”.
Dọc Quốc lộ 1, bồn bồn dưa và tươi được người dân Tân Hưng Đông bày bán rất thu hút. Ảnh: HD
Khi cây bồn bồn phát triển mạnh thì đời sống kinh tế của người dân nơi đây ngày được cải thiện, nhiều hộ đã thoát được nghèo nhờ cây bồn bồn.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Thu, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông đang làm dưa bồn bồn. Ảnh: HD
Ông Nguyễn Văn Rỡ phấn khởi cho biết, xã Tân Hưng Đông trước đây tỷ lệ hộ nghèo khá cao, cây bồn bồn đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Việc trồng bồn bồn rất phù hợp với những hộ có ít đất sản xuất do không đòi hỏi diện tích lớn, chi phí thì hầu như là lấy công làm lời.
“Trồng bồn bồn, bà con còn tận dụng được hết nguồn lao động trong gia đình tham gia vào quá trình sản xuất. Người không có đất sản xuất có thể được các hộ khác thuê nhổ bồn bồn hoặc thuê đứng bán nên thu nhập cũng ổn định”, ông Rỡ thông tin.
Chị Nguyễn Mỹ Liêm nói: “Bồn bồn rất dễ trồng, không cần diện tích đất lớn. Bồn bồn có thể thu hoạch nhiều lần trong năm nhưng phát triển tốt nhất là khi bắt đầu mùa mưa, vào khoảng tháng 5. Hiện giá bán bồn bồn tươi từ 30.000-35.000 đồng/kg, nếu làm dưa giá có thể lên từ 45.000-50.000 đồng/kg”.
Tự hào thương hiệu bồn bồn
Giá trị kinh tế không ngừng được nâng lên, diện tích trồng bồn bồn trên địa bàn xã Tân Hưng Đông không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, lúc đầu người dân chỉ bán cho thương lái đến thu mua tại chỗ hoặc bán bồn bồn tươi và dưa dọc theo tuyến Quốc lộ 1 với giá cả không ổn định.
Bàn tiệc với 9 món ăn làm từ bồn bồn rất hấp dẫn. Ảnh: HD
Đứng trước nhu cầu nâng cao giá trị cây bồn bồn cũng như đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, chính quyền xã Tân Hưng Đông đã tích cực vận động cũng như tạo mọi điều kiện để Hợp tác xã (HTX) Bồn bồn Đông Hưng được thành lập và phát triển ổn định, mang lại niềm tin về sự phát triển mạnh mẽ của cây bồn bồn.
Ông Đặng Việt Hưng, Phó giám đốc HTX Bồn bồn Đông Hưng, cho biết, hiện HTX có 30 xã viên, với diện tích trồng bồn bồn là 30 ha. Xã viên cung cấp bồn bồn tươi cho HTX có giá ổn định và cao hơn giá thị trường. Hơn nữa, xã viên được chia lợi nhuận từ kinh doanh theo phần trăm cổ phần.
“Nhằm phát triển cũng như tìm đầu ra ổn định cho cây bồn bồn, hiện HTX đã thành lập được 2 văn phòng đại điện tại TP Cà Mau và huyện Cái Nước. Ngoài ra, còn các đầu mối tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, cũng như thành lập các đại lý ở các huyện trên địa bàn tỉnh, với mong muốn đưa sản phẩm bồn bồn tiếp cận thị trường trong nước và tương lai là tiến tới xuất khẩu”, ông Đặng Việt Hưng phấn khởi chia sẻ.
Hiện tại cây bồn bồn đã được nhiều người biết đến thông qua nhiều kênh như bán lẻ và cả khách du lịch.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm bồn bồn và là chủ quán, điểm dừng chân tại huyện Cái Nước phục vụ du khách khi muốn thưởng thức món đặc sản bồn bồn, bà Trần Thị Thu, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, cho biết: “Trước đây, tôi chỉ làm dưa bồn bồn nhưng giờ đây cây bồn bồn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: kim chi bồn bồn; bồn bồn có thể làm gỏi với tôm khô, tôm tươi, gà, heo, mực, vọp; bồn bồn hầm với đuôi và giò heo, bồn bồn nhúng lẩu, đổ bánh xèo…
Quán có thể thực hiện bàn tiệc với 9 món ăn từ bồn bồn. Du khách của nhiều nước Hàn Quốc, Đài Loan, Canada… từng ghé qua và thưởng thức và họ đều tỏ vẻ thích thú khi thưởng thức các món ăn làm từ bồn bồn”.
Từ năm 2015, tỉnh Cà Mau đã xúc tiến việc đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để được công nhận nhãn hiệu tập thể sản phẩm cây bồn bồn Cái Nước. Bồn bồn được công nhận nhãn hiệu tập thể là niềm vui lớn không chỉ cho người dân địa phương mà còn là niềm tự hào của tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Rỡ cho biết: “Mong muốn của chính quyền địa phương là sau khi được công nhận thương hiệu, cây bồn bồn của địa phương sẽ mở rộng thị trường, ngày càng nâng cao về giá trị, tiếp tục giúp nhân dân xã nhà có cuộc sống đi lên. Xã có định hướng thời gian tới mở rộng thêm 20 ha bồn bồn. Địa phương mong muốn các ngành chức năng hỗ trợ việc quảng bá sản phẩm mạnh mẽ hơn. Chúng tôi cố gắng phối hợp, tham gia các sự kiện trưng bày sản phẩm để cây bồn bồn vươn xa hơn trong thời gian tới”.
Cây bồn bồn vốn rất dễ trồng và thích nghi với môi trường ngập nước, đất trũng phèn. Trước đây bồn bồn chỉ mọc hoang trên các đồng ruộng trũng phèn, trong ao, đìa hoặc cặp mé sông. Ít ai ngờ loại cây mà trước đây chẳng ai thèm trồng và từng than khổ khi phá bỏ trong quá trình khai hoang để trồng lúa giờ đây trở thành loại cây giảm nghèo. Từ tháng 12/2015 đến 12/2017, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chủ trì thực hiện Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm cây bồn bồn Cái Nước – Cà Mau. Ngày 30/6/2016, đơn đăng ký nhãn hiệu hoàn tất và được nộp về Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sản phẩm cây bồn bồn Cái Nước được cấp theo Quyết định số: 21801/QD-SHTT, ngày 10/4/2017. Lễ trao giấy chứng nhận sẽ được tổ chức tại ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông vào ngày 4/8/2017.
Theo Đặng Duẩn (Báo Cà Mau)
Đặc sản bồn bồn rộ vụ, mỗi ngày nhà nông Cái Nước có ngay 1,5 triệu đồng
Đang mùa thu hoạch rộ, gia đình ông Võ Huy Hoàng, ngụ ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) trung bình mỗi ngày thu hoạch được khoảng 60kg bồn bồn tươi. Thương lái đến tận nhà thu mua với giá dao động từ 25.000- 35.000 đ/kg. 4 năm nay, ông Hoàng bỏ nuôi tôm chuyển sang trồng 1ha bồn bồn kết hợp nuôi cá động cho hiệu quả kinh tế cao.
Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút nước, xoa dịu cái nắng oi ả của những ngày hè, thì cũng là thời điểm thu hoạch rộ bồn bồn- một loại thực phẩm được khép vào hàng đặc sản của Cà Mau.
Mấy ngày này, đi dọc theo QL1 đoạn qua xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, chúng ta dễ dàng bắt gặp ở hai bên đường những túp lều được người dân dựng tạm để bày bán bồn bồn. Những bó bồn bồn tươi hay dưa bồn bồn trắng muốt nhìn bắt thèm.
Trồng cây bồn bồn và chế biến bồn bồn đem lại nguồn lợi kinh tết khá cao cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Nếu như trước đây, bồn bồn chỉ mọc dại tràn lan và chủ yếu được dùng để làm thực phẩm phục vụ cho bửa cơm gia đình, thì giờ đây cây bồn bồn mang lại giá trị kinh tế rất cao. Thêm vào đó, cây bồn bồn vốn rất dễ trồng và thích nghi với môi trường ngập mặn, đất trũng phèn như ở xã Tân Hưng Đông nên được người nơi đây trồng rất nhiều và diện tích cũng vì thế mà tăng dần qua các năm.
Đối với những hộ có đất rộng trồng bồn bồn từ 20- 30 công, cho thu nhập từ 200- 300 triệu đồng/năm. Những hộ đất ít trồng bồn bồn cũng thu nhập trên dưới vài chục triệu đồng/năm. Hiện, trên địa bàn xã Tân Hưng Đông có 35ha diện tích đất trồng bồn bồn, trên 50 hộ làm nghề buôn bán bồn bồn.
Gia đình ông Võ Huy Hoàng (ngụ ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông) hiện có 1ha đất, trước đây, ông Hoàng dùng đất này để nuôi tôm, tuy nhiên, 4 năm nay, ông đã chuyển sang trồng bồn bồn và nuôi cá đồng. Trung bình mỗi ngày, gia đình ông Hoàng thu hoạch được khoảng 60kg bồn bồn tươi. Thương lái đến tận nhà thu mua với giá dao động từ 25.000- 35.000 đ/kg. "Cây bồn bồn dễ trồng lắm, mà lại đỡ công chăm sóc. Trồng khoảng 3 tháng là bắt đầu thu hoạch được rồi. Với giá như hiện tại, sau khi trừ hết chi phí tui lời được vài triệu đồng/ha/ tháng)"- ông Hoàng vui mừng nói.
Bồn bồn tươi được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Bà Võ Lệ Hồng (ngụ cùng ấp) cũng không dấu được niềm vui tiếp lời: "Thu nhập đều đều. Sáng thì đi nhổ sớm về chặt ra bán tươi, ngày cũng được vài trăm ngàn". Bồn bồn tươi được dùng để xào với thịt bò, tôm, nấu canh chua...hoặc ăn kèm như một loại rau sống hay nhúng lẩu thì ngon "bá cháy".
Ngoài bồn bồn tươi, người dân nơi đây còn đem bồn bồn đi làm dưa bằng cách ngâm bồn bồn với nước cơm vo cùng một ít muối, sau 1 tuần là dùng được. Dưa bồn bồn với vị chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn đã trở thành đặc sản của huyện Cái Nước. Giá thành của dưa bồn bồn dao động từ 40.000- 45.000 đ/kg.
Cũng vì những ưu điểm này, mấy năm gần đây, thị trường tiêu thụ bồn bồn ngày càng được mở rộng. Từ Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng cho đến TP Hồ Chí Minh, sản phẩm bồn bồn tươi, đặc biệt là dưa bồn bồn của Cái Nước được thực khách khá ưa chuộng. "Bồn bồn dưa mà chấm với nước cá kho thì ăn một lần là nhớ mãi. Bởi vậy lần này có dịp đi ngang đây nên tôi mua nhiều nhiều trữ trong tủ lạnh ăn dần"- chị Chị Lan Thương- một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh vui vẻ nói.
Bồn bồn không chỉ đem đến thu nhập cao cho người trồng, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ. "Đến mùa là mình đi thu hoạch bồn bồn thuê, mỗi ngày cũng được cả trăm ngàn"- anh Tư Lân đang vác trên vai bó bồn bồn vừa thu hoạch được phấn khởi chia sẻ. Còn vợ anh Lân thì nhận lột bồn bồn thuê, ngày cũng được vài chục ngàn.
"Tui che cái chòi, tranh thủ lột bồn bồn cho người ta, rồi cũng mua bồn bồn để bán lại kiếm thêm tiền lời. Coi vậy mà cũng đủ tiền lo cơm nước hàng ngày khỏe re đó"- chị Tư Lân tươi cười bảo. Hiện tại, diện tích bồn bồn trên địa bàn huyện Cái Nước khoảng 35ha, chủ yếu tập trung tại xã Tân Hưng Đông. Với giá trị kinh tế khá cao, vượt trội so với các loại cây trồng khác nhiều hộ dân gắn bó với cây trồng này đã vươn lên khá giả với nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm. "Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục vận động bà con mở rộng diện tích trồng bồn bồn trên địa phận các xã dọc theo tuyến quốc lộ từ xã Tân Hưng Đông cho đến xã Phú Hưng"- ông Nguyễn Trúc Giang- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cái Nước cho biết.
Theo Trần Ngọc (TTMT)
Bồn bồn - loài cây một thời vất vả phá bỏ, nay dân đổ xô trồng Trước đây bồn bồn chỉ mọc hoang trên các đồng ruộng trũng phèn, trong ao, đìa hoặc cặp mé sông, nhiều nhất ở Cà Mau vẫn là ở huyện Cái Nước. Ít ai ngờ loại cây mà trước đây chẳng ai thèm trồng và từng than khổ khi phá bỏ trong quá trình khai hoang để trồng lúa giờ đây trở thành loại...