Đặc sản mắm sò độc đáo nơi chân đèo Hải Vân
Ai đi qua vùng biển Lăng Cô của Huế đều muốn dừng lại thưởng thức các món hải sản ngon với không khí biển trong lành cùng món mắm sò trứ danh chỉ có tại nơi này.
Biển Lăng Cô không chỉ đẹp mà còn mang lại nguồn hải sản phong phú.
Đất Huế nổi tiếng với nhiều loại mắm ngon như tôm chua, mắm cáy, mắm sò… Mỗi loại mang một hương vị đặc trưng riêng với cách làm riêng. Trong những loại mắm ấy, mắm sò là loại mắm chỉ có ở Lăng Cô và khó ăn hơn cả. Loại mắm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt chấm với thịt ba chỉ ăn kèm rau sống, có người ăn mà nghiện, có người chỉ nhấp một chút là lắc đầu không dám thử lần nữa.
Mắm sò chấm thịt ba chỉ luộc là ngon nhất.
Video đang HOT
Biển Lăng Cô với những đầm phá mênh mông là vựa hải sản ngon của cả vùng. Đến đây mà thưởng thức hải sản thì không nơi nào bằng. Ghẹ, tôm tươi nhảy tanh tách, hàu ngon tuyệt, đủ loại cá ngon lành tươi rói. Giá cả lại rất mềm.
Những ngày tháng 4, các đầm phá đông người đi cào sò về làm mắm. Con sò hay con sặc được mùa nhất từ tháng 4 đến tháng 8. Tháng 9 và tháng 10 nước lên thì sò ít hơn. Qua tháng 11 lại có sò nhưng không nhiều bằng những tháng hè. Sò tháng 4 vừa nhiều vừa béo mập, thịt chắc. Con sò mang về được rửa sạch, tách lấy nhân thịt bên trong, rửa thật sạch cho hết các tập chất rồi vớt ra rá để khô. Sò khô rồi thì cho vào thau, bỏ muối hột, ớt bột, riềng sắc nhỏ, trộn đều. Rồi cho vào chai đậy kín. Mắm sò được ướp khoảng 8 – 10 ngày là chín và có thể ăn được. Mắm chín là lúc phần xác sò nổi lên trên, phần nước bên dưới có màu đục. Sò càng lên cao, nước mắm bên dưới nhiều chứng tỏ mắm đã lâu. Nếu khách hàng khi mua phải loại mắm này cần ăn ngay, không nên để lâu sẽ nhanh hỏng.
Mắm có thể để vài tháng trong điều kiện mát mẻ.
Mắm sò khi mang ra ăn chỉ nên lấy một lượng vừa phải rồi lại đóng thật kín chai để bảo quản được lâu. Mắm cho ra bát, nêm nếm chút tỏi giã nhỏ, chút gia vị, chút đường, tùy theo khẩu vị người ăn. Ai cẩn thận thì có thể hâm nóng bát mắm, không thì ăn ngay cũng được.
Mắm đậm đà vị chua cay mặn ngọt. Chấm mắm với thịt ba chỉ luộc, lùa với cơm trắng nóng hổi thì chưa hết miếng cơm này đã muốn ăn tiếp miếng cơm khác. Món mắm sò đưa cơm, dễ ăn.
Món mắm sò giản dị của người dân Lăng Cô đã được biết tiếng xa gần. Hè này, nếu đi biển có ghé lại nơi này, bạn hãy thử một chai mắm sò, nếm thử vị. Biết đâu sẽ lại có thêm một món ngon trong bữa cơm hàng ngày.
Mắm sò trứ danh ở biển Lăng Cô
Ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) nơi có bãi biển cùng tên nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, mực, tôm, vẹm, hầu...
Trong đó con sò hay tiếng địa phương gọi là "sặc" cũng là một loại đặc sản ở đầm Lăng Cô được chế biến thành một loại mắm trứ danh có tên gọi là mắm sò
Để làm mắm sò hết sức kỳ công. Các mệ (mẹ) mua sò tươi về (có thể là sò huyết hoặc sò lông) lấy mũi dao nhọn cậy vỏ lấy sò, rửa thật sạch cát và các tạp chất nhiều lần đến lúc nước trong. Không được ngâm nước quá lâu thì sò sẽ nở to lợi cho người làm mắm nhưng mắm sẽ mau hỏng; sau đó vớt ra rá (rổ), để khô nước chừng 50 phút, đổ sò đã khô nước vào thau sạch, bỏ muối hột (hay còn gọi là muối sống) được giã mịn với tỷ lệ 10 chén sò: 2 chén muối. Tuyệt đối không được bỏ muối bột (hay muối chín) vì muối bột có độ mặn thấp dễ hư mắm, nhưng nếu bỏ nhiều muối quá mặn cũng không thể ăn; ớt bột và riềng xắt nhỏ bỏ tỷ lệ tùy thuộc nhu cầu người ăn cay nhiều hay ít; trộn thật đều sò, muối, ớt, riềng rồi bỏ liền vào chai hoặc thẩu nhựa đậy thật kín, không để ra ngoài quá lâu ruồi nhặng bám vào rất dễ sinh giòi và mắm cũng nhanh hỏng.
Mắm khi được đưa vào thẩu đậy kín trong vòng 8 - 10 ngày mắm sẽ chín và có thể ăn được, biểu hiện mắm chín rõ nhất là phần xác sò sẽ nổi lên trên, phần nước bên dưới có màu đục như màu nước mắm. Sò càng lên cao, nước mắm bên dưới thẩu càng nhiều chứng tỏ mắm ấy để đã lâu, khách hàng khi mua nhằm loại mắm này cần ăn liền không nên để thêm mắm sẽ nhanh hỏng. Nhìn thấy nước bên dưới chai mắm là lúc mắm có thể ăn được, ta dùng đũa sạch vớt ra một lượng mắm vừa đủ dùng và đóng lại thật kín nhằm bảo quản lần sau; khi múc mắm ra chén, ta thấy có màu đỏ tươi rất bắt mắt, giã một ít tỏi trộn lẫn vào mắm để tăng thêm mùi thơm và hương vị của mắm. Nếu thấy mặn ta có thể cho thêm ít đường, bột ngọt tùy thuộc khẩu vị người thưởng thức để linh hoạt gia giảm gia vị.
Mắm sò rất có thể được dùng với cơm nóng hoặc làm món nước chấm khi sử dụng thêm rau sống, dưa giá, khế chua kẹp thịt ba chỉ (ba rọi). Vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo ngọt của thịt ba chỉ. Tất cả những tinh túy ấy làm nên sự hoàn thiện của món mắm sò trứ danh.
Muốn làm tôm chua chuẩn vị Huế, nhất định phải có gia vị này Tôm chua là món ăn bình dị ở Huế nhưng lại là đặc sản của miền Bắc khi nhắc tới bởi vị chua thanh của tôm, cay nồng của riềng của ớt và các gia vị... khiến những người thưởng thức khó lòng quên được. Nguyên liệu làm tôm chua Huế Tôm tươi: 2 lạng Bột nếp: bát Đường: 1 thìa Muối: 1...