Đặc sản khoái khẩu của người M’nông, tên nghe lạ và không phải canh thụt, là canh gì?
Canh bồi còn là món đặc sản đãi khách. Mấy lần đi công tác miền núi, tôi đã được các anh cán bộ huyện là người Ba Na tự tay góp lá, nấu chiêu đãi tại nhà.
Đây là món ăn truyền thống của người Mnông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Bát canh nóng hổi ngọt ngọt, đắng đắng mang đúng khẩu vị của người Mnông.
Trong đời sống của đồng bào miền núi còn khó khăn, món ăn này giúp bà con cải thiện bữa ăn, thêm chất dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí, sinh hoạt… Canh bồi đạm bạc mà vẫn ngon, bổ, rẻ.
Để làm được món canh bồi “chuẩn vị Mnông”, người Mnông phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết và có bí quyết nấu. Nguyên liệu chính để chế biến món canh bồi truyền thống có sẵn trong tự nhiên, bao gồm lá bép, gạo, đọt mây, thịt hoặc cá. Người Mnông xem đây là những sản vật quý mà núi rừng ban tặng cho họ từ bao đời.
Cũng như món canh thụt truyền thống, canh bồi không thể thiếu được lá bép (rau nhíp) được hái từ trong rừng. Nhiều người còn ưa dùng lá bồ ngót rừng để thay thế lá bép già. Lá bép non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh thường ưa dùng hơn cả. Khi nấu chín lá có vị dẻo, ngọt và bùi.
Phụ nữ Mnông giã gạo thành bột làm nguyên liệu nấu canh bồi. Trước tiên, họ đem gạo ngâm trong nước từ 30 phút đến 2 giờ. Khi gạo mềm vớt ra để ráo nước, cho vào cối giã nhuyễn cùng một ít lá bép già hoặc lá bồ ngót rừng.
Theo thói quen, ngày nay các bà, các mẹ trong các bon làng Mnông vẫn giữ trong gian bếp chiếc cối chày giã gạo. Với họ, canh bồi là món ăn truyền thống trong đời sống hàng ngày. Cũng chính vì vậy, bột gạo phải tự tay giã thì nấu canh mới nhuyễn đều, có vị thơm ngọt.
Video đang HOT
Canh bồi ngon cần có thêm đọt mây. Đọt mây sau khi tách vỏ chọn lấy đoạn non, cắt dọc từng lát nhỏ vừa ăn. Khi có đủ các nguyên liệu chính, phụ nữ Mnông nhóm lửa nấu một nồi nước thật sôi. Sau đó cho đọt mây và lá bép non vào nồi. Đợi hai nguyên liệu này vừa chín tới mới thêm cá đã bỏ xương hoặc thịt heo.
Lúc các nguyên liệu trong nồi chín tới, người nấu thêm nước bột gạo đã hòa đều trước đó vào. Để nồi canh chín đều và không bị vón cục đòi hỏi người nấu phải chú ý điều chỉnh lửa vừa phải và liên tục khuấy đều tay khi đổ bột gạo, đồng thời nêm gia vị. Nấu tựa như cháo vậy nhưng canh ngon phải mang đặc điểm không đặc quá hay loãng quá, hơi sánh đặc.
Canh bồi phổ biến và thường được nấu trong ẩm thực đời thường hơn so với một số loại canh bột gạo khác. Hầu như người Mnông nào cũng biết chế biến và xem đây là món ăn khoái khẩu, là đặc sản của dân tộc mình. Canh bồi có thể dùng ăn với cơm hoặc thưởng thức như một món súp. Canh có vị ngậy của thịt, cá, vị ngọt của bột gạo, đăng đắng của đọt mây, sự thơm bùi của lá bép hòa quyện vào nhau. Mang tính mát, dễ tiêu hóa nên trẻ nhỏ hay người già trong bon làng đều thích món canh bồi hấp dẫn này. Sau những lúc làm lụng nặng nhọc trên nương rẫy, người Mnông chỉ cần ăn bát canh bồi bổ dưỡng giúp hồi phục sức khỏe…
Một món canh bồi đạt chất lượng phải có màu sắc đẹp và hương vị thơm ngon. Canh phải có màu xanh tự nhiên đồng thời có mùi thơm của rau và vị ngọt thanh từ lá nhao. Khi thưởng thức, canh bồi phải cho cảm giác mát và không gây ngán. Chính những đặc điểm này mà canh bồi đã là một món ăn quen thuộc không thể thiếu trong những bữa cơm gia đình của người M nông.
Đến với M nông du khách không chỉ được chinh phục các cung đường tuyệt đẹp mà còn có cơ hội thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Mnông và Stiêng. Những món ăn này được chế biến đơn giản không cầu kỳ nhưng mang lại hương vị thật gần gũi đồng thời sẽ khiến du khách càng thêm yêu thiên nhiên và con người nơi đây.
Tái hiện tục lệ cưới truyền thống của người Ba Na ngay tại Hà Nội
Phong tục cưới của người Ba Na còn nhiều nét nguyên sơ và mang đậm tính nhân văn. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, người Ba Na vẫn tồn tại chế độ một vợ, một chồng bền vững.
Trai gái Ba Na đến tuổi trưởng thành được tự do lựa chọn bạn đời. Một người chồng hoặc vợ tốt phải khỏe mạnh, làm rẫy giỏi. Nữ biết dệt vải, con trai biết săn bắn. Việc lập gia đình là bắt buộc đối với mọi thành viên trong cộng đồng. Trong ảnh là một đám cưới truyền thống của người Ba Na được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Ba Vì, Hà Nội) ngày 12/2.
Dân tộc Ba Na là một trong những dân tộc thiểu số đông dân cư nhất tại Tây Nguyên. Địa bàn cư trú của họ khá rộng ở phía Nam Kon Tum, phía Bắc Gia Lai và phía Tây tỉnh Bình Định. Vì sống rải rác trên một địa bàn rộng lớn nên phong tục, tập quán của người Ba Na có thay đổi ít nhiều theo phong thổ từng địa phương và sự giao lưu với xã hội bên ngoài. Song những biến đổi đó không rõ rệt. Trong ảnh là đôi trai gái trong lễ cưới.
Những vật quan trọng trong lễ cưới có 2 xâu thịt heo, 2 khăn choàng truyền thống của 2 bên gia đình treo trên 2 con dao gỗ. Theo quan niệm xưa nếu đôi trai gái xảy ra xích mích trong lễ cưới thì cô gái phải lấy khăn choàng đó treo cổ, chàng trai phải lấy dao tự đâm mình.
Lễ vật cưới gồm: Một con heo; 5 con gà; 5 ché rượu cần. Lễ cưới thường được tiến hành vào cuối năm, sau mùa thu hoạch. Lúc này thóc lúa đã đầy kho, trâu bò đầy chuồng, gà đầy sân. Ngày cưới bao giờ cũng là ngày giữa tháng trăng tròn
Trong lễ cưới bắt buộc phải có một người mai mối, người này sẽ kiểm tra mối quan hệ của đôi trai gái có họ hàng hay không, đã đủ tuổi chưa, rồi rủ thêm người trong làng cùng mai mối cho đôi trai gái. Ông mai mối đọc lời thề nếu chàng trai bỏ cô gái hoặc ngược lại, sẽ phải đền một con trâu, một tạ heo và 50 ché rượu.
Trước sự chứng kiến của 2 gia đình, đôi trai gái lần lượt trao vòng (vòng nhôm hoặc vòng đồng) cho nhau. Thủ tục này tương đương như lễ đính hôn của người Kinh vậy. Người Ba Na thống nhất sau lễ trao vòng, đôi trai gái sẽ không được phép có quan hệ yêu đương khác nữa. Nếu vi phạm phải trả lại vòng và nộp cho ông mai mối lễ vật, đồng thời bồi thường danh dự cho bên kia cũng bằng heo, rượu.
Hôn lễ được cử hành tại nhà gái trước, sau đó lễ chính tại nhà rông, cùng uống chung ché rượu cần.
Sau nhiều thủ tục nghi thức truyền thống, già làng sẽ cho phép mọi người uống rượu, lấy xâu thịt ra chia để mọi người cùng ăn. Tạt nước cho mát mẻ, như vậy mới hạnh phúc lâu bền.
Sau hôn lễ chính ở nhà rông, đám cưới tiếp tục tại 2 gia đình với sự tham gia của dân làng, mọi người ăn uống chuyện trò vui vẻ, múa hát.
Trai gái múa hát cùng vui trong đám cưới.
Màn hạ xâu thịt mời khách cùng ăn sau khi mọi nghi thức đã xong, cha mẹ cô dâu chú rể sẽ đến từng ché rượu cùng uống để cảm ơn.
Sau Tết cả làng này ở Gia Lai kéo nhau lên núi "săn" loại nước lạ chảy ra từ ngọn cây, vạn người mê Loại rượu đặc biệt này ở tỉnh Gia Lai có tên là rượu Đoák hay còn gọi là rượu trời. Rượu này được lấy từ ngọn cây rừng có mùi thơm vị ngọt kèm chút cay cay, nồng giống rượu cần. Rượu Đoák ngon nhất là vào mùa Xuân, độ ngọt vừa phải hoà với mùi thơm của phấn hoa rừng. Loài cây...