“Đặc sản” hiếm hoi xứ Gò Công: Con đường siro đỏ mọng la liệt trái
Là vùng đất nổi tiếng thơ mộng sản sinh ra những phụ nữ danh tiếng như Nam Phương Hoàng hậu, Thái hậu Từ Dũ… Gò Công tiếp tục thu hút khách thập phương vì cảnh sắc tươi đẹp của mình. Trong đó có con đường nổi tiếng với hàng cây siro chín đỏ mọng rất đẹp.
Mỗi ngày có hàng trăm bạn trẻ từ nhiều nơi, nhất là TPHCM ghé tới tham quan, chụp hình kỷ niệm cũng như tìm hiểu về loài cây siro còn ít người biết đến này. Được biết, hàng cây siro này thuộc địa phận xã Tăng Hòa (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang).
Nhắc đến Gò Công, nhiều người thường liên tưởng tới trái sơ ri, được coi như đặc sản, được chọn làm hình ảnh du lịch quảng bá cho vùng đất này. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Gò Công còn được nhiều người biết đến nhờ vào những hàng cây siro chín đỏ.
Siro là loại cây không thông dụng, ít được trồng. Nhưng nhiều người dân ở ấp Giồng Lãnh 1 (xã Tăng Hoà) lại chọn lựa cây siro để trồng quanh vườn, làm hàng rào trước nhà. Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, nơi này bỗng chốc trở thành con đường siro chín đỏ, được nhiều người tìm đến để “check in”.
Theo bà Nguyễn Thị Ba, 67 tuổi, một người dân ở đây, cây siro được người dân trồng từ lâu, nhiều gia đình có hàng chục cây. “Trái của chúng tuy ăn không ngon ngay cả khi đã chín nhưng nếu nấu lên, trái siro có thể làm nước cốt pha uống rất mát, vị ngọt thanh thanh chua chua. Đặc biệt trái siro có thể lên men để làm rượu, quy trình như một số loại rượu vang khác. Vị rượu vang siro gần giống với vị rượu sim rừng. Khi trái chín, mình hái rồi rửa sạch, bỏ vào ngâm với đường cát, tuỳ tỷ lệ. Khoảng hơn một tháng, siro cho ra nước cốt, gọi là mật siro. Đem mật này tiếp tục ủ cùng rượu gạo trắng khoảng bốn năm tuần là bắt đầu cho ra rượu vang siro. Còn nếu sử dụng mật siro để uống thì không cần cho rượu trắng vào. Ở đây, nhà nào cũng có mấy hũ mật hay rượu si rô, thường là chuẩn bị cho dịp cuối năm”, bà Ba cho biết.
Theo bà Ba, cây siro chỉ cao chừng 3-4 mét và tán không rộng nhưng lại cho rất nhiều trái. “Nhà tôi trồng 6 cây trước nhà, mỗi vụ chia thành nhiều đợt hái, mỗi đợt hái được khoảng mấy chục kí. Năm ngoái nhà tôi thu được vài trăm ký trái. Trái chín bỏ vô lu ướp đường lấy nước xài dần. Ủ càng kỹ, nước càng thơm ngọt chứ không hư”.
Video đang HOT
Rất đông bạn trẻ tới chụp hình con đường này
Ông Long, hàng xóm của bà Ba, người cũng trồng siro trước nhà cho biết, ngoài tác dụng cho trái, cây siro nhìn rất đẹp vì trái chín màu đỏ tươi. “Từ ngày con đường này được nhiều người biết tới, có rất nhiều báo, tivi về đưa tin, quay phim. Nghe nói có cả kênh truyền hình nước ngoài nữa. Dịp cuối tuần, nơi này luôn nhộn nhịp các bạn trẻ tới ghé thăm, chụp hình. Dạo gần đây có cả mấy đôi uyên ương tới chụp hình cưới nữa. Nhìn quen thì vậy, chứ khi lên hình, trông đẹp lung linh”, ông Long vừa cười vừa kể.
Ghé nhà ông Long, chúng tôi uống thử một chén nước siro ướp đá mát lạnh còn thơm mùi trái chín và được ông kể thêm: “So về giá trị kinh tế thì cây siro này chẳng là gì với những nhãn, mít hay ổi, táo, sơ ri nhưng rất lạ là nhiều người dân ở đây lại chọn để trồng. Ban đầu chỉ trồng chơi chơi thôi, không ngờ bây giờ nó lại được nhiều người biết đến vậy. Dù khách tham quan, chụp hình nhiều nhưng người dân ở đây không lấy tiền của ai. Ai có nhu cầu mua mật siro, rượu vang siro thì họ bán thêm mà thôi.
Từ con đường huyện lộ dẫn tới thị trấn Vàm Láng, rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua ấp Giồng Lãnh 1 này chỉ khoảng gần hai cây số, chúng tôi bắt gặp tới hàng chục gia đình trồng cây siro trước cửa nhà. Cây có tán lá màu xanh ngọc um tùm nhưng không che khuất được những trái chín màu đỏ như đốm lửa.
Trái siro dù bị nhiều người nhầm lẫn với trái sơ ri nhưng thực ra đây là hai loại cây khác nhau rất nhiều. Trái của chúng cũng khác nhau, từ màu sắc bên ngoài cho tới công dụng thực sự. Và thực tế, trái siro cũng ít thông dụng hơn so với trái sơ ri. Chính vì nó ít thông dụng, giá trị kinh tế không nhiều nên khi nhiều người dân ở đây cùng trồng loại cây này khiến nó trở nên đặc biệt.
Cả một vùng quê yên bình nằm ven biển Vàm Láng bỗng chốc sôi động vì những bạn trẻ từ khắp nơi đổ về. Có ngày cuối tuần, hàng trăm bạn trẻ đi xe máy chật kín cả con đường quê nhỏ bé chỉ vì hàng cây siro này.
Và có thể, theo thời gian, sẽ có thêm nhiều cây siro hơn nữa, biến những con đường quê bình thường trở thành “đặc sản” hiếm hoi, riêng biệt của xứ Gò Công thơ mộng.
Theo Đoàn Xá (Giáo dục thời đại)
Xe ôm 'giang hồ' ở Bến xe Miền Đông: Công an mời nhiều người đến lấy lời khai
Trong những người bị mời tới làm việc có H. "mập", người được cho là "ông trùm" đứng sau nhóm xe ôm "giang hồ". Đến tối qua, các trinh sát Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) vẫn tiếp tục lấy lời khai của H. "mập".
Liên quan đến tình hình an ninh trật tự tại khu vực Bến xe Miền Đông (BXMĐ) thuộc Q.Bình Thạnh, ngay sau khi Thanh Niên đăng loạt bài điều tra Xe ôm "giang hồ" ở Bến xe Miền Đông, trưa 9.8, đại diện Đội cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH - Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã đến trụ sở báo đề nghị cung cấp một số thông tin hỗ trợ đơn vị thực hiện công tác điều tra, làm rõ những nội dung báo phản ánh.
Tài xế "Grab" giả
Trong động thái khác, Công an Q.Bình Thạnh cho biết sáng 9.8 đã mời nhiều người nghi có liên quan đến nhóm xe ôm "giang hồ" tới trụ sở công an làm việc; trong đó có H. "mập". Đến tối cùng ngày, các trinh sát vẫn tiếp tục lấy lời khai H. để làm rõ vụ việc. "Báo Thanh Niên đăng như vậy giúp công an sớm phát hiện và sẽ xử lý, răn đe ngay", trung tá Trần Ngọc Đoàn, Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH - Công an Q.Bình Thạnh, khẳng định.
H. "mập" tại cơ quan công an
Theo ghi nhận của PV chiều 9.8, những người trong nhóm xe ôm "giang hồ" như Đ. (khoảng 30 tuổi), T. (khoảng 30 tuổi), T.A.H (37 tuổi, tạm trú Q.Bình Thạnh)... đã không còn xuất hiện ở cổng 2 BXMĐ. Vì vậy, các trinh sát vẫn đang tích cực bám sát địa bàn để kịp thời phát hiện, đưa những người này về trụ sở phục vụ công tác điều tra.
Trong khi đó, chiều 9.8, PV Thanh Niên cung cấp một số biển số xe của những người mặc đồng phục Grab trong nhóm xe ôm "giang hồ" cho đại diện Công ty Grab tại VN để kiểm tra. Sau khi xác minh, phía Grab khẳng định các biển số xe 59G2-529xx; 93G1-288xx; 59U1-343xx; 63P1-152xx từ PV cung cấp không có trong hệ thống đăng ký tài khoản GrabBike; vì vậy những người này cũng không phải là đối tác tài xế của Grab.
Phía Grab cũng cho biết có hiện tượng một số người không phải là đối tác tài xế của Grab đã và đang lợi dụng đồng phục GrabBike để đón khách trái phép. Những người này thường tập trung tại những địa điểm có đông khách, trong đó có BXMĐ và tìm cách chèo kéo khách đi xe không qua ứng dụng. Cá biệt, một số người còn ngăn cản, thậm chí tấn công các đối tác tài xế GrabBike chân chính đón/trả khách thông qua ứng dụng tại những địa điểm này.
Sẽ lắp hàng trăm camera giám sát
Ngày 8.8, ông Nguyễn Hoàng Huy, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên BXMĐ, cho biết việc nhóm xe ôm "giang hồ" gây mất an ninh trật tự ông đã có dự báo trước và nhiều lần làm việc với quận, phường, nhưng thực tế còn một số khó khăn khi xử lý.
"Kiểu gì cũng ảnh hưởng đến BXMĐ. Sắp tới chúng tôi sẽ làm việc với phía Công ty Grab để chấn chỉnh lại. Một là quy hoạch, hai là dừng đỗ luôn trong bến và sẽ có lực lượng tuần tra, giám sát", ông Huy nói và cho biết sẽ bố trí khoảng 20 xe máy Grab đậu đón khách ở khu vực cổng 3 và làm mái che, kẻ ô vạch cho xe đậu. Phía Công ty Grab cũng đã đồng ý và gửi phương án thực hiện; cam kết không để tài xế GrabBike đứng quanh bến xe.
Nói về việc nhóm xe ôm "giang hồ" có lúc vẫn túc trực, "hành nghề" ngay trong bến xe, ông Huy cho hay khu vực cổng 2 BXMĐ được phép dừng xe máy nên nhóm này đậu, đỗ xe ở đó thì bảo vệ không đuổi; cũng có khi đẩy đuổi thì họ gửi xe bên kia đường rồi qua bến xe chèo kéo khách. "Nhưng PV ghi nhận nhóm này còn làm "cò" xe và bắt khách dẫn luôn vào bến xe", PV thông tin và ông Huy "ghi nhận để sắp tới sẽ siết các cổng vào bến". "Chúng tôi sẽ cho lắp đặt cổng kiểm soát an ninh dành riêng cho người đi bộ. Từ đó sẽ kiểm tra, xử lý được tình trạng "cò" dẫn khách vào trong bến xe", ông Huy nêu giải pháp.
Về thông tin có tình trạng "bảo kê" ở trước cổng bến xe, ông Huy khẳng định sẽ lên phương án phối hợp xử lý cụ thể với công an phường. "Về tình trạng "bảo kê" để được bắt khách - thu tiền, khi trao đổi với công an, tôi được biết một số xe ôm nói "cái này là đóng quỹ để tương trợ nhau thôi". Vì họ cùng chung một nhóm cả mà!", ông Huy nói và cho rằng hình thức "bảo kê" đã biến tướng thành... quỹ tương trợ. Sắp tới BXMĐ sẽ lắp đặt 129 camera mới để kiểm soát luôn khu vực phía ngoài đường Đinh Bộ Lĩnh, từ đó có thể phát hiện và hỗ trợ công an phường trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.
Không thể chấp nhận "bảo kê", chặt chém ở BXMĐ !
Ông Lê Minh Đức, Phó ban Pháp chế HĐND TP.HCM, khẳng định không thể chấp nhận để xảy ra tình trạng côn đồ "bảo kê", chặt chém khách ở BXMĐ - một trong những bến xe lớn nhất nước nằm ở trung tâm TP. Để xảy ra tình trạng này thì người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là hành khách ở các tỉnh vào BXMĐ. Điều này cũng đặt ra vai trò quản lý của chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các ban ngành, đặc biệt là sự quản lý, kiểm soát của đội ngũ điều hành, bảo vệ ở BXMĐ...
Theo ông Đức, thời gian gần đây công tác quản lý địa bàn, trấn áp tội phạm luôn được các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo TP rất quan tâm. Lãnh đạo Thành ủy, HĐND TP, UBND TP luôn dành nhiều thời gian, nhiều chương trình giám sát vấn đề an ninh trật tự ở TP, quyết liệt chỉ đạo trấn áp tội phạm. Vì thế, vụ việc xảy ra ở BXMĐ phải được xem là vấn đề bức xúc ở TP và cần phải nhanh chóng xử lý, giải quyết bởi đây không phải lần đầu tiên xảy ra ở bến xe này. Do đó, sau khi Báo Thanh Niên nêu ra vụ việc, lãnh đạo và Công an TP cần có những chỉ đạo để lực lượng chức năng đưa ra biện pháp mạnh trấn áp, không để tình trạng đó xảy ra, đem lại sự an toàn cho hành khách ở bến xe.
T.Hiếu
Theo thanhnien
CĐM "lác mắt" trước nhan sắc của Nam Phương Hoàng hậu - vị Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam Hoàng hậu Nam Phương (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh thời, Hoàng hậu Nam Phương là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam về nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp. Không chỉ đẹp, bà còn xuất thân từ gia...