Đặc sản Cua Da Bắc Giang
Nếu có dịp về với đất Yên Dũng ( Bắc Giang) vào cữ gió heo may về, thế nào bạn cũng sẽ được chiêu đãi một trong những món ngon và hiếm bởi lòng hiếu khách của người dân nơi đây được chế biến từ Cua Da.
Có một loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng (Bắc Giang) như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Thắng Cương mà dân trong vùng quen gọi là “Cua Da”. Loài cua này rất đặc biệt ở chỗ chỉ xuất hiện vào khoảng đầu Đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hàng năm.
Đây là một loài cua sông to gần bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của loài cua này là: “Cua Da, Cua Da hay là Cua Gia?”. Có người nói rằng phải gọi là “cua ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào”. Có người lại nói phải gọi là “cua da” vì loài cua này có một lớp da trên càng. Có người lại bảo phải gọi là “cua gia”, vì đơn giản tên gọi ấy nghe có vẻ hay hơn, hợp lý hơn.
Theo kinh nghiệm của người dân làng chài nơi đây, cua Da có thể được chế biến thành nhiều món như: Cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Bỏ cua vào thùng, xả nước và xóc mạnh cho sạch. Mỗi con cua to nặng từ 100g-200g, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm xả, gừng, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp. Để lửa thật nhỏ, đun li ti cho đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên là bắc ra. Lửa nhỏ để giữ cho càng và chân không bị rụng, đồng thời để gia vị ngấm, khử mùi tanh.
Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua hay ghẹ biển. Ăn cua da chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng. Thật cảm ơn cho người đưa món cua này vào thành món đặc sản. Nó không chỉ giúp người dân nơi đây tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần đưa vùng đất này có thêm một món đặc sản “của hiếm Cua Da”./.
Theo Website bacgiang
Những đặc sản dân dã khó quên của vùng đất Bắc Giang
Vải thiều Lục Ngạn, mỹ Chũ, bánh đa Thổ Hà, xôi trứng kiến... là những đặc sản dân dã gây thương nhớ của vùng đất Bắc Giang.
Video đang HOT
Trong số các sản vật nổi tiếng của Bắc Giang không thể không nhắc tới Vải thiều mà đặc biệt hơn là Vải thiều Lục Ngạn. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm.
Mỳ Chũ được chế biến từ hạt gạo Bao Thai Hồng trồng trên vùng đất đồi Chũ.Những sợi mỳ dẻo dai, đậm đà có thể làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào khi thưởng thức.
Bún Đa Mai có sợi dẻo, ăn mát, bổ để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá).Nghề làm bún ở Đa Mai xuất hiện tương đối sớm (khoảng 400 năm), là một trong bốn làng nghề làm bún cổ xưa của miền Bắc.
Chè kho Mỹ Độcó màu vàng hơi sậm - màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau. Ăn một miếng chè đỗ đãi ta thấy cái cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng.
Cua Da chỉ xuất hiện và khoảng đầu Đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hàng năm, ở cácghềnh đá đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng. Ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia.Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm,chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng.
Đến Lục Ngạn, ăn món khâu nhục béo ngậy, đậm đà, nhiều dinh dưỡng, du khách chắc chắn sẽ muốn được thưởng thức món ăn này thêm nhiều lần nữa.Khâu nhục là món ăn có nguồn gốc của người Hoa, nguyên liệu chế biến gồm thịt lợn ba chỉ, đinh hương, thảo quả, ngũ vị hương, húng lìu, hoa hồi, quế, tiểu hồi...
Bánh đa Thổ Hàcăng tròn những miếng lạc vàng thơm, điểm thêm dừa nạo có vị bùi bùi.Bánh khi phơi khô xong được xếp theo từng chồng, bán với giá khoảng 8-15 nghìn một chiếc.
Bất kỳ ai một lần được thưởng thức xôi trứng kiến Lục Ngạn cũng sẽ nhớ mãi. Có nhiều món làm từ trứng kiến nhưng thông thường người dân sử dụng trứng kiến để đồ xôi. Món xôi trứng kiến được làm từ gạo nếp nương, có thêm mỡ, hành và hạt tiêu, gia vị.
Bánh đúc làng Đồng Quan được nhiều người yêu thích bởi bánh vừa dẻo, vừa mát.Nhìn miếng bánh đúc trắng ngần, bóng mịn, lấm tấm mấy hạt lạc bùi bùi, giòn sần sật làm ta chẳng thể cưỡng lại mà cầm lên thưởng thức. Ăn bánh đúc phải chấm với tương bần. Khi đó, cái vị ngọt của gạo, vị nồng của vôi, vị béo của dừa, vị mặn của tương, tất cả hòa quyện thành vị quê nồng đượm.
Bánh vắt vai là loại bánh lạ từ hình thức đến tên gọi. Món ăn độc đáo này của đồng bào dân tộc Cao Lan, Lục Ngạn.
Để làm nên những chiếc bánh vắt vai thơm ngon, ngọt bùi cần thực hiện nhiều công đoạn: Gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ trộn cùng bột nếp. Sau khi nặn và gói xong, bánh được luộc cách thủy khoảng hai giờ đồng hồ, vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.
Món xôi ba màu là món ăn độc đáo mang sắc thái riêng của văn hóa ẩm thực người dân tộc Nùng, huyện Lục Ngạn. Để tạo ra những màu sắc hấp dẫn của món ăn này, đồng bào sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên chứ hoàn toàn không sử dụng phẩm màu.
'Thơm, bùi, béo ngậy" đó là đặc trưng hấp dẫn không thể cưỡng lại của món Nham cá dân dã nhưng đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng của người làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa.Nguyên liệu chính để làm Nham gồm: Trám đen nấu bỏ hạt lấy cùi; thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ; thịt cá chép (phải là cá đánh bắt từ sông Cầu) nướng (rán) giòn. Trộn với gia vị như lạc rang, quả núc nác nướng, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ. Nếu có dịp đến đây,đừng bỏ bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn dân dã, hấp dẫn này!
Ở Yên Thế, món gà đồi chính hiệu mới là thứ đáng để... nhớ. Bởi "Yên Thế đệ nhất gà đồi. Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê". Món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm.
Theo Người đưa tin
Thưởng thức xôi trứng kiến của người dân tộc Đối với người miền núi và trung du tỉnh Bắc Giang, món trứng kiến để ăn và chúng được xem như nguồn thực phẩm bổ dưỡng, ngon và chữa bệnh hiệu quả. Xôi trứng kiến là một trong những đặc sản của người dân tộc Tày, đặc biệt vào mùa xuân, kiến ở trong rừng đẻ nhiều trứng nên đây là thời điểm...