Đặc sản côn trùng chôm chôm ở Tây Bắc “nhìn thì ghê nhưng ăn là mê”
Nếu ai có dịp đặt chân lên các tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là bản Cao Đa 1 (xã Phiềng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) du lịch sẽ không khó để bắt gặp và thưởng thức những món đặc sản côn trùng chôm chôm được bà con dân tộc Thái trắng chế biến. Khiến nhiều người đam mê ẩm thực không ngớt lời khen ngon.
Chôm chôm là loại côn trùng có màu xanh và nâu thường xuất hiện ở các cánh đồng lúa trù phú của đồng bào dân tộc Thái, Mường ở huyện Bắc Yên, Phù Yên thuộc tỉnh Sơn La. Từ tháng 7 – 9 dương lịch là thời điểm chôm chôm thường xuất hiện, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chuẩn bị cho mình các dụng cụ vợt, giỏ… xuống đồng bắt chôm chôm về chế biến thành món ăn đặc sản dân dã được nhiều người ưa chuộng. Thông thường côn trùng chôm chôm được ít người biết đến, nhưng ai đã một lần thưởng thức là một lần mê và nhớ mãi trong đời.
Đặc sản côn trùng chôm chôm được đồng bào dân tộc Thái chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chôm chôm xào măng chua, chôm chôm chiên, chôm chôm kho, chôm chôm xào sả ớt… nhưng ngon nhất và phổ biến nhất là món chôm chôm rang lá chanh. Bởi không chỉ đơn giản trong quá trình chế biến mà khi rang lên còn có mùi vị thơm khá độc đáo và cuốn hút.
Món đặc sản chôm chôm được đồng bào dân tộc Thái (trắng) tại bản Cao Đa 1, xã Phiềng Ban chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo.
Video đang HOT
Anh Hoàng Văn Đại, bản Cao Đa 1, xã Phiềng Ban là một trong những người hay săn bắt côn trùng chôm chôm cho biết: Cách chế biến chôm chôm rất đơn giản, chúng ta cần đổ nửa ca nước sôi vào xô hoặc chậu, để chôm chôm tiết ra một chất dịch nhờn khỏi cơ thể loại bỏ mùi hôi. Chừng 6 phút sau, đổ chôm chôm ra chậu nước lã, loại bỏ sạch chân, càng, bỏ phần đầu và ruột, để ráo nước, cho ra tô trộn với một ít muối hay bột nêm cho ngấm và gia vị. Lá chanh rửa sạch thái chỉ, hành khô băm nhỏ. Khử dầu, cho chôm chôm vào đảo đều đến lúc chín vàng và cho ít lá chanh vào là chúng ta đã có món chôm chôm rang lá chanh thơm ngon và hấp dẫn.
Đặc sản chôm chôm rang lá chanh là món ăn hấp dẫn nhất, được nhiều người đam mê ẩm thực ưa chuộng.
Món chôm chôm rang có thể ăn với cơm nếp và làm mồi nhậu thì không có gì sánh bằng. Với những du khách nào đã từng lên mảnh đất (Sơn La) được thưởng thức món chôm chôm rang, chắc chắn sẽ nhớ mãi cảm giác béo ngậy, giòn tan, hương vị độc đáo của món đặc sản dân dã này. Hàng năm, cứ đến mùa thu hoạch lúa người ta lại mong muốn được thưởng thức món chôm chôm giòn tan trong miệng, vị ngọt bùi hòa cùng cảm giác tê tê gây kích thích, khiến thực khách bỏ qua sợ hãi ban đầu mà không thể chối từ.
Về Tây Bắc thưởng thức đặc sản măng Vầu
Măng là phần cây non được mọc lên của những loại cây thuộc họ tre nứa. Măng Vầu chính là cây non được mọc từ cây Vầu, loại cây này thường xuất hiện tại rừng núi các các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Mùa măng Vầu thường bắt đầu từ khoảng đầu tháng Chạp cho đến tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch hàng năm.
Không giống với các loại măng khác, măng Vầu đặc biệt ở chỗ nó chỉ ngọt khi cây măng vẫn còn được bao bọc tại trong lòng đất. Một khi cây măng nhú ra khỏi mặt đất thì vị măng sẽ trở nên the đắng. Độ đắng của cây măng tùy thuộc vào độ cao mà nó đã vươn ra khỏi mặt đất. Cũng chính bởi đặc điểm này mà nó thường được gọi với hai cái tên khác nữa là "măng ngọt" và "măng đắng".
Các bà, các mẹ ở quê tôi thường đùa rằng: "Vị của măng Vầu thay đổi giống như sự thay đổi của đời người vậy. Khi cây măng còn trong lòng đất, cũng giống con người khi còn được bao bọc dưới mái ấm của cha mẹ, chưa hiểu sự đời nên dễ "ăn" hơn. Nhưng khi vươn ra khỏi mặt đất, vươn ra khỏi vòng tay của cha mẹ, nếm trải sự đời rồi nên nó đắng hơn, vì vậy nó "khó ăn" hơn."
Mùa măng Vầu bắt đầu từ tháng Chạp cho đến tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch hàng năm.
Măng Vầu vào đầu mùa có vị ngọt ngọt giòn giòn nên rất được ưa thích. Tuy nhiên, bởi vì thời điểm này măng vẫn chưa nhú khỏi mặt đất nên việc tìm và lấy măng không hề dễ dàng. Đầu tiên, người ta phải tìm kiếm các vệt nứt trên mặt đất quanh khu vực cây Vầu phát triển, sau đó đào sâu vào lòng đất mới có thể lấy măng ra.
Theo những người có kinh nghiệm thì không phải bên dưới vệt nứt nào cũng có măng. Phải tìm những chỗ đất vừa nứt lại vừa bị đùn lên một chút, khả năng tìm được măng sẽ cao hơn. Nếu không có kinh nghiệm, rất dễ bị mất công đào đất lại không lấy được măng. Đến khi măng đã vào mùa rộ và mọc khỏi mặt đất rồi thì việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Các món ăn được chế biến từ măng Vầu khá đa dạng và phong phú. Chỉ riêng món xào thôi cũng có thể liệt kê ra hơn chục cách làm. Từ măng xào thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm... Hoặc đơn giản chỉ cần vài nhánh mùi tàu cũng có thể có món măng xào thơm nức. Ngoài món xào, măng Vầu cũng có thể luộc, nướng. Măng khi đầu mùa còn ngọt được đem luộc cả vỏ. Với cách làm này thì thời gian luộc sẽ lâu hơn, tuy nhiên đổi lại măng sẽ giữ được độ ngọt và giòn, khi ăn chỉ cần bóc vỏ rồi chấm với muối chanh ớt.
Măng Vầu có thể chế biến theo nhiều cách.
Còn đối với măng đã lên cao có vị đắng, chúng thường được bóc vỏ đi trước khi luộc. Để giảm bớt vị đắng có thể luộc lại thêm một nước nữa. Măng đắng luộc thường được chấm cùng mẻ chưng, vị chua của mẻ sẽ chung hòa vị đắng của măng. Đây được coi là món quà vô cùng mỹ vị dành riêng cho những người có thể ăn được đồ đắng.
Hơn thế nữa, những tín đồ của các món ăn đắng sẽ không thể bỏ qua món măng nem được quấn từ lá măng. Cảm nhận vị the the đắng lưu trên đầu lưỡi, hòa quyện với vị ngọt của thịt cùng gia vị, đã thưởng thức một lần thì sẽ khó mà quên được mùi vị của món măng nem.
Nếu bạn đến với Tây Bắc đúng dịp mùa măng Vầu, đừng bỏ lỡ cơ hội một lần nếm thử món ăn độc đáo này nhé!
Ruốc tôm Mỗi vùng quê lại có một đặc sản riêng để lại những dư vị đậm đà cho những người đã từng được thưởng thức. Ruốc tôm là món ăn cũng khá phổ biến tại nhiều vùng miền với những cách chế biến mỗi vùng mỗi khác. Thế nhưng món ruốc tôm của đồng bào Tây Bắc thì lại mang một vị đậm đà,...