Đặc sản “chim ỉa” sạch 100% nổi danh đất Quảng Ngãi khó mua hơn vàng
Có mùi vị thơm cay nhưng không kiểu gắt và xé lưỡi như trồng ở đồng bằng, đồng thời là nông sản sạch “100%” nên vài năm trở lại đây ớt xiêm rừng mọc hoang, còn gọi là ớt tí hon, hay “chim ỉa” (do chim ăn rồi thải hạt ra và mọc) trở thành một đặc sản nổi tiếng của vùng miền núi Quảng Ngãi.
Bất chấp nắng cuối hạ vẫn còn gay gắt, chị Hồ Thị Lan và những người thân vẫn cặm cụi để thu hoạch ớt xiêm rừng đã trồng của gia đình. “Nếu không hái kịp thì số ớt chín sẽ bị chim và các con vật khác đến ăn, phá hết”, chị Lan bày tỏ ngay tại đám rẫy ngay cạnh ven đường ở xã Trà Nham, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhiều gia đình đồng bào thiểu số ở huyện Tây Trà đã đưa ớt tí hon về trồng tại nương rẫy của gia đình.
Thay vì lặn lội tìm hái ớt xiêm mọc hoang trên núi, nhiều hộ đồng bào thiểu số người Kor ở huyện Tây Trà đã gieo trồng trên nương rẫy để thu hoạch bán, thu về nhiều chục triệu đồng/vụ.
Với cách trồng theo kiểu gieo hạt để tự phát triển và chờ thu hoạch mà không sử dụng bất kỳ loại phân, thuốc gì nên chất lượng chẳng khác mấy so với mọc tự nhiên.
Video đang HOT
Tuy nhiên vì mọc hoang và rải rác nên số lượng ớt mà người dân hái được không nhiều. Trong khi đó nhu cầu tìm mua lớn nên giá ớt xiêm tí hon tăng vọt có thời điểm giá lên đến 400.000 đồng/kg vẫn không có để bán. Chính vì vậy, nhiều người dân ở xã Trà Nham, huyện Tây Trà đã lấy hạt giống về gieo trồng trên nương rẫy để bán.
Chị Lan đang thu hoạch ớt tí hoang trồng trên rẫy của mình.
Theo đó, hàng năm cứ vào tầm tháng 12 âm lịch, sau mùa mưa lũ thì người dân lại mang hạt lên nương rẫy gieo, đến tháng 3 âm lịch năm sau thì bắt đầu thu hoạch và kéo dài đến tháng 11 thì dứt vụ.
Gọi là trồng nhưng với thói quen từ bao đời qua vẫn chủ yếu theo cách gieo hạt rồi “giao cho trời” và chờ thu hoạch nên loại ớt này được trồng mà không sử dụng bất kỳ loại phân, thuốc gì.
Với giá mua tại chỗ hiện từ 100-200.000 đồng/kg đã mang về cho nhiều gia đình người Kor huyện Tây Trà hàng chục triệu đồng/vụ.
Chị Lan cho biết: “Với hơn 1000 cây ớt xiêm trồng xen canh trong rẫy chuối và hoa màu khác, cứ 1 lần/tuần thì thu hoạch 1 lần được từ 5-7 kg trái. Giá bán tại chỗ cho thương lái từ 100-200.000 đồng/kg. Bình quân tiền ớt bán được khoảng 20 triệu đồng/vụ”.
Được biết cùng với trái tươi, một số chủ điểm thu mua ở miền núi Quảng Ngãi còn muối vào chai nhựa 0,5 lít để bán, với giá từ 60-100.000 đồng/chai.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Không cho hợp đồng lao động, miền núi thiếu GV trầm trọng
Riêng 2 huyện Tây Trà và Trà Bồng, nếu thực hiện theo chủ trương chung mà tỉnh ban hành là chấm dứt hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ hưởng lương từ ngân sách, năm học tới sẽ thiếu gần 100 giáo viên (GV). Với tình trạng trên một số cán bộ ngành giáo dục nửa đùa, nửa thật: Thầy cô hóa thành tề thiên mới đủ người để dạy.
Còn 2 tuần nữa là khai giảng năm học mới 2018-2019 nhưng theo chủ trương mà tỉnh ban hành (trước 31.12.2018, cơ quan cấp ngành các huyện và thành phố phải chấm dứt hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ có tính chất thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị hành chính hưởng lương từ ngân sách), phòng giáo dục các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi như ngồi trên lửa vì nguy cơ thiếu GV nghiêm trọng.
Mầm non sẽ là bậc thiếu GV nhiều nhất ở các huyện miền núi Quảng Ngãi nếu thực hiện cắt hợp đồng lao động theo chủ trương mà tỉnh ban hành.
Ông Phạm Sơn - Trưởng Phòng Giáo dục (GD) huyện Tây Trà cho biết: Dự kiến số học sinh 3 bậc mầm non, tiểu học và THCS trong toàn huyện năm học tới là khoảng 64 lớp/5.800 em. Không như đồng bằng, đặc thù nơi đây dân cư sống thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn và hiểm trở nên không thể tập trung các em lại để dạy, đặc biệt là bậc mầm non và khối lớp 1,2 của bậc tiểu học.
Năm học trước, ngoài số biên chế, Phòng GD huyện này phải ký hợp đồng 167 GV mới đủ người đứng lớp.
Sau đợt thi tuyển GV 2017-2018 vừa qua, dù được biên chế thêm 114 người nhưng sau khi thực hiện các giải pháp khác, hiện còn thiếu khoảng 45 GV. Trong đó, nhiều nhất là bậc tiểu học với 15 người, sau đó là bậc mầm non với 10 người, còn lại là THCS.
Ông Lê Minh Vương - Trưởng Phòng Nội vụ huyện Tây Trà cho biết: Sau khi huyện có văn bản báo cáo, Sở Nội vụ tỉnh cho biết sẽ lên làm việc, kiểm tra thực tế và có hướng chỉ đạo cụ thể giải quyết việc này.
Theo ông Phạm Sơn - Trưởng Phòng GD huyện Tây Trà, sau đợt thi tuyển GV 2017-2018 vừa qua, dù được biên chế thêm 114 người nhưng sau khi thực hiện các giải pháp khác, hiện còn thiếu khoảng 45 GV.
Tương tự ông Nguyễn Xuân Bắc - Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Không phải đến bây giờ mà từ mấy năm trước, để giảm số hợp đồng, thay chỉ tiêu tuyển dụng làm thư viện, văn thư..., huyện cho kiêm nhiệm để dành tuyển GV nhưng đến thời điểm này vẫn không đủ. Đối chiếu với số lượng học sinh năm học tới, còn thiếu khoảng 51 GV mới đủ người giảng dạy. Nếu thực hiện chủ trương không cho hợp đồng, chính quyền cũng không biết làm sao giải quyết tình trạng này.
Trưa 19.8, trao đổi với PV Dân Việt qua điện thoại, ông Đoàn Dụng - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Sẽ cho kiểm tra, rà soát lại tình hình thực tế của các huyện miền núi trong tỉnh. Trên cơ sở đó sẽ tham mưu, đề xuất với tỉnh có giải pháp cụ thể. Tuyệt đối không có chuyện học sinh của tỉnh nói chung phải nghỉ học vì thiếu GV.
Theo Danviet
Dưa rừng lạ hoắc ở Quảng Ngãi để phó mặc cho trời thu về tiền triệu Được xem là phụ và trồng xen canh trong nương rẫy lúa, thế nhưng trái kiên rừng mang về cho nhiều gia đình thiểu số người Kor ở 2 huyện miền núi Trà Bồng và Tây Trà số tiền từ 1-4 triệu đồng/ mùa. Tháng 8 cũng là thời gian đỉnh điểm của vụ thu hoạch trái kiên rừng được trồng xen canh...