‘Đặc sản’ chết người
Theo Cục ATTP (Bộ Y tế), độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 1000C trong 6 giờ, độc tố mới giảm một nửa; đun sôi ở 2000C trong 10 phút, độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn.
Sam biển là món ăn khoái khẩu của dân biển miền Tây nhưng rất giống con so cực độc nên nhiều người hay nhầm lẫn, dẫn đến nguy kịch tính mạng – Ảnh: Trần Thanh Phong
Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá hủy hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường, độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc.
Độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố đã làm chết 1 con thỏ 1 kg. Với người, chỉ cần ăn 10 gr thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc và chỉ 1 – 2 mg độc tố cá đã có thể gây chết người.
Thuyền trưởng tử vong, 5 ngư dân bị ngộ độc do ăn nhầm cá nóc – Video tư liệu
1 – 2 mg chất độc trong so biển đủ làm chết 1 người
Với so biển, Cục ATTP cũng khuyến cáo chất tetrodotoxin trong loài so biển là cực độc. Những vụ ngộ độc thức ăn do tetrodotoxin thường rất nặng, bởi chất này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Điều cần chú ý là chất độc này không bị nhiệt phá hủy, nó chịu được nhiệt độ cao, dù có đun sôi, phơi khô hay sấy khô, chất độc vẫn tồn tại. Do đó, thức ăn được đun nấu chín, nướng chín hay phơi đều không hết độc.
Liều tử vong đối với người rất thấp, chỉ 1 – 2 mg. Nguyên nhân tử vong do liệt cơ hô hấp và hạ huyết áp. Để đề phòng ngộ độc, tuyệt đối không được ăn so biển.
Suy gan, thận vì nuốt mật cá, mật rắn…
Trung tâm chống độc BV Bạch Mai (Hà Nội) vừa có các khuyến cáo về ngộ độc do nuốt mật (cá trắm, mật lợn, mật rắn…) để bồi bổ. Theo TS Nguyễn Kim Sơn, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc BV Bạch Mai, việc nuốt mật với mục đích giúp cho tiêu hóa nhưng là cho vật, chứ không dành cho người, vì bản thân người cũng đã có mật và dịch mật chỉ với lượng rất nhỏ cho tiêu hóa. Tiếp nhận lượng lớn và lạ vào cơ thể từ mật cá, lợn, rắn sẽ gây độc cho cơ thể. Nhiều trường hợp suy gan, suy thận do nuốt mật để bồi bổ.
Tê tê, rùa và gỗ quý trong thùng xe khách biển số Lào giáp biên giới – Video tư liệu
Nguy cơ ngộ độc thịt
Cục ATTP cũng lưu ý về bệnh ngộ độc thịt. Nguyên do vi khuẩn gây ngộ độc là clostridium botulinum, tồn tại trong đất, phân động vật, ruột cá, từ đó thâm nhập vào thực phẩm. Ở điều kiện thuận lợi trong thức ăn, vi khuẩn này tiết ra loại độc tố botulotoxin có độc tính rất cao. Độc tố này dễ bị phá hủy khi đun sôi trong 10 – 30 phút, nhưng rất bền vững với men tiêu hóa.
Thức ăn thường gây ngộ độc là những loại có điều kiện tốt cho vi khuẩn kỵ khí phát triển, như đồ hộp, đùi lợn xông khói. Biểu hiện ngộ độc chủ yếu là liệt thần kinh do tổn thương thần kinh trung ương và hành tủy. Sớm nhất là liệt mắt, liệt cơ mắt, liệt vòm họng, lưỡi, hầu (mất tiếng, mất phản xạ nuốt), liệt dạ dày…
Theo Thanh niên
Suýt thiệt mạng sau khi ăn cá tự nấu, chuyên gia chỉ rõ những hải sản dễ bị ngộ độc khi ăn
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn cá nóc, các loài sinh vật biển lạ hoặc ít được ăn... vì luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.
Vừa qua, một người đàn ông ở Trung Quốc đã phải nhập viện sau khi ăn cá mua ở chợ do chính tay mình tự nấu. Trong khi ăn, ông có uống một chút rượu rồi nằm nghỉ. Tỉnh dậy trong trạng thái lơ mơ, khó thở, chân tay khó cử động. Khi tới viện, ông đã rơi vào tình trạng đồng tử giãn, thở khó khăn.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết nguyên nhân đến từ việc ngộ độc do ăn cá nóc.
Được biết, ông đã từng mua cá nóc nhiều lần về tự chế biến nhưng chưa từng bị nhiễm độc. Theo con trai của ông, rất có thể ông đã mua phải một con cá nóc sống hoang dã nên nguy cơ độc hại cao hơn.
Ảnh minh họa
Nói về nguy cơ độc hại do ăn cá nóc, nhiều năm nay, các cơ quan chức năng luôn cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc nếu không nắm rõ cách chế biến. Tuy nhiên trên thực tế ngộ độc cá nóc vẫn diễn ra hàng năm.
Gần nhất vào tháng 9/2018, bệnh viện đa khoa Cần Thơ cho biết đã cứu sống trường hợp ngộ độc cá nóc rất nặng từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên.
Biểu hiện ngộ độc cá nóc tương đối giống nhau. Sau 2 tiếng ăn cá nóc mít, người đàn ông này cũng cảm thấy tê hai bàn tay, hai chân dần dần đến tê môi và được gia đình cho nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, co giật, tê cứng tay chân, cứng hàm. Sau khi điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã dần được ổn định.
Cá nóc được khuyến cáo không nên ăn khi không biết cách chế biến. Ảnh minh họa
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (VFA) nhấn mạnh, độc tố có trong cá nóc là tetrodotoxin và tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu của cá. Độc tố này tăng mạnh vào mùa cá sinh sản (từ tháng 2-7).
Thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố tetrodotoxin sẽ ngấm vào thịt, gây độc khi dùng.
Độc tố trong cá nóc độc tới mức chỉ cần ăn khoảng 10g thịt có độc tố là bị ngộ độc, trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim... với tỉ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm. Vì vậy để phòng ngộ độc tốt nhất không nên ăn.
Những hải sản có nguy cơ ngộ độc cao, cảnh giác khi ăn
So biển
Con so biển có hình thức bên ngoài rất dễ nhầm với sam biển. Chất độc chết người trong loài so biển là Tetrodotoxin, một chất cực độc giống độc tố của cá nóc.
Những vụ ngộ độc thức ăn do Tetrodotoxin thường rất nặng. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Sứa biển
Loài sứa cũng là một loại hải sản được ưa chuộng nhiều trong các món ăn nhưng không biết rằng, chúng có khoảng thời gian rất dễ trở thành "chất độc" cho người dùng. Theo đó, vào mùa sinh sản, sứa chứa rất nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Ốc biển
Ốc biển là một trong các thực phẩm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có thể gây ra ngộ độc, nhất là ở tuyến nước bọt của ốc biển. Do đó, khi chế biến ốc biển thành các món ăn, bạn cần phải biết cách loại bỏ độc tố trước khi ăn. Các loại ốc biển thường gây ngộ độc nhất là ốc đụn, ốc mặt trăng, ốc tù và, ốc hương Nhật Bản hoặc ốc trám...
Hàu
Hàu thường bị nhiễm các độc tố, vi khuẩn và virus từ nước, điều này có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và yếu lả là dấu hiệu cho thấy bạn có thể có ngộ độc thực phẩm.
Xư ly ngô đôc hai san như thê nao?
- Loại bo moi chất độc ra khỏi cơ thể sơm nhât, tôt hơn hêt chung ta hay tim cach đê nôn hêt cac thưc phâm đo ra bằng cách sư dung ngon tay rôi cho vao gân cuông hong nhăm tao phan ưng nôn.
- Uông nhiêu tra đương nong, nươc săc la sim, vo măng cut, num hoa chuôi tiêu, la ôi... đê bu nươc va hoa giai chât đôc.
- Trương hơp bi ngộ độc tư cá, tôm, sò, ốc: Cac ban se dùng lá 50g tía tô tươi, sắc với 3 chen nước va uống. Ngoai ra, cac ban con co thê sư dung rau diếp cá và lá tía tô đê sắc uống.
- Nêu la ngộ độc cá nóc: Sư dung ngọn khoai lang tư 50g đên 60g, 6g muối ăn rôi đem tât ca giã nhuyên vao nhau, sau đo chăt lây nươc uống.
Theo giadinh.net
Cậu bé 9 tuổi hôn mê sâu vì cha mẹ bồi bổ bằng cá nóc Sau khi ăn cá nóc, cậu bé Tiểu Khải (Trung Quốc) bắt đầu thấy có dấu hiệu buồn nôn và tê bì chân tay sau đó dần rơi vào mất ý thức. Theo Sohu, sự việc diễn ra tại Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, cha mẹ Tiểu Khải thấy con mình gầy yếu hơn các bạn đồng lứa nên luôn tìm cách...