Đặc sản chén trứng nướng Phan Rang ‘gây sốt’ ở Sài Gòn
Nếu ngày trước Sài Gòn từng rộ lên cơn sốt bánh trứng cút nướng tam giác thì giờ đây món chén trứng nướng Phan Rang đã soán ngôi và tạo nên một cơn sốt chưa từng thấy.
Sự trở lại “ấn tượng” của trứng cút
Nhìn sơ qua chắc hẳn bạn sẽ thấy món trứng nướng Phan Rang này không khác biệt là mấy so với món bánh trứng cút nướng của Sài Gòn. Cùng là các loại nguyên liệu cơ bản như trứng cút, hành lá, nhưng khi ăn thử hai món và so sánh thì mỗi loại lại có một nét đặc trưng khác nhau.
Bánh trứng nướng Sài Gòn (bên trái) và chén trứng nướng Phan Rang (bên phải)
Bánh trứng loại trước đây được nướng trong một cái khuôn tròn chia ra thành 6 hình tam giác, mỗi hình tam giác người ta cho 1 trái trứng cút vào, sau đó thêm vào khá nhiều loại nguyên liệu ăn kèm như ruốc, mỡ hành, hành phi, xúc xích, thịt bằm,chấm kèm với tương cà và tương ớt.
Với món chén trứng nướng Phan Rang thì có sự khác biệt. Trứng được nướng trong một cái chén nhỏ hao hao chén đựng bánh bèo, mỗi chén người ta cho khoảng từ 3-4 quả trứng cút vào trong đó, nguyên liệu ăn kèm chỉ là hành lá, hành phi và phô mai.
Giá mỗi chén trứng chỉ từ 7-10 nghìn đồng. Món ăn này đơn giản hơn món bánh trứng nổi tiếng ở Hồ Con Rùa trước đây nhiều, nhưng có lẽ vì thế mà người ăncó thể thưởng thức được trọn vẹn cái vị béo bùi của trứng và các nguyên liệu hơn.
Sức hấp dẫn đặc biệt đến từ nước chấm
Món chén trứng nướng có phần nguyên liệu ăn kèm ítnên khá là nhạt, bởi vậynước chấm đi kèm đóng vai trò chủ đạo, quyết định thành công của món ăn này.
Video đang HOT
Nước chấm thơm ngon góp phần không nhỏ tạo nên linh hồn cho mónchén trứng nướng Phan Rang.
Vì đây là món ăn đơn giản, dễ làm, dễ bắt chước nên bí quyết giữ chân khách chính làở cách nêm nếm và pha nước chấm sao cho hợp vị nhất. Ở mỗi hàng, người bán lại pha chế khác nhau nhưng nhìn chung có hai loại nước chấm đặc trưng là sốt me và sốt nước mắm tiêu đường. Sốt mắm tiêu đường có vị chua ngọt, ăn gần giống loại nước mắm đường mà người Nam bộ thường hay chấm cùng với xoài xanh.
Vị bùibéo của trứng cút và phô mai, hương thơm dậy mùi của hành lá, cùng với cái giòn tan của hành phi, cộng hưởng với cái loại nước chấm chua ngọt được pha chế đặc biệttheo bí quyết của từng quán, món chén trứng nướng Phan Rang thu hút biết bao thực khách về quận Gò Vấp thưởng thức món ăn độc đáo này.
5.000 quả trứng cút mỗi ngày
Nếu các bạn muốn ghé ăn chén trứng nướng thơm ngon này thì có thể tham khảo quán ở hẻm 125 Lê Đức Thọ, Gò Vấp. Tuy nằm sâu trong hẻm nhưng quán khá là dễ tìm, không gian rộng rãi, thoáng mát, lúc nào cũng đông nhưng phục vụ rất nhanh và chu đáo.
Cứ mỗi người trung bình đến đây thưởng thức sẽăn khoảng 5-6 chén trứng. Mỗi ngày quán cứ thế tiêu thụ khoảng từ 4.500-5.000 quả, chưa kể cuối tuần hayngày lễ.
Ngoài ra quán còn phục vụ thêm các món như cút lộn xào me, cút lộn xào bơ tỏi, bánh tráng nướng mắm ruốc, bánh đa chấm mỡ hành…, tha hồ cho khách lựa chọn.
Trứng được đập vào chén sẵn và nướng luôn tay để phục vụ thực khách nhanh nhất có thể.
Cứ hơn 6h tối quán đã tấp nập người ra vào, phục vụ không kịp.
Cút lộn sốt bơ tỏi cũng là một trong những món ngon đặc sắc của quán.
Bánh đa chấm mỡ hành lạ miệng, bạn không nên bỏ qua.
Mùa mưa Sài Gòn đến rồi, ngồi quây quần bên nhau thưởng thức những chén trứng nướng nóng hổi, đậm đà vị nước chấm chua ngọt đặc trưng của vùng đất Phan Rang, chẳng phải rất tuyệt vời sao.
Theo Ngọc Uyên/Em Đẹp
Về Phan Rang Nhớ mãi món bánh canh bột gạo
Tô bánh canh nghi ngút khói với màu trắng của bột bánh canh, màu vàng của chả cá và miếng sườn căng mọng thật hấp dẫn.
Cuối tuần rồi, tôi được bạn trai dẫn về quê chơi. Quê anh ở Phan Rang, vào mùa khô thì "nắng như rang, gió như phan". Nhưng xứ này mùa mưa thì khác hẳn, những cơn mưa cứ âm ỉ suốt ngày, kéo theo cái lạnh đến thấu xương.
Người dân quê luôn chân chất, mộc mạc, ở họ toát lên vẻ đẹp rất thanh thoát và hiếu khách. Lưu lại 3 ngày rất ngắn ngủi nhưng tôi cảm nhận được cái tình rất bình dị và ấp áp của người dân nơi đây. Và đặc biệt khi nhắc tới Phan Rang, chắn hẳn mọi người sẽ không thể nào quên những món ăn được xem là "đặc sản" như gà luộc, bánh căn, bánh canh bột gạo...
Và với tôi đó là một sự trải nghiệm thú vị, khi mục sở thị cái món banh canh sở trường do má bạn trai nấu. Không những dẫn tôi đi chợ giới thiệu về những đặc sản, món ăn ngon mà bác còn dạy tôi cách chọn mua cá để làm chả cá cho ngon như cá nhồng, cá mối... Đặc biệt, bác còn tận tình hướng dẫn tôi cách làm chả cá để cho dai và thơm ngon hơn...
Vừa làm bác vừa nói: "Món bánh canh bột gạo người dân nơi đây ai cũng thích, món ăn này như gắn liền với tuổi thơ của những ai sinh ra và lớn lên ở cái đất vừa gió và nắng này. Món này thằng Khải (bạn trai tôi) cũng thích lắm, đi đâu thì đi, chứ về đến nhà nó lại nằng nặc đòi bác nấu món bánh canh bột gạo". Rồi bác dặn dò tôi, chả cá nhà làm mới ngon, chỉ cần tốn công, nhín chút thời gian nhưng gia đình có món ăn vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh, vì chả mua ở ngoài chợ cá không tươi lại còn ướp hàn the với bột, ăn vào rất hại cho sức khỏe.
Bác còn dạy tôi, để nước dùng thêm ngọt, thì nên mua sườn heo về rửa, ngâm qua nước muối pha loãng rồi rửa sạch, để ráo nước rồi bắt lên bếp cho ít bột nêm vào hầm cho mềm. Trong lúc đợi sườn mềm bác lại hướng dẫn tôi cách làm chả cá bằng cá nhồng, dùng dao bén xẻ từ trên sóng lưng cá xuống dưới thân cá và tách làm đôi, kế tiếp dùng muỗng từ từ nạo thịt cá để vào tô, cẩn thận lấy những xương nhỏ vì dễ lẫn vào thịt.
Sau khi đã nạo hết thịt cá cho ra tô, bác gái thêm ít nước mắm, bột ngọt, ớt, tiêu, hành lá và quếch cho đều tay (cũng có thể cho cá vào máy sinh tố xay cho nhuyễn), khi cá đã nhuyễn cho một ít dầu vào trộn đều và ép thành từng miếng chả cá mỏng, bắt chảo lên bếp cho dầu ăn vào, chờ dầu nóng thả cá vào chiên vàng hai mặt (có thể hấp hoặc chiên tùy thích).
Còn xương và đầu cá, để tiết kiệm và nước lèo thêm vị ngọt tự nhiên, sau khi sườn mềm vớt ra tô tiếp đến cho xương và đầu cá vào, cũng đừng quên đập dập vài củ hành tím đã nướng vào cho nước dùng thêm thơm ngon hơn, khi nước sôi lên nêm nếm lại cho vừa ăn và để lửa riu riu. Bột bánh canh, được luộc sơ qua, vì theo bác chỉ nên luộc bột bánh canh vừa chín tới, nấu lâu quá, bột sẽ bị nhão mất ngon.
Chả cá sau khi chiên xong có màu vàng thật bắt mắt, mùi cá thơm nồng xộc lên tận mũi, bên cạnh là nồi nước lèo sôi sùng sục. Cả nhà ai cũng "thòm thèm", chỉ muốn ăn ngay và luôn. Dường như hiểu được tâm ý mọi người, bác gái lại nhẹ nhàng cho bột bánh canh ra tô, thêm vài miếng sườn non, chả cá, trứng cút (nếu có) và bắt đầu chan nước dùng lên, điểm lên trên ít hành ngò, ớt, tiêu. Tô bánh canh bột gạo nghi ngút khói với màu trắng của bột bánh canh, màu vàng của chả cá, và những miếng sườn căng mọng thật là hấp dẫn. Chỉ cần ăn một lần, là nhớ mãi.
Theo: 24h.com.vn
Hướng dẫn cách làm bánh nậm Huế gói lá chuối Bên cạnh bánh bèo, bột lọc, bánh nậm là một đặc sản ẩm thực truyền thống của xứ Huế. Món bánh tuy được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm nhưng qua bàn tay khéo léo và tài năng của con người nơi đây đã trở thành món ăn khó quên, góp phần làm đa dạng thêm cho văn hóa ẩm...