Đặc sản cá lòng tong vùng sông nước miền Tây
Nhắc đến cái tên cá lòng tong, trong lòng những người con của vùng sông nước lại gợi lên bao ký ức không thể phai nhòa.
Đó là ký ức về những buổi chiều bắt cá trên dòng sông, con mương, hay thân thuộc hơn, là những món ăn chan chứa tình yêu thương của bà, của mẹ.
Khi những cơn mưa cuối mùa dần kết thúc và nước sông Hậu bớt đỏ màu phù sa, đó cũng là lúc dòng kênh, con rạch nơi đây trở thành nơi cư ngụ của những bầy lòng tong. Lòng tong là loại cá nước ngọt, có hai loại là lòng tong đá và lòng tong bay. Lòng tong đá màu vàng sáng, thịt ngon. Lòng tong bay nhỏ hơn, màu trắng bạc, thịt thơm.
Cá lòng tong có thể chế biến thành nhiều món đặc sản, nhưng trước hết phải kể đến cá lòng tong kho tiêu. Để có những con lòng tong kho cứng mình, người làm phải làm sạch cá, ướp thật nhiều đường. Cá được bắc lên bếp lửa, cho nước mắm ngon vào. Khi nước mắm sôi cạn thì chan một muỗng mỡ hoặc dầu ăn, rắc tiêu bột đều trên mặt. Chỉ cần ngửi mùi cá kho tỏa ra cũng đủ làm nao lòng du khách. Cá lòng tong kho tương ăn rất “hao cơm”.
Ngoài món cá lòng tong kho tiêu đậm mùi sông nước, không thể không kể đến món lòng tong chiên. Tùy yêu cầu người dùng mà có thể chiên tươi hoặc chiên bột, tất cả đều có hương vị vô cùng đặc sắc. Bí quyết để có những con cá chiên ngon tuyệt là cần phải ướp nước mắm ngon rồi thả cá vào chảo dầu lúc đang sôi.
Được thiên nhiên ưu đãi nên hễ đến mùa là cá lòng tong ở Phong Điền ăn không hết. Người dân địa phương thường bắt cá trữ lại bằng cách làm khô. Cá đem về được cắt bỏ đầu, làm ruột, chà vảy rồi ướp mắm muối. Cuối cùng, người ta nêm gia vị vừa ăn trước khi đem phơi.
Cá lòng tong phơi một nắng khi muốn ăn chỉ việc đem chiên sơ với dầu mỡ, khử sả tỏi là có thể sử dụng được. Chấm cá với nước tương ngon dầm ớt hiểm xanh, uống một ly rượu nếp trong lúc thưởng thức đờn ca tài tử, bạn sẽ thấy thật thoải mái, dường như quên hết mọi ưu phiền, lo toan.
Cá lòng tong sau khi bắt về, người ta bóp nặn cho hết chất bẩn trong bụng cá, sau đó rửa sạch. Cá được trộn với muối, thêm nắm gạo rang hay bắp rang giã nhỏ thành bột và trộn lẫn với nhau. Sau đó tất cả được cho vào chum để ủ. Tùy vào tỷ lệ mặn nhạt của mắm lòng tong trong từng vùng mà người Chăm định mức ngày dùng khác nhau, dao động từ 10 đến 15 ngày.
Để làm được chum mắm cá long tong ngon không phải điều đơn giản. Đó là sự kết hợp giữa vị mặn của muối và vị ngọt của thịt cá, nên phải là người có tay nghề cao mới có thể chế biến được mắm lòng tong ngon đúng điệu. Nhưng khi đã thành mắm thì chế biến ra món ăn rất dễ. Mắm thường e, hành, ớt, đường được giã nhuyễn đem trộn với mắm. Ăn kèm với mắm cá lòng tong thường là dưa leo, cà tím, khế chua thái nhỏ, bánh tráng nướng.
Cá lòng tong thuộc nhóm cá trắng, giàu chất đạm và các vitamin A, B, D, chất khoáng như phôtpho và canxi. Cá chứa ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, những người bị bệnh tăng huyết áp hoặc bị phù thũng do xơ gan, suy tim, suy thận nên tránh xa món cá kho vì rất mặn.
Theo Dantri.com.vn
Video đang HOT
Khám phá 5 đặc sản Miền Tây nếu bỏ qua là một thiệt thòi lớn
Mảnh đất miền Tây Nam Bộ luôn thu hút du khách với những địa danh du lịch nổi tiếng, con người hiền hòa, hiếu khách. Bên cạnh đó, đặc sản Miền Tây cũng là một món quà mà nhiều du khách luôn nhớ nhung mảnh đất này.
Đặc sản Miền Tây sông nước không thể bỏ qua món Lẩu mắm Cần Thơ
Khi đi du lịch Cần Thơ, một tỉnh thuộc miền Tây mà bỏ qua món lẩu mắm quả là một thiếu sót lớn trong chuyến hành trình du lịch của bạn, đây là một món ăn nổi tiếng khi nói tới miền Tây.
Sức hấp dẫn của món lẩu mắm chính là nguyên liệu chế biến đều là những loại thực phẩm từ ruộng đồng, ao hồ, sông ngòi là chủ yếu như tôm, cá rô đồng, mực, heo, bò,... Cùng với đó món lẩu mắm của người miền Tây thường sẽ ăn cùng với một số loại rau đặc trưng của người Nam Bộ như: rau muống nước, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, chuối chát, khế chua, rau đắng,....và một nguyên liệu không thể thiếu là ngọn rau dừa.
Đặc sản Miền Tây sông nước không thể bỏ qua món Lẩu mắm Cần Thơ. Ảnh: Chudu24h.com.
Phần nước lẩu thường được làm từ mắm cá sặc và mắm cá linh ninh thật kỹ, sau đó bỏ xác lấy nước. Sau đó, cho xương heo vào ninh cùng để ngọt nước hơn giúp tăng thêm vị hấp dẫn cho nước dùng khi ăn. Món lẩu mắm ăn cũng tương tự như các món lẩu khác sẽ ăn kèm với bún tươi hoặc hủ tiếu, đảm bảo du khách thưởng thức một lần nhưng vị ngon không bao giờ quên được.
Gợi ý một số địa chỉ ăn lẩu mắm ngon tại Cần Thơ:
- Quán lẩu mắm cô Dạ Lý: Đường 3/2 Cần Thơ
- Quán lẩu mắm tại số 89 đường 3/2, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Giá bán từ 100.000 - 220.000 VNĐ/nồi lẩu.
Đuông Dừa - Đặc sản Miền Tây gây hứng thú cho du khách đến trải nghiệm
Khi nói tới Miền Tây và đặc biệt là Bến Tre ngoài những vườn dừa tươi thơm ngon thì đuông dừa cũng là một đặc sản nổi tiếng không thể không nhắc đến. Đuông dừa là một loại côn trùng thuộc họ Nhộng, sinh sống và phát triển bên trong cây dừa.
Đuông Dừa - Đặc sản Miền Tây gây hứng thú cho du khách đến trải nghiệm. Ảnh: Goreise.com.
Điểm thú vị của loại đặc sản này thu hút du khách chính là ăn chúng khi còn sống cùng với nước mắm. Chắc hẳn, lần đầu thưởng thức món ăn này cũng tạo sự sợ hãi cho bất kỳ ai bởi cảm giác những con đuông dừa béo ngậy còn sống và cử động trong miệng không phải ai cũng đủ cản đảm ăn. Tuy nhiên, khi ăn quen bạn sẽ cảm nhận được vị tươi, thơm và béo ngậy của chúng là một trải nghiệm thú vị mà bạn có thể làm khi du lịch Bến Tre.
Nếu bạn không dám thử món đặc sản Miền Tây này có thể thưởng thức món đuông dừa lăn bột, đuông dừa chiên giòn khá dễ ăn và thơm ngon. Tuy là một đặc sản kinh dị, nhưng giá của nó khá là cao, mỗi một con đuông dừa sẽ được bán với mức giá 25.000 VNĐ/con, nếu một đĩa đuông dừa sau khi chế biến phải có giá lên tới vài trăm ngàn thậm chí là vài triệu đồng.
Hầu như các các nhà hàng, quán ăn và các vựa dừa tại Bến Tre đều có món đặc sản này. Ngoài ra, mọi người khi đến với các tỉnh thành khác ở Miền tây như: Đồng Tháp, Sóc Trăng,.... Cũng là những địa điểm có đặc sản đuông dừa và có thể mua để thưởng thức một cách dễ dàng.
Mắm Châu Đốc - Đặc sản Miền Tây nổi tiếng mà ai cũng yêu thích
Khi đi du lịch Miền Tây đừng quên ghé qua Châu Đốc để thưởng thức những món mắm đặc sản nơi đây. Người dân Châu Đốc đã có hơn 150 năm làm mắm, không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn được nhiều người nước ngoài yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon rất riêng biệt. Mắm Châu Đốc có rất nhiều loại khác nhau như: mắm cá linh, mắm cá trèn, mắm cá sặc, mắm cá lóc,... trong đó mắm thái là loại đặc sản nối tiếng nhất ở đây.
Mắm Châu Đốc - Đặc sản Miền Tây nổi tiếng mà ai cũng yêu thích. Ảnh: Hoiantrip.org.
Những loại mắm này, du khách có thể mua về ăn sống, nấu lẩu mắm, bún mắm hay mắm kho,... đều rất ngon. Bởi vì các loại mắm tại đây đều được làm từ những con cá tươi và ngon nhất, quy trình chế biến khéo léo từ công đoạn phơi, canh nắng, ướp mắm,... đều tỉ mỉ nên khi ăn không hề có vị tanh mà rất thơm ngon.
Hiện nay mức giá các loại mắm Châu Đốc khá hợp lý, chỉ dao động trong khoảng 60.000 - 100.000 VND/hũ mắm. Mọi người có thể mua được những loại mắm ngon nhất ở Chợ Châu Đốc, với rất nhiều loại mắm, cá khô cùng nhiều đặc sản khác.
Nem Lai Vung - Đặc sản ngon trứ danh vùng đất Đồng Tháp
Đồng Tháp không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng hoa sen bạt ngàn, bên cạnh đó vùng đất miền Tây này còn được nhiều du khách biết đến với nhiều đặc sản thơm ngon trong đó có Nem Lai Vung. Món nem này có hương vị thơm ngon đặc trưng mà không vùng đất nào có.
Nem Lai Vung được làm từ nguyên liệu thịt lợn xay nhuyễn, cùng với bì lợn, tỏi ớt và lá vông cực kỳ đặc biệt. Được gói bên ngoài là lớp lá chuối và ủ lên men trong khoảng 3 ngày là có thể thưởng thức được.
Nem Lai Vung - Đặc sản ngon trứ danh vùng đất Đồng Tháp. Ảnh: Bazan Travel.
Hương vị của Nem Lai Vung khá ngon, với hương vị cay cay của tỏi ớt kết hợp cùng với vị ngọt của thịt lợn và lá vông khiến ai thưởng thức đều tấm tắc khen ngon. Với mức giá chỉ 25.000 - 30.000 VNĐ/10 cái nem, du khách hoàn toàn có thể mua thưởng thức tận nơi, hoặc mua về làm quà cho gia đình bạn bè là gợi ý hay ho khi du lịch miền Tây. Bạn có thể mua nem ở làng nghề nem Lai Vung, Đồng Tháp.
Bánh Pía - Biểu tượng đặc trưng của vùng đất Sóc Trăng
Khi nói tới những đặc sản Miền Tây thơm ngon, đặc biệt không thể bỏ qua cái tên bánh Pía, đây là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sóc Trăng. Loại bánh này có hương vị đặc trưng làm từ sầu riêng là nhân bên trong, kết hợp với đó là hương vị thơm nhẹ của khoai môn hoặc đậu xanh cùng lòng đỏ trứng gà. Với sự kết hợp hòa quyện giữa các nguyên liệu, cùng bàn tay khéo léo của người dân Sóc Trắng đã tạo nên một hương vị bánh Pía thơm ngon nổi tiếng gần xa.
Bánh Pía - Biểu tượng đặc trưng của vùng đất Sóc Trăng. Ảnh: Tamanfood.vn.
Điểm đặc biệt của loại bánh Pía Sóc Trăng là không quá béo hoặc quá ngọt, thay vào đó bạn sẽ cảm thấy yêu thích món ăn này và muốn ăn hoài không thấy ngán. Tuy chiếc bánh khá nhỏ nhưng lại chứa đựng một mùi thơm ngất ngây của sầu riêng, mang đậm vị của vùng đất Miền Tây.
Giá bánh Pía Sóc Trăng cũng không quá đắt, chỉ khoảng 40.000 - 50.000 VNĐ/280gr du khách có thể mua về làm quà rất thích hợp. Một số địa chỉ bán bánh Pía tại Sóc Trăng uy tín mà bạn có thể tham khảo:
- Bánh Pía Tân Huê Viên: 11/16 Nguyễn Du, Phường 9, Sóc Trăng.
- Bánh pía Tân Hưng Lợi: 122 Lý Thường Kiệt, Tp. Sóc Trăng.
- Bánh pía An Thành: 86, Hùng Vương, Phường 6, Sóc Trăng.
- Đại lý bánh pía Tân Huê Viên: 92 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 1, Sóc Trăng.
Mỗi vùng đất ở Miền Tây đều có những đặc sản của riêng mình. Vì vậy, dù bạn đi đến bất kỳ tỉnh thành nào ở Miền Tây đều thưởng thức được những khung cảnh đẹp, sự hiếu khách của con người nơi đây và đặc biệt là những đặc sản thơm ngon, đặc biệt làm nên tên tuổi của miền Tây sông nước.
Theo Thể Thao Việt Nam
Được biết đến như đặc sản độc nhất ở miền Tây, hiếm người biết từ "kèn" trong món bún nổi tiếng này nghĩa là gì? Không chỉ mang một cái tên lạ lẫm và gây tò mò, món bún kèn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ còn có hương vị rất đặc biệt đấy! Nhắc đến những loại đặc sản gây nhớ thương ở miền Tây thì không thể bỏ qua các loại bún. Bên cạnh bún riêu, bún mắm, bún nước lèo,... khiến bao tín đồ...