Đặc sản bún nước kèn Châu Đốc
Về với miền Tây sông nước có quá nhiều món ngon vật lạ đáng để thực khách bốn phương ghé lại thưởng thức. Những món ăn nơi đây thường mang những cái tên rất đơn giản giống như tính cách người dân xứ này vậy, một trong số đó phải kể đến là món bún nước kèn ở Châu Đốc An Giang.
Ở vùng miệt vườn miền Tây khi nhắc đến món bún nước kèn người ta sẽ nghĩ ngay đến món ăn đặc trưng của 2 địa danh miệt thứ là Rạch Giá (Kiên Giang) và Châu Đốc (An Giang). Tuy vậy mọi người có vẻ ưa chuộng hương vị bún nước kèn ở Châu Đốc hơn nên thường nói về nó như một đặc sản ở An Giang.
Từ “kèn” hay “khèn” được vay mượn từ đồng bào người Khmer, mang ý nghĩa “nấu bằng nước cốt dừa”.
Bún nước kèn – một món ăn gây ra sự tò mò vì cái tên phát ra âm thanh này. Nghe tên bún nước kèn có phải bạn thấy rất thú vị không? Vậy từ đâu mà có cái tên này?
Thực ra Châu Đốc An Giang là vùng biên giới giáp với Campuchia nên cũng là nơi giao thoa văn hóa, tiếp nhận những nét độc đáo từ bà con Khmer, nhất là trong ẩm thực. Ẩm thực xứ này được được kết hợp hài hòa giữa miền Tây và người Khmer, do đó tạo nên cái đặc trưng mà nơi khác không có được. Món bún nước kèn được gọi tên theo tiếng của đồng bào Khmer có nghĩa là nấu với nước cốt dừa. Đó là lý do tại sao mà có người gọi là bún nước kèn (khèn), bún kèn hoặc cũng có người lại gọi là bún kèn dừa.
Bún kèn là một món ăn đặc sắc, lạ vị của người dân Châu Đốc.
Người ta thường biết đến bún nước kèn như một đặc trưng ẩm thực độc đáo ở Châu Đốc bởi lẽ hương vị béo béo nhưng lại ngọt thanh của cách nấu nơi đây được yêu thích hơn. Ngoài ra bún nước kèn Châu Đốc khác bún nước kèn Kiên Giang ở chỗ nước dùng không bị đặc sệt, có lẽ sẽ hợp lý với cái tiết trời nóng nực ở miền Tây.
Video đang HOT
Món ăn đọng lại ở cổ họng cái man mát, thanh thanh và beo béo khiến người ta nhớ mãi.
Món ăn này còn độc đáo vì sự kết hợp biến tấu giữa 2 món bún vô cùng nổi tiếng ở miền Tây là bún cá và bún cà ri tạo nên cái lạ rất khó có thể tả rõ trong vị giác.
Nguyên liệu chế biến món này có cả bột nghệ và bột cà ri. Ở Châu Đốc người ta nấu bún kèn có thêm cả tôm khô và đậu phộng. Thoạt nhìn món ăn này có vẻ giống bún cà ri nhưng nguyên liệu chính lại là cốt dừa nên bà con muốn gọi bằng cái tên đặc trưng để thực khách dễ dàng nhận biết hơn.
Tại trung tâm Thành phố Châu Đốc đã có một quán bún nước kèn đã tồn tại và phát triển được khoảng 40 năm bởi hương vị đặc biệt của nó khiến người ăn thật sự phải ghiền.
Về An Giang, viếng chùa Bánh Xèo thưởng thức bánh xèo "chùa"
Chính danh là Thiền viện Đông Lai, nhưng hơn chục năm nay, cơ sở phật giáo này được nhiều người biết đến với "tục danh" Chùa Bánh Xèo bởi sự tích phát sinh từ đời thường.
Thiền viện Đông Lai tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên (Tịnh Biên - An Giang), nhưng hơn chục năm nay được nhiều người quen gọi là Chùa Bánh Xèo. Theo Đại đức Thích Thiện Chí - trụ trì Thiền viện Đông Lai - sự việc xuất phát từ "sự tích" đời thường cách đây hơn 20 năm.
Thiền viện Đông Lai, nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Lục Tùng
Tượng phật trong tư thế nằm trong khuôn viên Thiền viện Đông Lai. Ảnh: LT
Năm 1999, khi thấy phật tử khắp nơi về chùa cúng dường gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống do vị thế của chùa cách xa trung tâm quán xá, các sư thầy trong chùa nghĩ đến việc tổ chức cung cấp món ăn. Sau khi tính toán, đã quyết định tổ chức làm bánh xèo chay để thiết đãi. Thời gian đầu chủ yếu tổ chức vào các ngày Rằm, mùng Một, chủ yếu phục vụ khách phương xa đến viếng chùa với vài chảo làm bánh.
Chỉ có bột và nhân được làm từ thực vật, như đậu xanh, đậu hủ và giá, hẹ... nhưng nhờ kỹ thuật đổ ra những chiếc bánh giòn tan và nhất là có món rau rừng tươi xanh ăn kèm rất bắt miệng nên lượng người đến thưởng thức ngày một nhiều.
Trước nhu cầu thực tế, đến 2015 nhà chùa quyết định phục vụ tất cả các ngày trong tháng. Theo ghi nhận của nhà chùa, bình quân, mỗi ngày phục vụ vài ngàn bánh. Vào các dịp Rằm lớn, lễ, nhất là Tết Nguyên đán, mỗi ngày phục vụ hàng chục ngàn bánh.
Nguyên liệu nhân được làm từ thực vật. Ảnh:LT
Và tất cả đều miễn phí 100% từ bánh đến nước uống tinh khiết. Vì thế, thực khách đến đây không chỉ có phật tử, du khách viếng chùa, mà còn có cả những người lao động, người buôn bán, và nhà chùa phục vụ tất tần tật không hề có sự phân biệt.
Tên Chùa Bánh Xèo khai sinh từ đó. Có đều lạ là toàn bộ đầu bếp ở đây đều là nam giới. Và tất cả đều tình nguyện tham gia như một cách làm công quả cho nhà chùa. Nhưng đặc biệt hơn là đầu bếp ở đây gần như múa với công đoạn làm bánh vì mỗi ngày cùng lúc thực hiện việc đổ bánh trên 10-12 chảo đỏ lửa.
Du khách thưởng thức miễn phí 100%. Ảnh: LT
Và tất cả thực khách đều tỏ ra thích thú khi tận mắt chứng kiến đầu bếp "quay cuồng" giữa các chảo bánh bao quanh mà gần như không hề xảy ra tình trạng bánh bị quá lửa hay bột bị... "sống".
Muốn được ăn bánh, chỉ cần đến nhà bếp và ngay lập tức sẽ được đầu bếp lần lượt cung cấp những chiếc bánh nóng hôi hổi liên tục và liên tục. Nhận bánh xong, bước sang nhà ăn kế bên được bày trí khang rồi thư thả thưởng thức. Tất cả đều miễn phí. Ai có lòng thì đóng góp vào thùng từ thiện để nhà chùa mua sắm nguyên liệu tiếp tục phục vụ người đến sau.
Thưởng thức ẩm thực An Giang An Giang là địa điểm du lịch hút khách và ẩm thực nơi đây cũng hấp dẫn vô cùng, nếu có dịp đến nơi này thì không nên bỏ qua những món ngon dưới đây nhé. Bún cá Châu Đốc Món ngon đầu tiên mà bạn phải thử khi đến thăm nơi đây đó chính là món bún cá Châu Đốc thơm lừng....