Đặc sản bánh khúc của làng quan họ Bắc Ninh
Đến làng Diềm du khách không chỉ được lắng nghe những câu quan họ mượt mà của liền anh, liền chị mà còn được thưởng thức chiếc bánh khúc xanh thơm, thắm đượm hồn quê dân dã.
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.
Rau khúc, nguyên liệu chính làm bánh khúc ở làng Diềm.
Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.
Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.
Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.
Bánh khúc nặn hình tai voi trước khi đem hấp.
Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.
Video đang HOT
Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh trưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.
Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.
Sau khi hấp, bánh có màu xanh thẫm, bóng, thơm mùi rau khúc đặc trưng.
Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.
Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn.
Theo VnExpress
5 món bánh dân dã miền Bắc mới nghe tên đã thèm
Thưởng thức vị bùi ngọt của bánh gai, thơm ngon của bánh tro, hương ngầy ngậy của bánh đúc,... mới thấy hương vị đậm đà, dân dã của ẩm thực xứ Bắc.
1. Bánh tẻ Phú Nhi
Ai đã từng về Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) hẳn sẽ được thưởng thức món bánh trắng ngần, thơm ngậy, mang đậm nét ẩm thực xứ Đoài. Đây là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với câu chuyện tình của chàng Phú và nàng Nhi.
Nguyên liệu làm bánh là những thứ gần gũi với cuộc sống người nông dân như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành... và lá dong, lá chuối để gói bánh. Để bánh trắng, thơm ngon người làng chọn thứ gạo ngon chứ không phải gạo thường.
Mỗi ngày, hộ gia đình nhà chị Vân (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây) bán gần 2.000 cái bánh tẻ cho những vị khách phương xa muốn mua về làm món quà thành cổ, hoặc làm món ăn chính trong các đám cỗ bàn ở cả khu vực Sơn Tây.
Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc vỏ lá xanh, chiếc bánh trắng ngần hiển hiện, mùi thơm nhân thịt tỏa ra như chào mời thực khách. Bánh ăn nóng chấm với nước mắn ngon, thêm chút tiêu thì càng ngon hơn.
2. Bánh tro
Cũng như những món bánh khác, cũng là một món ăn rất dân dã, mộc mạc, rất dễ làm và rất ngon. Đây là một thức quà từ lâu đã trở thành đặc sản ẩm thực dân dã mà độc đáo ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Có tên gọi tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Bánh tro mang một nét rất riêng là bánh chỉ được các bà các chị làm trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, giống như khi nói đến bánh chưng, bánh dày, người ta lại nghĩ ngay đến Tết Nguyên Đán.
Theo Đông y: Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, bởi vậy mà nó thích hợp trong Tết Đoan Ngọ khi người dân thường ăn uống no say nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...).
3. Bánh đúc
Từ xưa, ông bà ta đã coi bánh đúc là một thứ quà dân dã, thường có mặt trong các buổi chợ phiên, làm no bụng của bao người đi chợ. Lâu dần, món quà quê ấy đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người.
Bánh đúc mềm chắc, trắng mịn, đôi chỗ điểm xuyết thêm vài hạt lạc hồng chấm với tương bần vàng sánh, ngòn ngọt dậy lên hương vị rất riêng! Quan trọng nhất trong việc làm bánh ngon đó là cách chọn loại gạo, vì như thế bánh đúc mới ngon, mới giòn được!
Để bánh có vị ngọt bùi, người làm bánh cho thêm nhân lạc vào. Cùng với bánh cuốn Thanh Trì, hình ảnh trên vai đôi quang gánh với tiếng rao thân thuộc: "Ai bánh đúc nào, bánh đúc lạc đây" đã trở nên quen thuộc trên mỗi nẻo đường, ngõ phố Hà Nội.
4. Bánh gai.
Thứ bánh gai nổi tiếng nhất không thể không kể đến đó là bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Xưa kia, bánh gai Tứ Trụ được dùng làm lễ vật tiến vua. Ngày nay thì đã được làm rộng rãi bán trên thị trường.
Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Lá gai khô sau khi làm sạch phải đem luộc chín, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Đem bột lá gai giã nhỏ trộn đều với bột gạo nếp và mật mía, tạo thành một thứ bột dẻo mịn có màu nâu đen, sáng bóng...
Thưởng thức từng miếng bánh thơm ngon, bùi ngọt của gai, của mật, thấy hương thơm ngây ngất, quyến rũ... Thứ hương vị đặc sắc đó khắc sâu mãi trong tâm trí, vừa dân dã, vừa thanh đạm cao quý, bảo sao đến cả các bậc vua chúa cũng không thể chối từ.
5. Bánh khúc
Bánh khúc có ở nhiều miền quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhưng mỗi miền lại có vị đặc trưng riêng. Ở thành phố cũng không phải khó kiếm. Người Hà Nội vẫn quen dùng bánh khúc Ngoại Hoàng (Hà Tây cũ) hay tìm đến bánh khúc Cầu Gỗ, vừa thưởng thức bánh, vừa uống trà nóng trong cái se lạnh của phố phường.
Để có món bánh khúc thơm cần phải có rau khúc tươi ngon. Rau khúc sẽ được giã nhuyễn để trộn với bột nếp làm vỏ bánh. Tiếp đến là đỗ xanh để làm nhân bánh, đỗ xanh cũng cần phải chọn loại đỗ tốt nhất, khi giã phải đạt đến độ nhuyễn, mịn mà bánh khúc cần có. Bánh thường, bánh này thường được làm vào mùa rau khúc - dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Bánh khúc Có thời gian hãy làm món bánh khúc cho cả nhà thưởng thức nhé! 1. Nguyên liệu - Rau khúc sau khi sơ chế: 0,5kg - Gạo nếp: 200gr - Bột nếp: 150gr - Bột tẻ: 100gr - Bột năng: 1 thìa cà phê - Thịt ba chỉ: 300 - 400 gr - Hành khô, hạt tiêu - Lá chuối tây 2. Cách...