Đặc sản bánh khi chín cắn giòn đôm đốp ở Cà Mau có gì ngon mà khách đặt mua tới tấp?
Theo nhiều cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Cà Mau, dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đặc sản bánh phồng tôm vẫn được đặt hàng nhiều vào dịp Tết.
Bánh phồng tôm Cà Mau đắt hàng dịp Tết
Nhiều năm qua, sản phẩm bánh phồng tôm Cà Mau đang vươn mình trở thành sản phẩm ẩm thực đặc trưng. Đây được xem là một trong những đặc sản không thể không nhắc đến khi nói về ẩm thực Cà Mau.
Cận cảnh: Nông dân Cà Mau phấn khởi thu hoạch tôm càng xanh dưới ruộng lúa, giá 105.000 đồng/kg
Chính nhờ nguồn tôm nguyên liệu dồi dào, chất lượng, nông dân Cà Mau đã làm nên đặc sản bánh phồng tôm thơm ngon được cả nước biết đến.
Năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng không khí sản xuất bánh phồng tôm tại các cơ sở ở huyện Năm Căn, Ngọc Hiển vẫn khá nhộn nhịp.
Theo ông Đào Văn Hòa (ngụ xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn), ở ngày bình thường, mỗi tháng vợ chồng ông chỉ sản xuất khoảng 2 tấn bánh phồng tôm cung cấp cho các bạn hàng. Nhưng vào thời điểm cận Tết, công việc tất bật hơn vì đã có nhiều bạn hàng đặt bánh.
Dịp Tết, các cơ sở làm bánh phồng tôm Cà Mau tất bật sản xuất để kịp cung ứng cho khách hàng gần xa. Ảnh: Chúc Ly.
Gia đình ông phải gọi thêm người thân hỗ trợ làm bánh, để có đủ lượng hàng chuyển đi TP.HCM. Ngoài khoảng thời gian giãn cách xã hội vừa qua, sản phẩm bánh phồng tôm của gia đình ông Hòa chưa bao giờ bị tắc về đầu ra nên cho nguồn thu nhập rất ổn định.
Sản xuất đặc sản bánh phồng tôm tại HTX Tân Phát Lợi. Ảnh: Chúc Ly.
“Nếu tình hình ổn định, với lượng bánh 2 tấn/tháng, gia đình có lãi khoảng 25 – 30 triệu đồng. Ở vài tháng sát Tết là đơn đặt hàng càng nhiều, mỗi tháng sản lượng có thể tăng gấp đôi. Dịp này, các cơ sở thường sẽ tranh thủ làm sẵn hàng để giao mối, đại lý, còn những tháng còn lại thì làm ít hơn để bán lẻ”, ông Hòa chia sẻ.
Ngày nay, nhờ có máy móc hỗ trợ, sản phẩm bánh phồng tôm tại HTX Tân Phát Lợi được làm nhanh và chất lượng hơn trước. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Bùi Văn Chương – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tân Phát Lợi (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), sản lượng vụ bánh phồng tôm Tết năm nay của HTX bán ra không giảm so với năm rồi, ổn định ở mức khoảng 8 tấn. Trong đó giá ở mức từ 220.000-280.000/kg.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Mai Sáu – Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hòa Phát (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn), cho hay: Để cung ứng hàng cho khách vào dịp Tết, cơ sở có nhiều loại bánh phồng tôm. Hiện bánh phồng tôm loại ngon nhất (50% tôm) được bán với giá 240.000 đồng/kg, loại thấp nhất 55.000 đồng/kg. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng hàng khách đặt giảm khoảng 30% so với các năm trước. Nhưng tính riêng vụ Tết thì lại không giảm, vẫn tương đương so với năm rồi với khoảng 13 tấn.
“Năm nay, cũng do ảnh hưởng dịch bệnh, nên cơ sở chỉ cung ứng nội địa, chứ không xuất đi nước ngoài. Tuy nhiên, hiện giá bánh phồng tôm đang tăng khoảng 10% do nguồn nguyên liệu tôm giảm và có giá cao”, ông Sáu cho biết.
Nguyên liệu làm nên đặc sản bành phồng tôm Cà Mau ngon
Theo nhiều hộ theo nghề, để làm bánh phồng tôm không khó nhưng để tạo ra sản phẩm thơm ngon đặc trưng như của người dân Cà Mau thì không phải ai cũng làm được. Bánh phồng tôm Cà Mau ngon không chỉ bởi bí quyết pha chế các loại gia vị mà còn đến từ chất liệu con tôm.
Ông Mai Sáu, người có hàng chục năm kinh nghiệm làm bánh phồng tôm Cà Mau, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ảnh: CL.
Ông Mai Sáu chia sẻ: “Bánh muốn ngon thì gia vị phải hòa quyện, vừa miệng. Và quan trọng nhất là khi chiên lên người ăn phải thấy thơm ngon và xốp, mềm”.
Bên cạnh đó, người dân Cà Mau sử dụng con tôm thiên nhiên còn tươi để làm bánh phồng tôm. Đặc biệt nói không với phẩm màu.
Dù làm theo cách truyền thống hay hiện đại, nông dân cũng tạo ra đặc sản bánh phồng tôm Cà Mau thơm ngon, chất lượng. Ảnh: Chúc Ly.
“Tôm ở vuông người ta bán mình mang về sơ chế, cấp đông liền để bảo quản được độ tươi ngon. Thêm nữa là con tôm đất, bạc ở vuông nuôi tự nhiên, thịt con tôm rất thơm”, ông Sáu cho hay.
Bà Lữ Hồng Phúc – Phó Chủ tịch UBND xã Hàng Vịnh nhận định: “Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào và có chất lượng tốt là một trong những lợi thế để người dân phát triển nghề làm bánh phồng tôm. Chính quyền địa phương cũng quan tâm đầu tư, cùng doanh nghiệp nâng chất lượng sản phẩm”.
Theo ông Sáu, bánh phồng tôm Cà Mau ngon là khi chiên phải xốp, mềm và thơm. Ảnh: Chúc Ly.
Trước đây, bà con làm nhỏ lẻ, nguồn cung luôn không đủ cầu. Tuy nhiên, hiện đã có những HTX, doanh nghiệp sản xuất quy mô nên vấn đề xúc tiến thương mại, tạo điều kiện về đầu ra cần được quan tâm hơn.
Ninh Thuận: Nông dân khóc ròng bất lực nhìn nông sản, hoa màu trôi theo mưa lũ
Mưa lũ mấy ngày qua đã khiến hàng trăm hecta cây trồng như hành tím, nho, tỏi... phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 của nông dân Ninh Thuận bị thiệt hại nặng nề, gần như mất trắng!
Nước mắt nông dân trồng hành Ninh Thuận
Tính đến sáng 6/12, đã gần 10 ngày trôi qua sau khi mưa lũ quét qua nhiều nơi ở thôn Mỹ Tường, Mỹ Hiệp xã Nhơn Hải và thôn Mỹ Phong (xã Thanh Hải) huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) nhưng hàng trăm hecta hành tím và nhà dân vẫn còn bị ngập trong nước.
Hành tím đang giai đoạn làm củ thì bị ngập úng, thối lá... khiến người dân Ninh Thuận phải nhổ bỏ để tránh ô nhiễm nguồn đất. (Ảnh: Đức Cường)
Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến Tỉnh lộ 702 ngang qua các xã Nhơn Hải, Thanh Hải (huyện Ninh Hải), hàng chục máy bơm của người dân đang hoạt động hết công suất để bơm nước ra khỏi ruộng hành mong vớt lại chút vốn liếng bị nước nhấn chìm.
Ngồi bên rẫy hành bị ngập nước, anh Lâm Văn Hiệp, thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải thở dài, vụ hành vừa qua gia đình anh đầu tư gần 40 triệu đồng để xuống giống phần đất gần 2 sào.
Nhưng mới trồng được khoảng 1 tháng thì gặp mưa lớn kéo dài kết hợp lũ về gây ngập úng cục bộ đã nhấn chìm toàn bộ diện tích hành tím của gia đình anh.
Nước ngập lâu khiến hành bị thối lá, thối rễ, rồi chết dần. Dẫu thế, những ngày qua anh còn phải tốn công nhổ bỏ để tránh hành chết gây ô nhiễm đất.
"Nếu không gặp mưa lũ, vụ hành của tôi sẽ bán đúng dịp Tết Nhâm Dần 2022. Hành tốt, giá bán như hiện nay gia đình tôi thu gần 100 triệu đồng. Nhưng giờ coi như đã mất trắng. Tôi đang vay tiền để mua lại hành giống để trồng lại cho kịp thời vụ...", anh Hiệp ngậm ngùi.
Cạnh đó không xa là rẫy hành hơn 5 sào đất của gia đình nông dân Nguyễn Chí, ở thôn Mỹ Hiệp, xã Nhơn Hải nước vẫn còn ngập sâu đến tận đầu gối.
Anh Chí cho biết, rẫy hành đang vào thời điểm phát triển lá, đẻ nhánh bung củ thì gặp mưa lớn gây ngập gần 10 ngày qua. "Thiệt hại nặng lắm, vụ này xem như mất trắng, hết Tết luôn...", anh Chí buồn giọng.
Đến sáng 6/12, hàng chục ha trồng hành tím ở xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải) vẫn còn ngập trong nước. (Ảnh: Đức Cường)
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp thu mua nông sản Thanh Hải (huyện Ninh Hải) cho biết, thời điểm này đang là vụ hành chính của năm.
Bà con nông dân trông chờ nhiều vào vụ hành năm nay để bán vào dịp Tết. Nhưng mưa lũ kéo dài đã làm thiệt hại gần như hoàn toàn. Riêng HTX đã có 19 nông hộ trồng hành bị mất trắng với diện tích khoảng 10ha.
"Suốt cả năm qua, hành tím mất giá nghiêm trọng do dịch Covid-19, nay cuối năm giá hành đang lên nhưng nông dân chưa kịp mừng thì đã gặp mưa lũ nhấn chìm. Nhiều gia đình phải nhổ bỏ để xuống giống vụ mới hy vọng kịp bán tết...", bà Hạnh cho hay.
Nông dân trồng tỏi, trồng nho Ninh Thuận cũng khóc
Tại vùng trồng nho và tỏi nổi tiếng Ninh Thuận ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải hằng trăm nông hộ cũng đang đứng ngồi không yên vì trận mưa lũ vừa qua.
Nho NH 01.155 tại thôn Thái An hư hại, thối quả khiến nhiều hộ nông dân phải cắt bỏ vì không có thương lái thu mua. (Ảnh: Đức Cường)
Theo ông Nguyễn Khắc Phòng, Giám đốc HTX tổng hợp nông nghiệp Thái An, hiện nay bà con trồng tỏi và nho đang rất lo lắng vì nước ngập.
Tỏi bà con đã xuống giống hơn 2 tháng nay nhưng gặp mưa kéo dài nên cây bị vàng lá, thối rễ, chết dần.
Số diện tích còn lại cũng bị mưa làm chậm phát triển nên dự kiến năng suất sẽ bị giảm từ 40-50% so với mọi năm.
Riêng những hộ trồng nho đã bị mất trắng hoàn toàn do mưa lớn kéo dài liên tục đúng vào thời điểm nho đang trổ bông, nên không thể đậu trái. Còn lại số diện tích nho đang cho trái thì bị nứt nẻ, thối dần, nông dân phải cắt bỏ vì chẳng có thương lái nào thu mua.
"HTX có hơn 150ha trồng nho với năng suất đạt 15-20 tấn/ha, nhưng năm nay gặp mưa lũ gây thiệt hại quá lớn, dự kiến năng suất sẽ giảm hơn 50%. Riêng gia đình tôi đã mất trắng hơn 100 triệu đồng bởi hơn 2 sào nho giống NH.01.152 đang chín nay đã bị hư hoàn toàn...", ông Phòng thở dài.
Hàng trăm căn nhà của nông dân bị ngập
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mưa lũ đã làm hơn 2.700 ha cây trồng các loại tại tỉnh Ninh Thuận bị thiệt hại. Trong đó nhiều diện tích cây trồng bị ngập nước và nhiều nhà dân bị ngập sâu trong nước, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Hàng chục nhà dân tại 2 xã Nhơn Hải và Thanh Hải (huyện Ninh Hải) vẫn còn ngập sâu sau gần 10 ngày mưa lũ tràn qua. (Ảnh: Đức Cường)
Riêng tại huyện Ninh Hải, đã có 439 căn nhà thuộc 3 xã bị ngập, trên 560ha cây trồng bị thiệt hại.
Trong đó, có gần 100ha hành tím của nông dân 3 xã Nhơn Hải, Thanh Hải và Tri Hải gần như mất trắng và hàng chục hecta nho ở xã Vĩnh Hải bị ảnh hưởng, trong có trường hợp bị sập giàn gây ngập úng.
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Hữu Nhân, Trưởng phòng NNPTNT huyện Ninh Hải cho biết, hiện phòng cũng đã thống kê toàn bộ thiệt hại do mưa lũ gây ra và tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương khẩn trương khắc phục nhanh nhất.
Trước mắt tập trung khắc phục thiệt hại tại các khu vực đường giao thông nội đồng để đảm bảo dân sinh cho bà con yên tâm sản xuất.
Đồng thời báo cáo thiệt hại lên cấp trên chờ chỉ đạo. Nếu có, sẽ triển khai hỗ trợ thiệt hại cho người dân để sớm khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
'Tranh thủ' trồng nấm rơm mùa hạn, nông dân Cà Mau thu cả trăm triệu đồng mỗi vụ Nông dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thường canh tác luân canh hoặc xen canh vụ nấm rơm thay thế những mùa lúa hay rau màu, vừa không mất nhiều chi phí đầu tư, ít rủi ro, năng suất cao, có thể mang lại lợi nhuận gấp 4-5 lần. Ở huyện Trần Văn Thời thời điểm này đang vào mùa thu hoạch...