Đặc sắc phiên chợ Phố Đoàn, xã Lũng Niêm (Bá Thước)
Cứ vào mỗi thứ năm và chủ nhật hàng tuần, chợ phiên Phố Đoàn, xã Lũng Niêm không chỉ là nét văn hóa, đời sống sinh hoạt đặc sắc của đồng bào các dân tộc, mà còn trở thành điểm du lịch khám phá hấp dẫn của huyện Bá Thước.
Phố Đoàn là tên gọi khu chợ có từ thời Pháp thuộc tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái của các xã quanh vùng.
Cam, quýt của đồng bào các dân tộc ở các xã lân cận của huyện Bá Thước là đặc sản đặc trưng nhất mùa này tại chợ phiên Phố Đoàn. Ngay từ sáng sớm, bất chấp thời tiết khá lạnh, người dân bày bán bên đường các loại cam, quýt trồng được.
Bên cạnh đó còn nhiều sản vật địa phương là các loại rau, củ, quả… khá lạ mắt.
Rau cải tươi xanh, bầu hồ lô cũng là những sản vật khiến du khách phải chú ý, thích thú.
Các loại rau tươi do người dân sản xuất luôn là sản vật đặc sắc của chợ phiên Phố Đoàn
Video đang HOT
Quả a-ti-sô cũng được bày bán tại chợ, đáp ứng nhu cầu du khách, người dân.
Đang vào mùa, những quả me tươi được bày bán khá nhiều tại phiên chợ.
Hay những quả của cây cọ cũng là những sản phẩm được người dân ưa thích.
Cua suối được người dân bắt từ sáng sớm kịp đưa ra chợ bán.
Ốc cũng là đặc sản đặc trưng không thể thiếu tại chợ phiên Phố Đoàn.
Thổ cẩm là sắc màu đặc trưng của mỗi phiên chợ.
Du khách vui vẻ chọn cho mình những sản phẩm ưng ý.
Người dân, du khách có thể thưởng thức các món ăn, ẩm thực ngay tại phiên chợ.
Không khí mua bán, vui chơi, khám phá tại chợ phiên Phố Đoàn lúc nào cũng tấp nập, sôi nổi, mang đậm màu sắc văn hóa, phong tục, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc huyện Bá Thước.
Nằm giữa núi rừng hùng vĩ của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, chợ phiên Phố Đoàn đã trở thành nét đẹp văn hóa, là điểm du lịch khám phá hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng cao xứ Thanh. Đồng thời, giúp lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Mạnh Cường
Theo baothanhhoa.vn
Đề cử Văn hóa Óc Eo là Di sản thế giới
Khu vực đề cử Văn hóa Óc Eo là Di sản văn hóa thế giới sẽ gồm 3 khu vực: Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang).
Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp). Đây là một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Nắp đậy nồi, hủ thế kỷ V-VII
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 3 địa phương gồm An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang đang rất tích cực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh di sản văn hóa thế giới đối với nền văn hóa Óc Eo.
Được biết, văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.
Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mekong; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.
Vùng này phân bố trên một khu vực rất rộng ở miền châu thổ sông Cửu Long, trong miền đất trũng Tây sông Hậu bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo-Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), vùng ven biển Tây Nam (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải (Cần Giờ, Giồng Am...) và vươn ra tận Biển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau).
Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và TPHCM.
Theo GS.TS Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia - giá trị của nền văn hóa Óc Eo là phát triển thịnh vượng trên diện rất rộng, không gian lớn, loại hình di tích rất đa dạng và phong phú, bao gồm nơi cư trú, mộ táng, đô thị cổ, một trung tâm thương mại hàng đầu của Đông Nam Á.
Các hiện vật khai quật đã cho thấy có sự giao thương rộng với nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, hồ sơ vinh danh Văn hóa Óc Eo cần làm rõ các tiêu chí về giao thoa văn hóa của di sản cũng như những nét độc đáo, đặc biệt về truyền thống văn hóa, giá trị nổi bật về hình thức lưu trú truyền thống đang bị tổn thương do những tác động theo thời gian, làm rõ tính bản địa về sự phát triển liên tục, đa dạng tiêu biểu...
Theo viettimes.vn
Choáng ngợp cung đường Hạnh Phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng Con đường mang tên Hạnh Phúc trên đỉnh Mã Pì Lèng nối từ huyện Mèo Vạc sang thị trấn Đồng Văn (Hà Giang) với nhiều khúc cua tay áo "hút hồn", thách thức du khách, dân phượt mỗi khi qua đây. Con đường Hạnh Phúc hay còn gọi là QL4C, nối Hà Giang - Mèo Vạc - Đồng Văn được khởi công từ...