Đặc sắc hương vị ẩm thực Thái Điện Biên
Trong rất nhiều các món ăn mang hương vị đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái Điện Biên thì các món nướng được ưa chuộng nhất trong mâm cỗ của người Thái Mường Thanh xưa, được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay.
Đa phần các món nướng đều mang hương vị đặc trưng của đồng bào Thái ở vùng núi cao với những hương vị rất riêng, được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên hoặc những sản vật do chính đôi bàn tay cần cù, chất phát của bà con làm ra.
Nếu du khách đến Điện Biên mà không được thưởng thức hương vị ẩm thực đặc sắc của đồng bào Thái thì coi như chưa đến. Phải ăn một miếng thịt nướng, bốc một nắm xôi dẻo, thơm ngon… do đồng bào Thái nơi đây chế biến mới cảm nhận được hết đặc sản từ Điện Biên.
Trong mâm cơm người Thái có rất nhiều món ăn, nhưng để có một món nướng ngon, đậm đà hương vị với cách chế biến cầu kỳ, lạ mắt, giàu chất dinh dưỡng làm mê hoặc lòng người, điều quan trọng nhất là khâu lựa chọn thực phẩm, nguyên liệu (ớt, tỏi, gừng, muối…) ướp phù hợp với từng loại thịt, đặc biệt không thể thiếu “mắc khén”. Trong rất nhiều món nướng thì món thịt lợn (nhớ mu) cuốn lá nướng, cá nướng (pa pỉnh tộp) là được thực khách ưa chuộng hơn cả. Để có được món thịt nướng cuốn lá thơm ngon, chúng ta thường lựa chọn thịt vai, tươi, đảm bảo chất lượng băm nhỏ, tẩm gia vị và rau thì là, hành tươi trộn đều, ướp khoảng từ 20 – 30 phút, cuốn lá chuối hoặc lá dong. Sau đó, dùng kẹp tre tươi đặt lên than hồng, than củi tự nhiên nên khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán.
Món “pa pỉnh tộp” cá nướng, thường dùng các loại cá to, như: chép, trôi, trắm… mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, đặc biệt nguyên liệu không thể thiếu đó là “mắc khén” để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, nâng chén rượu để “au hẻng – cạn chén”, “hảo hặn – chúc sức khoẻ” và bắt tay nhau thật chặt, một phong tục đẹp thể hiện sự thân thiện, hiếu khách của người dân nơi đây. Đặc biệt, với nguyên liệu là cá, người Thái có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon. Điển hình như: “pà mọ”, “pa giảng”… Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp, khi nhà có khách, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm và thưởng thức.
Một món khác nữa mà không thể nhắc tới đó món “cạy pho” rêu nướng. Do cuộc sống gắn liền với sông, suối nên người Thái thường lấy rêu từ những con suối trong. Rêu sau khi được làm sạch, bà con thường trộn hạt dổi, mắc khén cùng ớt, gừng, củ xả, giềng… Dùng lá dong rửa sạch để gói rêu và gia vị nẹp lại bởi thanh tre nhỏ, vùi vào tro ấm “Không than, không lửa, không hơ khói…, bao giờ lá dong cháy tí tách thì bày ra đĩa ăn với cơm nắm…
Với những hương vị thuần túy, mộc mạc, nét đặc trưng trong từng món ăn đã góp phần tô điểm cho bức tranh muôn màu của cộng đồng người Thái Điện Biên. Những năm qua, ẩm thực dân tộc Thái là sản phẩm hấp dẫn, món ăn tinh thần góp phần không nhỏ thu hút du khách về với Điện Biên…/.
Theo Báo Điện Biên Phủ
Bà ngoại khoe loại gia vị thần thánh khiến món chim cút quay luôn được cả nhà khen: Tuyệt phẩm
Dù con gái đã ra ở riêng nhưng vẫn phải thòm thèm món chim cút quay ăn kèm xôi nếp do cô Hương đảm nhiệm.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Diệu Hương mới đây đã khiến hội chị em mê nấu ăn phải thích thú khi chia sẻ món ăn rất thích hợp trời lạnh. Với món chim cút quay ăn kèm xôi nếp, cô gợi ý rất thích hợp để cả nhà thưởng thức những dịp quây quần.
Cô chia sẻ, sau khi món ăn hoàn thành, cô gửi một nửa cho vợ chồng con gái, một nửa còn lại để chồng cùng con trai dùng bữa. Con gái cô sau đó nhắn tin: "Mẹ ơi, đồ ăn ngon lắm!". Chồng và con trai cũng gật gù khen: "Xôi dẻo, chim quay thơm, mềm!". Cô thấy vui trong lòng, một niềm vui rất bình dị nhưng tràn đầy ý nghĩa.
Nguyên liệu:
Chim cút: Số con tùy nhu cầu ăn của gia đình
Gia vị ướp: Trọn bộ gia vị để ướp chim chỉ gói gọn trong 1 gói gia vị của Thái. Đây là gói gia vị dùng cho món vịt quay, được dùng trong món chim cút quay này. Một gói đủ ướp cho cả con vịt to hoặc 6 con chim (tuỳ con to hay nhỏ).
Rượu trắng
Mật ong
Nước cốt chanh
Lò nướng
Loại gia vị ướp chim cút "thần thánh" mà cô Hương dùng.
Cách làm:
- Chim xát muối, cẩn thận thì xoa thêm rượu trắng, rửa sạch, thấm khô. Gói gia vị đổ ra bát nhỏ, hoà 20ml rượu vào gia vị, khuấy đều. Có rượu Mai Quế Lộ càng thơm ngon.
- Đeo bao tay rồi chà xát kỹ hỗn hợp gia vị khắp trong ngoài chim cút. Xếp chim vào đĩa hoặc khay nhỏ cất ngăn mát tủ lạnh (không cần che đậy). Ướp qua đêm, ướp lâu mới ngon, thành phẩm khi ăn đậm đà tận xương. Nếu ướp thời gian ngắn, thành phẩm khi ăn vị chỉ hời hợt bên ngoài.
- Lót giấy bạc vào khay đặt phía dưới, khung nướng đặt khoảng giữa lò, trên khung lót giấy nướng. Việc lót giấy bạc cho khay là để sau khi xong việc ta không phải vất vả khâu lau rửa, vì mỡ sẽ chảy từ khung nướng xuống khay.
- Bật lò 200 độ C trước vài phút. Xếp chim lên khung và giảm nhiệt xuống 180 độ, nướng khoảng 10 phút thì giảm xuống 160 độ. Dùng chổi nhúng vào mỡ chảy ra khi nướng để phết lên chim. Khi thấy chim đã vàng thì lật mặt nướng tiếp. Cuối cùng phết lớp mật ong có pha thêm chút cốt chanh lên khắp da chim, tắt nhiệt lò, chỉ độ chế độ quạt gió trong vài phút. Quạt gió sẽ thổi cho da chim khô ráo, dai, giòn.
Lưu ý: Phần cổ, cánh, cẳng chân của chim rất nhanh cháy nên cần dùng giấy bạc bọc lại những phần đó. Có vậy món ăn mới có màu sắc óng ả, đẹp mắt.
- Khi bày ra đĩa nên phết thêm lần nữa lớp mỡ còn nóng bỏng trong khay lên khắp da chim, cho thêm phần mượt mà, hấp dẫn.
Cách xấu xôi dẻo, ngậy, bùi:
- Muốn nấu xôi ngon dẻo, không bao giờ bị nát, nhất là phần dưới, bí quyết chính là, trước khi cho nếp vào chõ để đồ, hãy lót vào chõ một cái khăn cotton sạch sẽ, mỏng vừa phải. Tiếp đến cho nếp vào, đợi nước sôi mới cho nếp vào. Lót khăn như thế xôi không bao giờ bị nát, cũng không bám vào khăn, giặt khăn dễ dàng.
- Khi xôi gần chín rưới mỡ gà, trộn đều, không có mỡ gà thì rưới dầu. Nhưng mỡ gà cho vào xôi sẽ ngon nhất.
- Muốn xôi có màu vàng, khi ngâm gạo cho chút bột nghệ, ít thôi kẻo mùi nồng và màu đậm không tự nhiên. Với một cân nếp, cho 1 thìa cà phê bột nghệ là đủ để xôi có màu vàng đẹp mắt. Và xôi nên đồ hai lửa sẽ càng ngon.
Bí quyết lót khăn để xôi dẻo thơm, không bao giờ bị nát của chị Hương.
Chúc các bạn thành công với món chim cút quay của cô Nguyễn Diệu Hương!
Theo Khampha
Địa chỉ cuối tuần: Tiết tần, khoai dẻo ngày đầu đông Trong những ngày gió heo may, thưởng thức tiết tần ngải cứu, khoai lang tẩm bột nóng giòn là gợi ý thú vị. Hà Nội đang bước vào những ngày đầu tiên của mùa đông. Sự se lạnh của tiết trời là cái cớ hợp lý nhất để rủ nhau xuống phố, hít hà mùi thơm của những món ăn vừa thơm nức,...