Đặc sắc hội làng có trai giả gái, múa “đĩ đánh bồng”
Thu hút nhất ở Lễ hội làng Triều khúc là điệu múa cổ “đĩ đánh bồng”.
Lễ hội làng Triều Khúc thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng. Mở đầu là lễ rước long bào – triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn thuộc làng Triều Khúc. Sau đó đến cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”.
Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức, một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò “đĩ đánh bồng”. Đây là một điệu múa cổ do hai chàng trai đóng giả gái biểu diễn, trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, cộng với hoá trang má phấn môi son, răng đen hạt huyền, mắt lá răm, khăn mỏ quạ, hai “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, nom rất vui mắt và cũng gây cười. Tiết mục này thường thu hút người dự hội nhiều nhất và cũng là tiết muc sinh động và độc đáo nhất trong lễ hội Triều Khúc.
Màn trống khai lễ rước Long bào
Thổi tù và ốc khai mà chạy cờ
Video đang HOT
Người dân làm bàn lễ cung kính Long bào rước qua
Lễ hội Triều Khúc tưởng nhớ Hoàng đế Phùng Hưng, đây là
một trong những nơi có đền thờ Ngài
Rước bán nhang đi trước màn rước
Sau mỗi đoạn rước lại có màn “đĩ đánh bồng” vui nhộn
Theo người dân làng Triều khúc, lễ hội năm nào cũng hóa bát nhanh ngụt ngụt khi rước
Màn tế lễ hoàn cung
Màn dựng lại trận đánh của Phùng Hưng chống quân xâm lăng
Người dân dọn đường để rước Long bào ngang qua lối xóm
Màn rước bài vị
Theo ANTD
Nghiêm, nhưng vẫn đầy ắp tình người
Trong những ngày vui xuân đón Tết Quý Tỵ vừa qua, nhiều bạn đọc đã gửi thư, gọi điện đến Đường dây nóng Báo An ninh Thủ đô khen ngợi tinh thần làm việc tận tụy của lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội.
CSGT Hà Nội ứng trực đảm bảo giao thông đêm Giao thừa
Ông Dương Công Tĩnh, thương binh 1/4 , trú tại phố Kim Mã, quận Ba Đình trong lá thư gửi đến tòa soạn đã kể lại câu chuyện về thái độ làm việc nghiêm túc và lối ứng xử rất nhân văn của cán bộ chiến sỹ Đội CSGT số 1 - Phòng CSGT, CATP Hà Nội. Hôm đó là ngày giáp Tết (26-1), ông Tĩnh điều khiển xe ô tô đến khu vực phố Hàng Bông- Phùng Hưng thì do vết thương cũ tái phát nên không thể lái xe đi tiếp. Ông buộc phải đỗ xe tại đây để đến một cơ sở y tế kiểm tra vết thương. Khi ông Tĩnh quay lại thì không thấy chiếc xe ở đó nữa. Một số người dân cho biết, một tổ công tác thuộc Đội CSGT số 1 đến kiểm tra phát hiện xe ô tô đỗ không đúng nơi quy định, chủ xe vắng mặt nên đã dùng xe chuyên dụng "cẩu" xe về nơi tạm giữ phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Ngày hôm sau, ông Tĩnh đã đến trụ sở Đội CSGT số 1 gặp Trung tá Nguyễn Hữu Tâm, Đội trưởng để xuất trình đầy đủ giấy tờ xe, giấy phép lái xe và trình bày lý do vi phạm. Nghe xong, Trung tá Nguyễn Hữu Tâm đã hỏi thăm, động viên ông Tĩnh giữ gìn sức khỏe và giao cho cán bộ cấp dưới làm thủ tục để ông Tĩnh nhận lại phương tiện ngay. Qua sự việc trên, ông Dương Công Tĩnh rất cảm kích tinh thần làm việc vì nhân dân phục vụ của cán bộ, chiến sỹ Đội CSGT số 1 - Phòng CSGT Hà Nội.
Nhiều bạn đọc đã gọi điện đến tòa soạn hết lời khen ngợi lực lượng CSGT đã phối hợp với công an quận, phường tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông rất khoa học tại các tuyến đường, khu vực dẫn vào các đền, chùa như chùa Bồ Đề (Long Biên), Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa)... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lễ chùa, cầu may. Một số người dân còn phấn khởi so sánh vào dịp Tết các năm trước, con đường từ trên đê dẫn vào khu vực chùa Bồ Đề, quận Long Biên rất lộn xộn, ken chặt các loại phương tiện ô tô, xe máy, ảnh hưởng đến việc tham quan, đi lễ chùa của người dân nhưng dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, tình trạng trên đã chấm dứt, giao thông tại đây rất thông thoáng, lực lượng CSGT phối hợp với công an phường sở tại phân luồng từ xa, hướng dẫn các phương tiện đỗ xe đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.
Có thể nói, người dân đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, công sức của lực lượng CSGT Hà Nội. Những lời khen chân tình ấy dành cho các anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn TTATGT trong đêm Giao thừa và cả dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, góp phần cùng với lực lượng Công an Thủ đô bảo vệ Tết an toàn, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
Theo ANTD
Loay hoay tìm cách "quản" phố cổ Giá trị của khu phố cổ Hà Nội đã được nhận diện từ mấy chục năm nay. Tuy nhiên, TP vẫn chưa thể hoàn thiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc ở khu vực đặc biệt này. Tôn tạo, bảo tồn phố cổ Hà Nội vẫn là vấn đề hóc búa chưa có lời giải Ngày 20-12, Sở QH-KT Hà Nội...