Đặc sắc áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên
Ngày 29/10, tại thác Pa Sỹ, thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã phối hợp nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên.
Toàn cảnh buổi trình diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên tại tại thác Pa Sỹ, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum).
Đây là lần đầu tiên có chương trình thời trang thổ cẩm được biểu diễn với không gian chính là chung quanh lòng hồ thác Pa Sỹ và rừng thông thơ mộng.
Hơn 100 diễn viên không chuyên người dân tộc và 40 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu đã diễn đạt câu chuyện thổ cẩm dệt bằng sợi tơ của Bảo Lộc giữa rừng núi đại ngàn Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là “nàng thơ” của Kon Tum.
Hoa hậu Ngọc Hân trình diễn các mẫu áo dài thổ cẩm Tây Nguyên.
Sự kết hợp giữa áo dài thổ cẩm Tây Nguyên và thác Pa Sỹ tạo nên 1 bức tranh tuyệt đẹp.
Video đang HOT
Các màn trình diễn được diễn ra trong khung cảnh đẹp huyền bí thơ mộng như tiên cảnh.
Lần đầu tiên áo dài trên nền vải thổ cẩm xuất hiện tại thác Pa Sỹ, là sự kết hợp độc đáo của những kiệt tác thiên nhiên và con người.
Nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết, những chiếc áo dài trên nền vải thổ cẩm là sản phẩm vải độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: Ê Đê, Ba Na, Xê Đăng… Với mỗi cộng đồng dân tộc, các họa tiết thổ cẩm sẽ khác nhau, cách phối màu cũng khác nhau.
Rất đông du khách thập phương và người dân Kon Tum đến xem chương trình trình diễn áo dài đặc biệt này.
Hình ảnh những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Tây Nguyên đẹp mê hồn trong khung cảnh thác Pa Sỹ.
Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên đã thu hút hàng trăm lượt du khách đến xem, với sự tham gia trình diễn của 80% diễn viên là học sinh dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum.
Nét đẹp từ thổ cẩm Tây Nguyên tại buổi trình diễn.
Các người mẫu, diễn viên hòa mình trong khung cảnh huyền ảo của buổi trình diễn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông Đặng Quang Hà, chia sẻ: Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Đây là lần đầu tiên bộ sưu tập áo dài trên nền vải thổ cẩm của nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh và 10 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước chính thức hội tụ tại Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ tươi đẹp, hùng vĩ này sẽ khởi nguồn cho sự phát triển của thổ cẩm Tây Nguyên nói chung và thổ cẩm Kon Tum, Kon Plông nói riêng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông Đặng Quang Hà tặng hoa chúc mừng nhà thiết kế Minh Hạnh sau khi kết thúc chương trình.
Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột
Nằm giữa vùng Tây Nguyên xanh tươi, trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột mùa này mát mẻ, chưa nhiều mưa, cũng không quá hanh khô nên rất lý tưởng cho các chuyến đi của dân xê dịch.
Nếu đã cảm thấy cuồng chân, muốn tìm nơi du lịch, thư giãn hoặc đơn giản là "đổi gió" sau thời gian miệt mài "work from home", Buôn Ma Thuột sẽ là một lựa chọn đầy thú vị.
Khác với vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ và luôn đông đúc của Đà Lạt, thành phố Buôn Ma Thuột mang đến cho du khách một cảm nhận mãnh liệt, sống động rất Tây Nguyên.
Các điểm nằm trong "checklist" của du khách khi đến thành phố cao nguyên này có thể kể đến là chương trình khám phá thủ phủ cà phê. Cà phê chính là một phần văn hóa của Buôn Ma Thuột, cũng là văn hóa của những người dân bản địa nơi du khách ghé thăm.
Cà phê - một phần không thể thiếu của xứ Ban Mê (Ảnh: Internet)
Nhấm nháp ly cà phê nồng nàn hương vị của vùng đất bazan màu mỡ nơi này, dù ở những quán trung tâm sang trọng hay ở ngoại ô thành phố cũng sẽ là một sự chiêm nghiệm độc đáo mà bạn chỉ có thể tìm thấy ở "Ban Mê".
Ngắm thác Dray Sap - Dray Nur hay du ngoạn hồ Lắk, khám phá Công viên quốc gia Yok Don đều là những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Buôn Ma Thuột.
Thác Dray Nur giữa núi rừng (Ảnh: Pinterest)
Tuy nhiên, để níu chân du khách, có lẽ các món ăn độc đáo của thành phố này cũng góp phần không nhỏ. Món bún đỏ thường được nhiều du khách sành ăn "review" là món nhất định phải trải nghiệm khi đến Buôn Ma Thuột. Bún đỏ thoạt nhìn giống bún riêu, nhưng khi thưởng thức mới thấy sự khác biệt trong hương vị của món bún đỏ so với bún riêu. Những viên riêu cua đậm đà kết hợp cùng vị ngọt của rau cần nước và cải ngọt đã làm lưu luyến nhiều du khách đến xứ này.
Bún đỏ - đặc sản độc đáo (Ảnh: Internet)
Trong không khí se lạnh của phố núi những buổi chiều tối, không thể bỏ qua món bánh ướt, thịt nướng. Bánh ướt vừa hấp, thịt mới nướng nóng hổi vừa được đem ra từ lò, cùng nem lụi và nhiều loại rau rừng, gia vị đặc biệt khác tạo nên những cuốn thịt thơm phức, béo nhưng không ngậy, vừa đủ dinh dưỡng nhưng cũng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, các món bún giò chìa, phở khô... cũng là những món ăn làm nên phong vị ẩm thực rất riêng của phố núi.
Ngã 6 thành phố Buôn Ma Thuột (Ảnh: Internet)
Chỉ cách Sài Gòn 1 giờ đường bay hoặc khoảng 7 giờ đường di chuyển ô tô, thành phố Buôn Ma Thuột có đủ tiện nghi nhà hàng, khách sạn để phục vụ khách du lịch. Buôn Ma Thuột có thể là một lựa chọn mới, thú vị cho nhiều du khách đang có kế hoạch du lịch.
Kinh nghiệm du lịch Gia Lai tổng hợp từ chuyến đi thực tế Nếu bạn đang lên ý tưởng cho một chuyến du lịch đến Tây Nguyên thì chắc chắn không thể bỏ qua Gia Lai đẹp tuyệt vời đúng không? Những ai đam mê chinh phục, trải nghiệm hãy đến Tây Nguyên một lần, tìm về với Gia Lai để hiểu được hết cái đẹp, cái độc đáo của nó. Nếu Đà Lạt mang vẻ...