Đặc phái viên Triều Tiên đến gặp Tổng thống Nga
Đặc phái viên của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến tới Nga trong tuần này, gặp Tổng thống Putin để thảo luận các vấn đề song phương đang chờ giải quyết.
Ông Choe Ryong-hae (áo đen, phải), thư ký cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên, xuất hiện hôm 4/10. Ảnh: Yonhap
Theo Bộ Ngoại giao Nga, Choe Ryong-hae, bí thư của đảng Lao động Triều Tiên, trợ lý thân cận của lãnh đạo Kim Jong-un, hôm nay bắt đầu chuyến thăm kéo dài 8 ngày tới Moscow.
“Ông Choe sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 18/11 với tư cách đặc phái viên của lãnh đạo Kim”, Yonhap dẫn lời một nguồn tin ngoại giao đề nghị giấu tên ở Seoul nói. “Choe được cho là sẽ chuyển thư của ông Kim tới Tổng thống Putin và thảo luận những vấn đề liên quan tới an ninh và kinh tế”.
Một số quan sát viên nhận định, đôi bên cũng sẽ bàn bạc về khả năng tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo.
Video đang HOT
Chi tiết về hành trình của Choe vẫn chưa rõ ràng, nhưng ông này dự định sẽ ở lại Moscow đến 21/11, sau đó bay tới thành phố Khabarovsk và Vladivostok ở phía đông nước Nga trước khi trở về Bình Nhưỡng.
Chuyến thăm của ông Choe diễn ra vào thời điểm Triều Tiên đang thực hiện nhiều chiến dịch ngoại giao mạnh mẽ trong những tháng gần đây để tránh một nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm triệu tập ông Kim tới Tòa án Hình sự Quốc tế vì những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Choe từng gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng với tư cách phái viên của lãnh đạo Kim Jong-un vào năm ngoái và có chuyến thăm bất ngờ tới Hàn Quốc cùng hai lãnh đạo cấp cao khác của Triều Tiên hồi đầu tháng 10.
Vũ Hoàng
Theo VNE
HĐBA Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình Trung Đông
Trước tình hình căng thẳng ở Trung Đông, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã triệu tập một cuộc họp khẩn ngày 10/7 theo đề xuất của đặc phái viên các nước Arab.
Khói lửa bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza ngày 9/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào 14 giờ (giờ GMT), 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an sẽ tiến hành tham vấn kín sau khi nghe báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về diễn biến cuộc khủng hoảng.
Trong ngày 9/7, ông Ban Ki-moon đã có các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo nhiều nước, trong đó có Thủ tướng Israel Netanyahu, Tổng thống Palestine Abbas, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Trong các cuộc nói chuyện, Tồng Thư ký Liên hợp quốc đã cảnh báo "Gaza ở đang bên bờ vực" và "nguy cơ bạo lực lan rộng là có thực." Theo ông Ban Ki-moon, khu vực Trung Đông đang phải đối diện với "một trong những thách thức nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua."
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế phối hợp với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine thiết lập "một tầm nhìn chính trị để ngăn chặn căng thẳng tiếp tục leo thang."
Các quốc gia trên thế giới cũng tiếp tục đưa ra phản ứng trước diễn biến tại Trung Đông.
Ngày 9/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đều lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công bằng rốckét từ Dải Gaza vào Israel.
Cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Tel Aviv đã ra thông báo đóng cửa và khuyến cáo công dân hạn chế đi lại, do lo ngại bạo lực leo thang giữa Israel và Dải Gaza.
Trong khi đó, hai nước lân cận Israel là Ai Cập và Liban đang triển khai các biện pháp tăng cường an ninh, trong đó Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực biên giới giáp Dải Gaza và quân đội Liban đẩy mạnh các hoạt động tuần tra biên giới với Israel.
Theo Vietnam
Tổng thống Ukraine bác bỏ đàm phán với lực lượng ly khai miền Đông Ngày 19-6, đặc phái viên Tổng thống Ukraine phụ trách giải quyết tình hình tại các khu vực ly khai cho biết, Tổng thống Petro Poroshenko đã bác bỏ bất kỳ cuộc đàm phán nào với đại diện của các nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng (DPR và LPR) ở miền đông Ukraine. "Rõ ràng là không thể có...