Đặc phái viên Myanmar vẫn được công nhận tại Liên hợp quốc
Liên hợp quốc và Mỹ vẫn xem Đặc phái viên của Myanmar là đại diện chính thức của quốc gia châu Á tại tổ chức lớn nhất thế giới.
Hôm 3/1, đại sứ Liên hợp quốc của Mỹ Linda Thomas-Greenfield cho biết bà vẫn coi ông Kyaw Moe Tun là đại diện cho Myanmar tại Liên hợp quốc. Dù hai ngày trước đó, cơ quan truyền thông của Myanmar đã thông báo sa thải ông Moe Tun.
Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc, cho biết các vấn đề liên quan đến ông Kyaw Moe Tun sẽ được giải quyết tại ủy ban thông tin của Liên hợp quốc. Ủy ban này đã không xử lý việc sa thải ông Moe Tun.
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun. (Ảnh: MOFA)
Ông Kyaw Moe Tun bị Myanmar tuyên bố cách chức vì ” phản bội đất nước ” và ” lạm dụng đặc quyền và chức trách của một đại sứ “. Trước đó, ông đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ” hành động quyết liệt ” để chấm dứt sự đàn áp của quân đội Myanmar và thả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.
Video đang HOT
” Chúng tôi được truyền cảm hứng từ tuyên bố dũng cảm của ông Kyaw Moe Tun. Chúng tôi chưa thấy bất kỳ bằng chứng chính thức hoặc yêu cầu nào về việc ông ấy bị sa thải, hiện tại ông ấy vẫn là đại diện của chính phủ Myanmar “, bà Thomas-Greenfield cho biết hôm 1/3.
” Mỹ cam kết… thúc ép quân đội (Myanmar) lật lại các hành động của họ và khôi phục chính phủ dân chủ. Nhưng tình thế trước mắt chúng ta không hề cho thấy rằng họ sẵn sàng thực hiện điều mà tôi cho là một quyết định dễ dàng cho họ “, đại sứ Thomas-Greenfield nói thêm.
Bà Thomas-Greenfield cũng đề cập đến vụ việc cảnh sát Myanmar nổ súng đàn áp người biểu tình vào cuối tuần qua, khiến ít nhất 18 người chết và hơn 30 người bị thương.
Hôm 27/2 là ngày biểu tình đẫm máu nhất ở Myanmar kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2. Các lực lượng an ninh nước này mở rộng các biện pháp đàn áp mạnh tay với người tuần hành trên cả nước, dù Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing từng khẳng định chính quyền vẫn đi theo con đường dân chủ và cảnh sát hạn chế sử dụng vũ lực.
Ngày đẫm máu ở Myanmar, 7 người chết trong biểu tình chống quân đội
Cảnh sát Myanmar đã nổ súng vào những người biểu tình hôm 28/2 và ít nhất 7 người đã thiệt mạng, theo nguồn tin của Reuters.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội giành chính quyền và bắt giữ Cố vấn Aung San Suu Kyi cùng với phần lớn các lãnh đạo đảng của bà vào ngày 1/2. Quân đội cáo buộc cuộc bầu cử mà đảng của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng là gian lận.
Ít nhất 7 người chết trong cuộc biểu tình ngày 28/2, theo Reuters, khi cảnh sát nổ súng và sử dụng các biện pháp khác như lựu đạn choáng, hơi cay để giải tán đám đông.
Biểu tình tại Myanmar. (Ảnh: Reuters)
Thống Tướng Min Aung Hlaing cho biết tuần trước rằng chính quyền quân sự sử dụng vũ lực tối thiểu để đối phó với các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, 10 người biểu tình đã chết cho đến nay. Quân đội cho biết 1 cảnh sát cũng thiệt mạng.
Các động thái của quân đội dường như ngày càng mạnh mẽ hơn trong khi những người biểu tình tiếp tục từ chối rút lui.
Đài truyền hình MRTV do nhà nước điều hành cho biết hơn 470 người đã bị bắt hôm 27/2. Chưa rõ có bao nhiêu người bị bắt hôm 28/2.
Trong 3 tuần qua, các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp Myanmar. Trong khi đó, một cuộc đình công diễn ra trên quy mô toàn quốc, thu hút sự ủng hộ của các bác sĩ, kỹ sư, công nhân đường sắt và nông dân.
Tối 26/2, đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc, ông Kyaw Moe Tun, có một bài phát biểu đầy xúc động, kêu gọi quốc tế hành động để giúp khôi phục nền dân chủ và bảo vệ người dân Myanmar. Đến tối 27/2, MRTV thông báo ông đã bị cách chức vì lạm dụng quyền lực và có những hành vi sai trái do không tuân theo chỉ thị của chính phủ.
Cố vấn Aung San Suu Kyi vẫn chưa xuất hiện trước công chúng kể từ sau cuộc đảo chính và luật sư của bà cho biết ông không thể gặp bà. Bà đang bị cáo buộc nhập khẩu trái phép máy bộ đàm và vi phạm luật phòng chống thảm họa do vi phạm các hạn chế về COVID-19.
Phiên tòa tiếp theo của bà dự kiến sẽ được tổ chức vào 1/3. Nếu bị kết tội, bà có thể bị ngăn cản tranh cử trong các cuộc bầu cử trong tương lai.
Đại sứ Myanmar tại LHQ thề 'đấu tranh' Đại sứ Kyaw Moe Tun tuyên bố sẽ tiếp tục "đấu tranh" sau khi bị chính quyền quân sự Myanmar sa thải vì bài phát biểu "phản bội đất nước". "Tôi đã quyết định sẽ đấu tranh tới khi còn có thể", đại sứ Kyaw Moe Tun ngày 27/2 trả lời phỏng vấn, sau khi truyền thông nhà nước Myanmar thông báo ông...