Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc bị đe dọa ở Crimea
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Robert Serry ngày 5.3 cho biết, ông đã phải cắt ngắn một sứ mệnh tại Khu tự trị Crimea thuộc Ukraine sau khi bị các binh sĩ trong quân phục không phù hiệu đe dọa.
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại Crimea, ông Robert Serry – Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ), ông Serry, người được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cử làm đặc phái viên tại Crimea, cho biết các binh sĩ đe dọa ông sau khi ông đến thăm căn cứ hải quân của Ukraine tại thành phố Simferopol của Crimea, theo AFP.
Những binh sĩ này, được gọi là lực lượng phòng vệ, nói rằng họ nhận được lệnh đưa ông Serry ra sân bay ngay lập tức và một cuộc đối đầu đã xảy ra.
Ông Serry phải tạm lánh trong một quán cà phê tại thành phố Simferopol. Các binh sĩ cùng đám đông người cầm cờ Nga bao vây quán cà phê này.
Video đang HOT
Cuối cùng, ông Serry bị buộc phải rời khỏi Crimea, lên chuyến bay đi đến thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phát ngôn Liên Hiệp Quốc Farhan Haq cho AFP biết, ông Serry sẽ sớm quay lại Kiev để tiếp tục sứ mệnh của ông tại Ukraine.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov (thân Nga) nói rằng: “Chúng tôi mời họ đến đây”.
Tổ chức vì An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) ngày 5.3 cho biết họ gửi 35 quan sát viên quân sự đến Crimea, nhằm giúp hạ nhiệt căng thẳng ở Ukraine.
Phúc Duy
Theo TNO
Quân đội Nga tràn vào Crimea chỉ còn là vấn đề thời gian
Trong ngày 01-03, cả Thượng và Hạ viện Nga đều yêu cầu chính phủ đưa quân vào Crimea. Đáp ứng yêu cầu đó, Tổng thống Putin đã yêu cầu Hội đồng Liên bang cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga trên lãnh thổ Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin làm đại diện chính thức của Tổng thống LB Nga tại Hội đồng Liên bang Nga và đệ trình thông điệp đề nghị Hội đồng Liên bang về việc sử dụng lực lượng vũ trang LB Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố: "Trên cơ sở mục "g" - phần 1 - Điều 102 của Hiến pháp LB Nga, tôi gửi tới Hội đồng Liên bang Nga đề nghị cho phép sử dụng Lực lượng vũ trang LB Nga trên lãnh thổ Ukraine, cho đến khi tình hình chính trị ở đất nước này ổn định trở lại".
Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin sẽ làm đặc phái viên để truyền đạt thông điệp của Hội đồng Liên bang cho ông Putin, đồng thời báo cáo tình hình hoạt động quân sự cho Hội đồng (trong trường hợp đề nghị này được chấp thuận).
Cũng trong ngày 1-3, Duma quốc gia Nga, tức Hạ viện Nga đã yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin thực thi các biện pháp nhằm ổn định tình hình trên bán đảo Crimea thuộc Ukraine và sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ người dân địa phương khỏi các hành động bạo lực và vô pháp luật.
Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea
Cùng ngày, Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cũng tuyên bố tình thế hiện nay có thể cho phép Nga đưa một số lượng quân hạn chế, để đảm bảo an toàn cho Hạm đội biển Đen và các công dân Nga. Ông cho biết, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Tổng thống Putin và Hội đồng Liên bang.
Trong khi đó, ngay từ ngày 28-02, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh cáo buộc Nga đã đưa 30 xe bọc thép và hàng chục máy bay trực thăng chở 6.000 binh sĩ đến Crimea, nhằm giúp lực lượng dân quân địa phương thân Nga giành độc lập, ly khai khỏi chính quyền lâm thời thân phương Tây ở Kiev.
Trong ngày 01-03, lực lượng thân Nga và đặc nhiệm Berkut đã chiếm đóng 1 sân bay dân dụng và 1 sân bay quân dụng, đồng thời giải giáp lực lượng quân đội và biên phòng của chính quyền cũ mà không hề xảy ra đổ máu. Đồng thời họ cũng đã chiếm một số căn cứ tên lửa phòng không. Trong khi đó, lực lượng của hạm độ biển Đen thì đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các trụ sở và cơ quan chính quyền mới.
Cũng trong ngày 1-3, Nga đã thẳng thắn từ chối yêu cầu mở một cuộc đàm phán của chính phủ lâm thời Ukraine mà Moscow coi là "không hợp pháp" và tuyên bố "sẽ bảo vệ công dân Nga bằng mọi giá". Với sự đồng thuận của Thượng-Hạ viện và đông đảo nhân dân Nga, cùng với thỉnh cầu giúp đỡ của chính phủ mới ở Crimea, chắc chắn Hội đồng Liên bang sẽ phê chuẩn đề nghị của ông Putin.
Việc Nga đưa quân vào nước cộng hòa tự trị này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo ANTD
Syria: Khi các nước chỉ mải đổ lỗi cho nhau Vòng đàm phán thứ hai của hội nghị hòa bình Geneva II giữa chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad với phe nổi dậy được cho là đã thất bại hoàn toàn. Ngay sau đó, các nước và các bên bắt đầu lao vào chỉ trích, đổ lỗi cho nhau. Phe nổi dậy Syria đổ lỗi cho chính quyền Assad. Chính quyền...