Đặc phái viên LHQ đề nghị truy tố ông Kim Jong-un
Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đề nghị Liên Hiệp Quốc thông báo với Triều Tiên rằng ông Kim Jong-un có thể phải đối mặt với việc bị điều tra và truy tố về tội lạm dụng quyền lực, chống lại loài người.
Lãnh đạo Triều Tiên Chính quyền ông Kim Jong-un thường xuyên đối mặt với các cáo buộc vi phạm nhân quyền – Ảnh: Reuters
Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền đề nghị Liên Hiệp Quốc thông báo với Triều Tiên rằng ông Kim Jong-un và các quan chức cấp cao khác của nước này có thể phải đối mặt với việc bị truy tố về tội lạm dụng quyền lực và chống lại loài người, theo AFP ngày 16.2.
Ông Marzuki Darusman, đặc phái viên theo dõi vấn đề nhân quyền của Triều Tiên, cho biết những nhà lãnh đạo Triều Tiên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc làm của họ đối với người dân Triều Tiên. Trong một bản báo cáo sẽ được đệ trình cho Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào giữa tháng 3.2016, ông Darusman đề nghị Liên Hiệp Quốc thông báo với lãnh đạo Triều Tiên khả năng có một cuộc điều tra và khởi tố chống lại ông Kim Jong-un và những người trợ giúp ông ta.
Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng đề nghị thành lập ban điều tra độc lập đối với các lãnh đạo Triều Tiên. Từ năm 2014, báo cáo của Liên Hiệp Quốc cáo buộc chính phủ Triều Tiên có “những vi phạm nhân quyền mang tính quy mô và hệ thống”.
Video đang HOT
“Các trại tù chính trị được duy trì. Các báo cáo về tra tấn và vi phạm đối với tù nhân chính trị và tù thường phạm vẫn tiếp tục”, bản báo cáo viết.
Ông Darusman nhấn mạnh đến tầm quan trọng sử dụng Tòa án hình sự quốc tế để xét xử trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhưng nói rằng đó là “khả năng xử lý chỉ đối với lãnh đạo cao nhất”, theo Reuters.
Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, thường lấy quyền phủ quyết của thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để bác các đề nghị xét xử lãnh đạo Triều Tiên về vấn đề nhân quyền.
Tuy nhiên, Trung Quốc hồi tuần qua đã ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc buộc Triều Tiên phải “trả giá” cho việc phóng tên lửa và thử bom nhiệt hạch hồi đầu năm nay, buộc Bình Nhưỡng trở lại với bàn đàm phán sáu bên, Reuters cho hay. Cuộc đàm phán sáu bên giữa Triều Tiên và 5 nước trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã gián đoạn nhiều năm nay.
Chưa thấy Triều Tiên lên tiếng về đề nghị của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc. Bình Nhưỡng lâu nay vẫn phủ nhận các cáo buộc đối với lãnh đạo Triều Tiên.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hàn Quốc cắt điện, nước khu công nghiệp Kaesong
Hàn Quốc thông báo đã cắt nguồn điện, nước tại khu công nghiệp Kaesong sau khi Triều Tiên phong toả nơi này.
Hàn Quốc đã đưa toàn bộ lao động ra khỏi khu công nghiệp Kaesong - Ảnh: Reuters
Các quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo nguồn điện cung cấp cho khu công nghiệp Kaesong đã bị cắt vào 23 giờ 53 ngày 11.2, nguồn nước cũng bị cắt theo, theo hãng tin Yonhap ngày 12.2.
Trước đó, Hàn Quốc hôm 10.2 thông báo ngừng mọi hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong trên đất Triều Tiên sát biên giới Hàn Quốc, vốn được hợp tác chung giữa 2 nước, để đáp trả hành động thử bom nhiệt hạch và phóng tên lửa của Triều Tiên gần đây.
Đáp lại, Triều Tiên gọi việc làm của Hàn Quốc là "tuyên bố chiến tranh" và sau đó đáp trả bằng cách đưa quân chiếm giữ tất cả tài sản tại khu công nghiệp và trục xuất người lao động Hàn Quốc tại đây về nước. Yonhap cho hay toàn bộ 280 người Hàn Quốc tại khu công nghiệp đã được đưa về nhà trong đêm 11.2.
Có khoảng 55.000 lao động Triều Tiên làm việc trong 124 xí nghiệp nhỏ và trung bình tại khu công nghiệp Kaesong. Nơi này cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 54 km về phía tây bắc. Mức lương bình quân của các lao động Triều Tiên tại đây khoảng 160 USD mỗi tháng, theo Reuters.
Mặc dù mối quan hệ giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên căng thẳng trong nhiều năm qua, nhưng khu công nghiệp chung này chỉ từng bị đóng cửa một lần duy nhất trong 5 tháng vào năm 2013. Nguyên nhân cũng là do những căng thẳng sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 3.
Các nước gồm Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng vụ phóng tên lửa đạn đạo mới đây của Triều Tiên cũng giống như vụ thử bom nhiệt hạch hồi tháng trước, đã vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Các nước này vẫn đang bàn bạc đưa ra biện pháp trừng phạt nặng hơn đối với Triều Tiên.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc cử đặc phái viên sang Triều Tiên Đặc phái viên Trung Quốc đã nói với chính phủ Triều Tiên rằng Bắc Kinh không muốn thấy bất kỳ diễn biến nào khiến tình hình căng thẳng leo thang, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 5.2. Trung Quốc mới đây cho biết đã cử đặc phái viên sang nói chuyện với Triều Tiên về vấn đề hạt nhân,...