Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kết thúc chuyến thăm Timor Leste
Nhân chuyến thăm, làm việc tại Timor Leste trong các ngày 30-31/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày trưng cầu dân ý về độc lập của Timor Leste; dự phiên họp toàn thể của Quốc hội Timor Leste; thăm trụ sở Công ty viễn thông Viettel Timor.
Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đến chào Thủ tướng Timor Leste Taur Matan Ruak.
Tối 30/8, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày trưng cầu dân ý về độc lập của Timor Leste (30/8/1999 – 30/8/2019). Tại lễ kỷ niệm, Timor Leste đón gần 500 đại biểu thuộc 38 đoàn quốc tế tham dự, trong đó có Việt Nam.
Ngay 30/8/1999, người dân Timor Leste xếp hang tư sang sơm đê bo phiêu trong cuôc trưng câu dân y do Liên hợp quốc giam sat. Kêt qua cho thây 78,5% người dân muôn đươc đôc lâp. Năm 2002, nươc Timor Leste ra đơi. Sau 20 năm Ngày trưng cầu dân ý về độc lập, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng chính phủ, nhân dân Timor Leste đang nỗ lực xây dựng, phát triển đất nước để chứng minh con đường đã lựa chọn là đúng đắn.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng thống Francisco Guterres Lu Olo cho rằng buổi lễ là ngày kỷ niệm lòng dũng cảm mà nhân dân Timor Leste đã thể hiện để giành được quyền trưng cầu dân ý, bầu cử cho độc lập; ghi nhớ lòng dũng cảm, sự tận tâm của người dân, vinh danh, tri ân những người anh hùng.
Video đang HOT
Khi bỏ phiếu cho độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1999, người dân Timor Leste đã một lần nữa khẳng định cam kết, quyết tâm chủ quyền nhằm xây dựng lại nhà nước. Timor Leste còn chặng đường dài phía trước trong công cuộc xây dựng, phát triển nền dân chủ, cũng như nhà nước để phát triển thể chế chính trị, văn hóa và bản sắc dân tộc. Những khát vọng này sẽ thành hiện thực nếu mọi người dân được tham gia xã hội một cách dân chủ; đất nước đạt thành tựu về kinh tế – xã hội, đem lại lợi ích, tiến bộ cho mọi người dân.
Tổng thống Francisco Guterres Lú Olo cũng cho rằng Timor Leste cần đưa ra một cam kết mạnh mẽ nhằm đối phó với những thách thức phía trước, đó là tăng nguồn thu ngân sách để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu, khí đốt; đa dạng hóa nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vững dựa trên khu vực sản xuất, trong đó có nông, ngư nghiệp, du lịch, công nghiệp thực phẩm, khám, chữa bệnh, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên; xóa bỏ suy dinh dưỡng ở phụ nữ, trẻ em; đảm bảo bình đẳng giới giữa nam – nữ một cách hiệu quả. Nếu muốn cạnh tranh trên cộng đồng quốc tế, Timor Leste phải phát triển kinh tế. Đây là con đường phải đi để có điều kiện sống tốt đẹp hơn, xây dựng đất nước phát triển – nơi người dân được tiếp cận với giáo dục chất lượng, y tế tốt, tham gia bảo vệ xã hội và có nhiều việc làm. Timor Leste ngày nay là một nước tự do và độc lập. Tổng thống Francisco Guterres Lú OLo gửi thông điệp đến giới trẻ rằng cần phải sẵn sàng cho tương lai, tin tưởng vào những gì cuộc sống sẽ mang lại trong tương lai. Chỉ ra những thách thức thế giới cũng như Timor Leste đang phải đối mặt, Tổng thống Francisco Guterres Lú Olo khẳng định Timor Leste mong muốn có sự hợp tác hiệu quả hơn trong cộng đồng quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã dự phiên họp toàn thể của Quốc hội Timor Leste.
* Sáng 31/8, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đến thăm, làm việc với Công ty viễn thông Viettel Timor (Telemor). Trò chuyện với đội ngũ lãnh đạo, nhân viên Công ty Telemor, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự phát triển của Telemor tại Timor Leste. Thời gian tới, Telemor cần tiếp tục duy trì chất lượng viễn thông tốt, để giữ vững vị trí số một tại Timor Leste (phát triển mạnh nhất, chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất). Bên cạnh đó, Telemor nên tiếp tục phát triển công nghệ mới, chuyển dịch phát triển từ viễn thông sang ICT; phát triển các nền tảng; hạ tầng an ninh mạng; hỗ trợ xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho Chính phủ tại Timor Leste – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý.
Cụ thể, Telemor cần sử dụng các sản phẩm công nghệ của mình để hỗ trợ Timor Leste. Điển hình như, một trong những vấn đề cấp bách đã được Tổng thống Francisco Guterres Lú Olo nhấn mạnh đó là phát triển giáo dục đào tạo. Vì vậy, Telemor cần tạo ra các nền tảng về đào tạo để giúp Chính phủ Timor Leste giải quyết bài toán này, đồng thời cần đầu tư phát triển các nền tảng khác về lao động việc làm để giúp Chính phủ Timor Leste giải quyết được vấn đề thất nghiệp, dư thừa lao động.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị Telemor phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để cử các đoàn chuyên gia Việt Nam sang giúp nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên ngành của Timor Leste về các lĩnh vực như quản lý tần số, chuyển đổi số quốc gia… An ninh mạng cũng được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh như là điều kiện tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số quốc gia, xây dựng chính phủ điện tử. Telemor cần làm việc với các cơ quan liên quan của Timor Leste để nghiên cứu, xem xét khả năng hỗ trợ xây dựng trung tâm giám sát an ninh mạng cho Chính phủ Timor Leste.
Telemor được thành lập ngày 22/8/2012, chính thức cung cấp dịch vụ từ ngày 10/7/2013. Doanh thu năm 2018 đạt 35,4 triệu USD; hiện là nhà mạng di động lớn nhất tại Timor Leste, chiếm 54% thị phần thuê bao di động (Telemor là một trong ba công ty viễn thông đang hoạt động tại đây), phủ sóng 97% đất nước, với 218 trạm BTS (2G, 3G, 4G) đến từng xã, 2,500 km cáp quang, đạt 567 nghìn thuê bao di động. Đến nay, Telemor đã tạo việc làm cho khoảng 238 nhân viên chính thức (trong đó có 208 người sở tại, chiếm 87% tổng lao động) và hơn 129 lao động gián tiếp tại đất nước Timor Leste với thu nhập cao; tổ chức nhiều hoạt động xã hội ước tính khoảng 200.000 USD…
Sau khi làm việc với Telemor, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại Timor Leste.
Theo Tin, ảnh: Phúc Hằng (TTXVN)
Thủ tướng Australia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Ngày 22/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-24/8/2019 theo lời mời củaThủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: TTXVN phát
Thành viên của Đoàn Thủ tướng Australia thăm chính thức Việt Nam gồm: Ngài Scott Morrison, Thủ tướng Australia; bà Jenny Morrison, Phu nhân Thủ tướng; bà Robyn Mudie, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam; Tiến sỹ John Kunkel, Chánh văn phòng Thủ tướng; Tiến sỹ Martin Parkinson, Tổng thư ký, Bộ Thủ tướng và Nội các; bà Frances Adamson, Tổng thư ký, Bộ Ngoại giao và Thương mại; bà Michelle Chan, Cố vấn an ninh quốc gia và cố vấn cao cấp về các vấn đề quốc tế, Văn phòng Thủ tướng; ông Justin Hayhurst, Trợ lý Tổng thư ký, Ban Quốc tế, Bộ Thủ tướng và Nội các; ông Andrew Carswell, Thư ký báo chí, Văn phòng Thủ tướng; bà Sonia Gentile, Giám đốc chương trình, Văn phòng Thủ tướng; ông Nico Louw, cán bộ điều hành, Văn phòng Thủ tướng; ông Daniel Ward, Cố vấn, Văn phòng Thủ tướng; bà Kate Williams, Cố vấn truyền thông, Văn phòng Thủ tướng; ông Lindsay Youman, Trưởng ban Lễ tân, Bộ Thủ tướng và Nội các.
Thủ tướng Australia Scott Morrison sinh ngày 13/5/1968 tại thành phố Sydney, Bang New South Wales, Australia, có trình độ học vấn là Cử nhân Kinh tế Đại học New South Wales, Australia.
Quá trình công tác: Từ năm 1989 - 1995, ông là Giám đốc quốc gia, Hội đồng nghiên cứu chính sách và tài sản công Australia. Trong hai năm 1995 - 1996, ông đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Nhóm công tác của Australia về Du lịch.
Từ năm 1996 - 1998, ông là Chủ tịch, Hội đồng du lịch Australia. Từ năm 1998-2000, ông giữ chức Giám đốc Văn phòng Du lịch và Thể thao New Zealand.
Từ năm 2000 - 2004, ông trở thành Lãnh tụ Đảng Tự do bang New South Wales (Australia). Năm 2004-2006, ông là Giám đốc điều hành, Cơ quan Du lịch Australia. Từ năm 2007, ông là Nghị sỹ Quốc hội Australia.
Trong hai năm từ 2013-2014, ông là Bộ trưởng Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới. Từ năm 2014-2015, ông là Bộ trưởng các vấn đề xã hội. Từ năm 2015-2018, ông là Bộ trưởng Bộ Ngân khố.
Từ tháng 8/2018 đến nay, ông là Thủ tướng, Chủ tịch Đảng Tự do Australia, Lãnh tụ Liên đảng Tự do-Quốc gia cầm quyền.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Scott Morrison diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Australia phát triển mạnh mẽ, tin cậy chính trị ngày càng gia tăng thông qua trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Hợp tác hai nước trên các lĩnh vực đang phát triển tốt đẹp, đạt được những kết quả tích cực. Hai bên hợp tác tốt và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Việt Nam và Australia đều đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời đang tích cực phối hợp thúc đẩy hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Theo Thu Phương (TTXVN)
Australia thông qua hiệp định phân định hải giới với Timor Leste Thủ tướng Scott Morrison khẳng định với việc thông qua hiệp định, Australia đã sẵn sàng trở thành đối tác của Timor Leste, cùng khai thác mỏ khí đốt Greater Sunrise vì lợi ích của cả hai nước. Hiệp ước phân định ranh giới trên biển giữa Australia và Timor Leste được ký kết ngày 6/3/2018 tại New York, Mỹ. (Nguồn: dfat.gov.au) Quốc...