Đặc phái viên ASEAN về Myanmar ưu tiên giải quyết khủng hoảng nhân đạo
Theo hãng tin Kyodo, Đặc phái viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Myanmar mới được bổ nhiệm Erywan Yusof sẽ ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang bùng phát tại quốc gia thành viên này do đại dịch COVID-19.
Bên trong bệnh viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Mandalay, Myanmar. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn ngày 7/8, ông Yusof, Bộ trưởng Ngoại giao thứ 2 của Brunei nêu rõ: “Chúng tôi phải hoàn thành rất nhiều cuộc tham vấn trước, điều này sẽ cần một chút thời gian và rồi chúng tôi sẽ tới Myanmar… Việc đi tới đó là hết sức cấp bách, nhưng đó phải là một chuyến thăm được chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Là một phần trong sứ mệnh của mình, ông cho biết muốn tiếp xúc và thuyết phục tất cả các bên trong cuộc khủng hoảng chính trị của Myanmar tiến tới đối thoại. Ông nêu rõ: “Những gì chúng tôi muốn là họ bắt đầu đối thoại, ít nhất là bắt đầu”.
Việc bổ nhiệm đặc phái viên đã được các Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước thành viên ASEAN nhất trí ngày 4/8 sau khi các nhà lãnh đạo của khối đồng ý tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Indonesia hồi tháng 4 về một “Đồng thuận 5 điểm” nhằm giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng tại Myanmar.
Việt Nam phát huy vai trò tháo gỡ vướng mắc tại hội nghị ASEAN
Thứ trưởng Ngoại giao cho biết Việt Nam đã vận động để các nước nhất trí cử đặc phái viên Myanmar và thúc đẩy để Anh trở thành đối tác đối thoại của ASEAN.
Video đang HOT
"Chúng ta tiếp tục phát huy vai trò trong thúc đẩy triển khai các kết quả đã đạt được trong năm ASEAN 2020, duy trì được các nội dung là quan tâm của chúng ta trong chương trình nghị sự của ASEAN, trong đó có vấn đề gắn sự hợp tác tiểu vùng với các chương trình hợp tác của ASEAN", Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nói về những sáng kiến Việt Nam đã đề xuất để thúc đẩy tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong giải quyết các vấn đề thách thức của ASEAN, trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 7/8 về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 54 và các hội nghị liên quan.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng trả lời phỏng vấn tại Hà Nội ngày 7/8. Ảnh: BNG .
"Chúng ta cũng đã phát huy vai trò rất tích cực trong việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn, bế tắc vì các quan điểm khác nhau, ý kiến khác nhau trong hội nghị. Chính chúng ta là người đã đưa ra đề xuất và vận động các nước để đi đến thỏa thuận cử đặc phái viên về Myanmar, cũng như đạt được đồng thuận để Anh trở thành đối tác đối thoại của ASEAN", Thứ trưởng nói thêm.
Hội nghị AMM 54 diễn ra vào thời điểm ASEAN đứng trước nhiều thách thức, gồm Covid-19, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa các nước lớn, tình hình phức tạp ở Biển Đông và chính biến tại Myanmar.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng liệt kê các điểm nhấn mà hội nghị đạt được là càng trong khó khăn, càng thấy nổi bật giá trị của ASEAN, quyết tâm của các nước ASEAN ngày càng mạnh mẽ, được cộng hưởng với sự ủng hộ của các nước đối tác.
Về vấn đề Myanmar, hội nghị đạt được đồng thuận cử được đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar là Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei. Đồng thời, ASEAN cũng quyết định triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, thông qua Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA) do Tổng thư ký ASEAN đứng ra gánh vác, điều phối.
Để chống Covid-19, ASEAN khẳng định nỗ lực triển khai các sáng kiến chung, tiếp tục các kế hoạch hợp tác trong ứng phó dịch bệnh. ASEAN cũng nhận được nhiều cam kết hợp tác, hỗ trợ của các đối tác, với số lượng vaccine dành cho các nước ASEAN càng ngày càng nhiều cùng các kế hoạch phục hồi kinh tế hậu dịch đang được tích cực thúc đẩy.
ASEAN còn đạt được dấu mốc rất quan trọng về đối ngoại là đồng ý chấp thuận để Anh trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN.
Thứ trưởng đánh giá các nước đối tác thừa nhận về giá trị và vai trò của ASEAN và rất tôn trọng ý kiến của ASEAN. "Họ rất mong muốn gắn kết chiến lược, chính sách của mình với hợp tác khu vực, với quan điểm về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ASEAN. Đây là một kết quả rất là tốt", ông nói.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh các nước đối tác đều có các cam kết mạnh mẽ, cụ thể về việc hỗ trợ ASEAN chống Covid-19 và phục hồi bằng những việc rất cụ thể như cấp vaccine và cung cấp kỹ thuật, như thiết bị kho lạnh để chứa vaccine, hoặc giúp đào tạo cán bộ y tế.
Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19 được thiết lập vào năm ngoái và đã có 20,8 triệu USD đóng góp của các nước thành viên và đối tác. ASEAN quyết định sử dụng 10,5 triệu USD để mua vaccine cho các nước thành viên thông qua hợp tác với UNICEF. "Hiện nay, thỏa thuận giữa ASEAN và UNICEF đang được hoàn tất. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm hoàn tất để có thể triển khai và thông qua UNICEF, dùng tiền đó để mua vaccine cho các nước ASEAN", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nói.
Để phục hồi sau đại dịch, ASEAN quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, duy trì các giao dịch, giao thương của các nước không bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cao nhất có thể trong hoàn cảnh này cho doanh nghiệp để có thể duy trì thương mại và đầu tư.
ASEAN sẽ đẩy mạnh hợp tác để chuyển đổi số. Các Bộ trưởng ASEAN phụ trách về hợp tác số đã thông qua Kế hoạch chuyển đổi số của ASEAN cho đến năm 2025. "Đây là tiến bộ rất lớn, các nước sẽ đẩy mạnh triển khai thương mại điện tử trong ASEAN", Thứ trưởng nhận định.
Đồng thời, ASEAN quyết tâm tận dụng và đẩy mạnh các Hiệp định đã ký kết về tự do hóa thương mại, cố gắng phê chuẩn sớm nhất Hiệp định RCEP, ông cho biết thêm.
Về vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng nhấn mạnh ASEAN vẫn duy trì quan điểm nhất quán là ủng hộ, nhấn mạnh hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực và xây dựng lòng tin. Các nước phải kiềm chế, không có hành động làm theo thang căng thẳng, các hành động quân sự hóa hay tái tạo đảo, những hoạt động gây tổn hại quyền lợi chính đáng của các nước ở ven biển. Các nước đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS, nhấn mạnh UNCLOS là khuôn khổ để điều chỉnh các hoạt động của các nước trên biển và trên đại dương.
"Quan trọng là các nước nhất trí rằng COC phải thực chất, tổng thể, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS", Thứ trưởng cho biết. "Và điểm mới là: trước đây, đây chỉ là quan điểm của ASEAN thì nay Trung Quốc cũng đã chấp nhận quan điểm đó. Điều đó sẽ định hướng quá trình thương lượng COC thời gian tới".
ASEAN bổ nhiệm đặc phái viên tại Myanmar Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bổ nhiệm Ngoại trưởng thứ hai của Brunei, ông Erywan Yusof, làm đặc phái viên của khối tại Myanmar. ASEAN đã bổ nhiệm Ngoại trưởng thứ hai của Brunei, ông Erywan Yusof, làm đặc phái viên của khối tại Myanmar. Ảnh: REUTERS Thông cáo báo chí ra ngày 4/8 nhấn mạnh vai trò...