Đặc nhiệm Trung Quốc tập nhảy dù trên Tây Tạng
Hơn 300 binh sĩ thuộc một lữ đoàn đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện nhảy dù từ trực thăng trên khu vực cao hơn 4.000 m.
Kênh CCTV của Trung Quốc ngày 9/9 đưa tin một lữ đoàn đặc nhiệm thuộc bộ chỉ huy phụ trách khu vực Tây Tạng và một lữ đoàn không quân phối hợp tổ chức huấn luyện nhảy dù “ở khu vực xa xôi với độ cao hơn 4.000 m so với mực nước biển”. Thời gian và địa điểm chi tiết không được công bố.
CCTV cho biết hơn 300 binh sĩ thuộc lữ đoàn đặc nhiệm thực hiện thành công lần nhảy đầu tiên trên cao nguyên Tây Tạng, khoảng 1.000 người sẽ tham gia khóa huấn luyện nhằm “đặt cơ sở tốt cho huấn luyện khoa mục nhảy dù vũ trang và nhảy dù cùng lúc ở khu vực có độ cao lớn”.
Khóa huấn luyện còn nhằm “cải thiện khả năng tấn công ba chiều” của các binh sĩ trên cao nguyên Tây Tạng, đồng thời “nâng cao khả năng tác chiến tổng thể” của lực lượng Trung Quốc đóng quân tại đây. Video cho thấy các binh sĩ đeo dù, đội mũ sắt bước lên một trực thăng Mi-171 và sau đó nhảy dù xuống thung lũng phía dưới.
Thông tin về cuộc tập trận trên China Military Online, trang thông tin của quân đội Trung Quốc (PLA), dường như cho biết buổi huấn luyện liên quan đến căng thẳng biên giới gần đây với Ấn Độ.
Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm của PLA ngày 8/9 công bố hình ảnh ít nhất ba oanh tạc cơ H-6 và một vận tải cơ Y-20 tại một sân bay được cho nằm ở Tây Tạng. CCTV hồi cuối tháng 8 đưa tin hàng trăm lính dù cùng khí tài hạng nặng được vận tải cơ Y-20 chở tới cao nguyên Tây Tạng để tham gia diễn tập.
Paper, trang tin tức có trụ sở tại Thượng Hải, đưa tin trong số các khí tài hàng nặng tham gia diễn tập nhảy dù có pháo phản lực 107 mm với tầm bắn khoảng 8 km. Mẫu pháo phản lực này được coi là vũ khí yểm trợ quan trọng cho lính dù và các lực lượng phản ứng nhanh khác.
Video đang HOT
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Căng thẳng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả ngày 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ và Trung Quốc đều điều quân tăng viện lên biên giới, bất chấp trước đó đồng ý rút bớt lực lượng tiền tuyến. Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng và Tân Cương những tháng qua, đồng thời công bố thông tin rộng rãi.
Chính phủ Ấn Độ ngày 31/8 cáo buộc Trung Quốc triển khai “các hoạt động quân sự khiêu khích” ba tháng sau khi “quân đội Trung Quốc sáp nhập 60 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh”.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc quân đội nước này vượt qua LAC, biên giới thực tế giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc tuyên bố lục quân Ấn Độ đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Truyền thông ngày 3/9 đưa tin một đặc nhiệm gốc Tây Tạng thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Tiền phương (SSF) của Ấn Độ thiệt mạng và một người khác bị thương trong một vụ nổ mìn gần hồ Pangon Tso, làm dấy lên nghi ngờ New Delhi đã triển khai đặc nhiệm tới khu vực biên giới tranh chấp. Tuy nhiên, Ấn Độ chưa xác nhận thông tin này.
Nguy cơ tính toán sai lầm ở biên giới Ấn - Trung
Những tính toán sai lầm nhỏ trên dãy Himalaya có thể khiến New Delhi và Bắc Kinh sa vào xung đột lớn, cựu cố vấn an ninh Ấn Độ cảnh báo.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần ẩu đả từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. 20 lính Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ này, phía Trung Quốc cũng chịu nhiều thương vong, song không công bố chi tiết.
Hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng, đồng thời thảo luận việc rút bớt lực lượng tăng viện cho khu vực biên giới. Tuy nhiên, trên thực địa, tình hình vẫn rất căng thẳng, khi không bên nào chịu nhượng bộ và rút lực lượng trước.
Một cuộc xô xát được cho là đã nổ ra và kéo dài ba tiếng hôm 7/9 ở gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), đóng vai trò như biên giới giữa hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc sau đó cáo buộc lẫn nhau đã nổ súng chỉ thiên trong vụ đụng độ, vi phạm thỏa thuận không nổ súng ở LAC.
"Tôi nhận ra rằng những tính toán sơ sẩy nhỏ có thể dẫn đến sai lầm lớn", Mayankodu Kelath Narayanan, cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, nói với CNBC ngày 9/9. "Tôi cho rằng giới tinh hoa Ấn Độ ít nhiều hiểu biết về điều này, song không rõ liệu giới chức Trung Quốc có hoàn toàn nắm được hay không".
Narayanan cảnh báo Ấn Độ và Trung Quốc đang trong tình huống "tiềm ẩn nhiều rủi ro". "Chúng tôi đang trong giai đoạn khó khăn trước mắt", Narayanan nói.
Lính Trung Quốc và Ấn Độ diễn tập chung tại thao trường ở bang Meghalaya, Ấn Độ, tháng 12/2019. Ảnh: PLA.
Trong vụ đụng độ hôm 7/9, Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố các binh sĩ Trung Quốc cố gắng áp sát một tiền đồn của Ấn Độ dọc theo đường LAC và "bắn một vài phát súng chỉ thiên để thị uy". Phía Ấn Độ khẳng định binh sĩ nước này không vượt qua LAC hay thực hiện hành vi gây hấn đối với lực lượng Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác cáo buộc và cho biết lính Ấn Độ "vượt biên bất hợp pháp" và "ngang nhiên nổ súng đe dọa lính biên phòng Trung Quốc đang tiếp cận họ". Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ "dừng ngay các hành động nguy hiểm", "điều tra và trừng phạt nghiêm khắc binh sĩ đã nổ súng".
Narayanan nhận định do các binh sĩ hai bên chiến tuyến đóng quân không xa nhau, "một vụ bắn nhầm chết người có thể làm leo thang nghiêm trọng căng thẳng" và có thể gây ra xung đột lớn hơn giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước cùng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ và Trung Quốc năm 1996 đạt được thỏa thuận không nổ súng ở khu vực biên giới trên vùng núi cao phía tây Himalaya để tránh xung đột quân sự toàn diện, song không có cơ chế thực hiện mang tính ràng buộc. Quân đội Ấn Độ đã cho phép các sĩ quan chỉ huy ở biên giới được ra lệnh nổ súng khi cần thiết sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6.
Chính phủ Ấn Độ ngày 31/8 cáo buộc Trung Quốc triển khai "các hoạt động quân sự khiêu khích" ba tháng sau khi "quân đội Trung Quốc sáp nhập 60 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh".
Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cho biết lực lượng nước này ẩu đả ba tiếng với binh sĩ Trung Quốc tại thung lũng hẹp Spanggur, gần làng Chushul ở đông Ladakh hôm 28/8. Một tiểu đoàn đặc nhiệm Ấn Độ nhận lệnh trả đũa và chiếm một doanh trại của Trung Quốc trên ngọn đồi quanh hồ Pangong Tso vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc quân đội nước này vượt qua LAC, biên giới thực tế giữa với Ấn Độ. Trung Quốc tuyên bố lục quân Ấn Độ đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Oanh tạc cơ Trung Quốc nghi xuất hiện gần Ấn Độ Ba oanh tạc cơ H-6 cùng vận tải cơ của không quân Trung Quốc huấn luyện ở "cao nguyên" được cho là Tây Tạng gần biên giới Ấn Độ. Tài khoản Weibo của Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 8/9 công bố các bức ảnh cho thấy ít nhất ba oanh tạc cơ Tây An H-6...