Đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện với thiết bị lạ
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc đã tiến hành bài tập nhảy dù từ thiết bị bay lên thẳng thường sử dụng cho các hoạt động du lịch và tuần tra thực thi pháp luật.
Báo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết, địa điểm diễn ra đợt huấn luyện ở vùng núi Qinling, tỉnh Thiểm Tây, nhưng không nêu thời gian cụ thể. Phương tiện được sử dụng để chở các lính đặc nhiệm là 2 thiết bị bay lên thẳng có tên Hunting Eagle.
Thiết bị bay lên thẳng Hunting Eagle có thiết kế khá lạ mắt. Nó không có khung bao xung quanh như trực thăng thông thường.
Thiết bị này được gọi là “Autogyro”, loại phương tiện bay ứng dụng nguyên tắc hoạt động của trực thăng. Cánh quạt chính trên đỉnh sẽ cung cấp lực nâng, trong khi lực đẩy tới được cung cấp bởi cánh quạt phía sau đuôi.
Autogyro được do kỹ sư người Tây Ban Nha sáng chế từ năm 1923. Ban đầu nó được sử dụng làm phương tiện bay quan sát cho những người đam mê hàng không. Ngày nay, Autogyro được dùng rộng rãi trong các hoạt động du lịch. Một số quốc gia sử dụng nó làm phương tiện bay giám sát và thực thi pháp luật.
Hai lính đặc nhiệm Trung Quốc nhảy dù ra khỏi thiết bị bay lên thẳng. Ảnh: Ifeng
Ưu điểm của thiết bị là tầm quan sát rộng do không bị cản trở bởi khung bao xung quanh. Bên cạnh đó, thiết bị này giúp các lính đặc nhiệm làm quen với độ cao và khoảng không từ khi cất cánh cho đến lúc đạt độ cao cần thiết để nhảy dù.
Thiết kế và vận hành khá đơn giản, nhỏ gọn có thể sử dụng ở những khu vực chật hẹp là những tính năng nổi bật của phương tiện bay này. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp cho các hoạt động đào tạo không chiến đấu vì không có khả năng tự vệ. Ngoài ra, do không có khung bao xung quanh nên phi công và binh lính đi cùng dễ bị tổn thương bởi hỏa lực mặt đất.
Video đang HOT
Theo_Zing News
Vụ đánh bom Brussels: Khám phá đặc nhiệm chống khủng bố Bỉ
Để trở thành thành viên lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố Bỉ, ứng viên phải có 4 năm kinh nghiệm trong quân ngũ.
Lực lượng đặc nhiệm (SFG) là một phần của lực lượng vũ trang Bỉ. Đơn vị được thành lập vào năm 1942 với tiền thân là một đơn vị lính dù do Không quân Hoàng gia Anh tổ chức và đào tạo. Đơn vị còn có tên gọi khác là (SAS Bỉ) theo tên của lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh.
Đơn vị có nhiệm vụ: Tiến hành các hoạt động trinh sát đặc biệt, chiến đấu luồn sâu, chống khủng bố, giải cứu con tin, bảo vệ nhân vật VIP, cứu hộ đặc biệt.
Do yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt là lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố, nên quá trình tuyển chọn và đào tạo của đơn vị phải tuân thủ theo một quy trình rất khắt khe. Ứng viên tham gia dự tuyển bắt buộc phải có ít nhất 4 năm kinh nghiệm trong quân ngũ, có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt.
Quá trình tuyển chọn và đào tạo diễn ra trong 4 giai đoạn. Ở vòng sơ loại đầu tiên, ứng viên phải vượt qua các bài kiểm tra về thể chất, khả năng đọc bản đồ, kiến thức quân sự chung, kỹ năng thiện xạ và đánh giá tâm lý.
Các ứng viên vượt qua vòng sơ loại sẽ bước vào giai đoạn đào tạo cơ bản kéo dài trong 6 tháng. Ở giai đoạn này, ứng viên được huấn luyện các kỹ năng cơ bản để sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, trong lòng kẻ thù.
Giai đoạn này, ứng viên phải vượt qua các bài kiểm tra về kỹ năng bắn súng, sinh tồn, công nghệ thông tin, sức chịu đựng thể chất, lặn, nhảy dù, lý thuyết và chiến thuật quân sự, kiến thức y tế căn bản, khả năng tác chiến hiệp đồng và độc lập.
Trong quá trình đào tạo căn bản, giai đoạn huấn luyện chiến thuật được xem là thách thức lớn nhất với các ứng viên. Giai đoạn này, họ phải thường xuyên thực hiện các bài tập thực địa với áp lực rất lớn về thể chất lẫn tinh thần.
Kỹ năng thành thạo các hạng mục của ứng viên phải đạt ít nhất 80%. Những ứng viên có kết quả dưới 80% sẽ bị loại khỏi đơn vị. Trong quá trình huấn luyện, yếu tố "trung thực và trung thành" được đặt lên hàng đầu. Bất kỳ ứng viên bị phát hiện gian lận lập tức sẽ bị đuổi khỏi đơn vị và cấm ghi danh vĩnh viễn.
Các ứng viên vượt qua giai đoạn đào tạo căn bản sẽ tiến đến giai đoạn đào tạo bổ sung kéo dài trong 12 tháng. Giai đoạn này, các ứng viên sẽ được huấn luyện chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể mà họ có kỹ năng. Ngoài ra, họ còn được đào tạo về kỹ năng nhảy dù ở độ cao lớn, xâm nhập từ đường biển và nhiều kỹ năng chiến đấu đặc biệt khác.
Đặc nhiệm Bỉ được trang bị nhiều khí tài hiện đại như: Súng trường tiến công FN SCAR, FN-2000, tiểu liên FN-90, FN Five-Seven và nhiều phương tiện hỗ trợ khác.
Sau khi hoàn tất giai đoạn đào tạo bổ sung, ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ tiến đến giai đoạn đào tạo chức năng kéo dài trong 3 tuần. Giai đoạn này họ được huấn luyện về kỹ năng nhảy dù ở độ cao tới 9,1 km, độ cao này người nhảy phải đeo mặt nạ dưỡng khí. Kỹ năng nhảy dù ở độ cao lớn này rất hữu ích trong các nhiệm vụ đột nhập bí mật.
Chương trình huấn luyện lặn chuyên sâu kéo dài từ 5-8 tháng. Giai đoạn này, ứng viên được đào tạo về kỹ năng lặn tự chủ và không tự chủ, kỹ năng sinh tồn dưới nước trong điều kiện bất lợi.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đơn vị đã tham gia vào rất nhiều chiến dịch chống khủng bố, giải cứu con tin với thành tích chiến đấu rất ấn tượng. Đơn vị đã góp phần tích cực trong các chiến dịch săn lùng nghi can khủng bố lẫn trốn ở Bỉ sau vụ thảm sát ở Paris.
Theo_Kiến Thức
Na Uy huấn luyện đội đặc nhiệm "toàn nữ" đầu tiên trên thế giới Na Uy là nơi đầu tiên trên thế giới có một lực lượng đặc nhiệm toàn n quân nhân. Được thành lập với tên gọi Jegertroppen (tiếng Anh là "Hunter Troop" -tạm dịch: đội thợ săn), đây là đơn vị tác chiến đặc biệt toàn nữ đầu tiên trên thế giới với mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện các chiến dịch...