Đặc nhiệm Triều Tiên định liều chết tấn công Hàn-Nhật?
Mạng tin Sankei ngày 29/5 cho biết Triều Tiên có kế hoạch tấn công liều chết nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tàu ngầm chở lính đặc nhiệm Triều Tiên bị Hàn Quốc bắt giữ.
Theo kịch bản chiến tranh này, Triều Tiên sẽ huy động 1.200 gián điệp đặc nhiệm để thực hiện kế hoạch đánh bom liều chết và làm nổ tung các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như căn cứ quân đội Mỹ đóng tại hai nước này
Theo xác nhận của các cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA), ông Kim Jong-un từng hạ lệnh “hãy biến Nhật Bản thành nơi con người không thể sống nổi bằng những đòn tấn công đồng thời của các đội quân cảm tử nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân.”
Tin cũng cho hay các tàu ngầm của Triều Tiên “dễ dàng xâm nhập Nhật Bản” và các vụ xâm nhập vẫn liên tục diễn ra.
Theo các sĩ quan, Triều Tiên đã tính đến điều này từ trước khi Nhật Bản bắt đầu vận hành các nhà máy điện hạt nhân thương mại và “trong thập niên 1960, các nhà máy điện hạt nhân được nhắm đến như là đối tượng của tấn công khủng bố.”
Là quốc gia phát triển hạt nhân nhưng Triều Tiên vẫn chưa chế tạo được các đầu đạn hạt nhân đủ nhẹ để có thể gắn vào tên lửa. Do đó, tấn công liều chết nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân được cho là cách nhanh nhất “tạo ra sức mạnh răn đe vượt xa cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Video đang HOT
Triều Tiên bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch này kể từ thập niên 1990, thời điểm Bình Nhưỡng phát triển các loại tàu ngầm đặc biệt phục vụ cho chiến dịch.
Cựu sĩ quan quân đội Triều Tiên cho biết thập niên 1990, gián điệp Triều Tiên thường xuyên xâm nhập lãnh thổ Nhật Bản nhằm thu thập thông tin. Họ lên bờ mà không hề bị phát hiện.
Các gián điệp này đều xuất phát từ căn cứ ở Triều Tiên và quay về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo vietbao
Thông tin "động trời" về máy bay, tên lửa, tàu ngầm Trung Quốc
Ngày 28-5, Báo Bưu điện Washington dẫn một báo cáo chuẩn bị cho Bộ Quốc phòng, chính phủ và các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho biết, các tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập và đánh cắp các mẫu thiết kế của nhiều hệ thống vũ khí hiện đại nhạy cảm bậc nhất của nước này.
Báo cáo đáng tin cậy này được chuẩn bị bởi Hội đồng Khoa học quốc phòng Mỹ, một nhóm cố vấn cao cấp gồm các chuyên gia chính phủ và dân sự, đồng thời cảnh báo mối đe dọa từ các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
Báo cáo này đã liệt kê danh sách hơn 20 loại vũ khí hiện đại và nhạy cảm nhất của Mỹ có thể đã bị hacker Trung Quốc đánh cắp mẫu thiết kế, bao gồm, hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến Patriot, các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao (THAAD), máy bay chiến đấu F/A-18, máy bay V-22 Osprey, trực thăng Black Hawk, máy bay chiến đấu F-35 JSF...
Báo cáo không trực tiếp cáo buộc tin tặc Trung Quốc đánh cắp các mẫu thiết kế này nhưng cho rằng những mẫu thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí đã bị gây tổn hại. "Không rõ bao nhiêu tài liệu mật của chúng tôi đã bị họ đánh cắp", một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ cho biết.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ
Báo cáo cũng không mô tả mức độ hoặc thời gian của các cuộc thâm nhập cũng như không cho biết, liệu hành vi trộm cắp xảy ra thông qua các mạng máy tính của chính phủ, các nhà thầu quốc phòng hay các nhà thầu phụ của Mỹ.
Các chuyên gia Hội đồng Khoa học quốc phòng Mỹ cảnh báo chiến dịch tấn công mạng dài hạn của tin tặc Trung Quốc nhằm vào hệ thống vũ khí quân sự tối tân của Mỹ có thể gây ra tác động kép: Vừa đẩy nhanh quá trình phát triển vũ khí của Bắc Kinh, vừa làm suy yếu sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai.
Báo cáo này được công bố khoảng 1 tháng trước khi Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California vào đầu tháng 6 tới.
Nội dung báo cáo cũng trùng với những cáo buộc của các phương tiện truyền thông Australia rằng, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp các bản thiết kế về trụ sở mới của cơ quan tình báo Australia. Những tài liệu bị đánh cắp mang tính nhạy cảm và có độ bảo mật cao, là những bản phác thảo từng tầng của trụ sở cơ quan tình báo Australia, cũng như hệ thống đường truyền liên lạc, vị trí đặt các máy chủ và hệ thống an ninh của cơ quan này.
Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ
Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc từ chối bình luận về danh sách từ báo cáo của Hội đồng khoa học Mỹ. Trong khi đó, dự kiến Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới tại California.
"Đó là một vấn đề mà chúng tôi sẽ nêu ra tại tất cả các cuộc gặp ở mọi cấp của chúng tôi với phía Trung Quốc", phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết.
"Và tôi khẳng định rằng đây sẽ là một chủ đề thảo luận khi tổng thống gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào đầu tháng 6 này".
Trong thời gian gần đây, Mỹ ngày càng cảnh giác hơn với tin tặc Trung Quốc. Hồi đầu năm, Lầu Năm Góc còn chỉ đích danh chính phủ và quân đội Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng kể trên. Trong một bài phát biểu vào tháng 3-2013, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, ông Thomas Donilon, nói rằng các vụ xâm nhập trên mạng đã lên tới quy mô chưa từng thấy và công khai kêu gọi Bắc Kinh "thực hiện các bước đi nghiêm túc nhằm điều tra" cáo buộc về các vụ tấn công lợi ích của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc thì khẳng định rằng họ không thực hiện bất kỳ hoạt động do thám không gian mạng nào đối với các cơ quan chính phủ và công ty của Mỹ, và còn cho rằng Bắc Kinh là một mục tiêu của các cuộc tấn công mạng từ Mỹ.
Theo vietbao
Biển Đông: Trung Quốc "gắp lửa bỏ tay người" Chiếc tàu cũ han rỉ của Philippines chốt trên một rạn san hô ở Bãi Cỏ Mây có nguy cơ trở thành điểm nóng mới, châm ngòi xung đột trên Biển Đông. "Nguy cơ hiện hữu rõ ràng" Những ngày gần đây, Manila mạnh mẽ và liên tục cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải sau khi 3 tàu Trung Quốc, trong...