Đặc nhiệm ‘SEAL’ Hàn và bí quyết chặn làn sóng Covid-19 lần hai
Tháng 5 vừa qua, khi Covid-19 quét qua các câu lạc bộ đêm tại Seoul, các nhà chức trách Hàn Quốc đã nhanh chóng triển khai lực lượng đặc biệt có thể ví như SEAL của hải quân Mỹ.
Lực lượng đặc biệt đó bao gồm các chuyên gia dịch tễ, chuyên gia dữ liệu và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, theo hãng tin Bloomberg.
Nhân viên xã hội mặc đồ bảo hộ trò chuyện với một vị khách từ bên trong phòng kiểm tra Covid-19 ở trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện H Plus Yangji, Seoul, ngày 24/7. Ảnh: TIME
Qua một cuộc điều tra, họ xác định được virus lây từ một vị khách câu lạc bộ đêm sang một sinh viên, một tài xế taxi rồi đến một lao động đang làm việc cùng 4.000 công nhân khác trong một kho hàng.
Hàng nghìn công nhân này, người thân và những người tiếp xúc với họ đã được tiếp cận và 9.000 người rốt cuộc đã được xét nghiệm. Hai tuần sau, “ổ dịch” kho hàng đã được khống chế hoàn toàn và số ca nhiễm dừng lại ở con số 152.
Những gì mà lực lượng đặc biệt – còn được gọi là các đội Phản ứng nhanh – đã làm hé mở cách thức Hàn Quốc – từng là tâm dịch Covid-19 tồi tệ thứ 2 thế giới – ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh mà không cần áp những biện pháp phong tỏa vốn đang gây xáo trộn cuộc sống ở mọi ngõ ngách trên thế giới này.
Vào thời điểm mà hàng loạt thành phố từ Los Angeles (Mỹ) đến Melbourne (Australia) và Tokyo (Nhật) đang chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 2, cách làm của Hàn Quốc cho thấy một trong những điển hình thành công nhất trong kiềm chế một loại virus đã cướp đi mạng sống của gần 664.000 người trên toàn thế giới.
Số ca nhiễm mới ở xứ sở kim chi chưa bao giờ về mức 0, nhưng mỗi ngày chỉ ghi nhận từ 30 đến 60 ca trong suốt 2 tháng qua, sau khi đạt đỉnh 800 trường hợp hồi tháng 2.
Chiến lược ngăn chặn Covid-19 của Hàn Quốc khác với các biện pháp được áp dụng ở nhiều nơi thuộc Trung Quốc hoặc cấm cửa du lịch ở New Zealand. Đất nước châu Á này thận trọng nhắm đến các điểm nóng nguy hiểm, rồi sau đó cho phép hầu hết mọi người tiếp tục cuộc sống và kinh doanh như bình thường.
“Chúng tôi vào cuộc khi thấy nguy cơ lây lan rộng và công việc chung của chúng tôi là tìm ra mối liên hệ giữa các ca bệnh và ngăn chặn dịch bùng phát”, Bloomberg dẫn lời Kwon Donghyok, Phó giám đốc khoa học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) chuyên trách các biệt đội kiểm tra. “Tìm ra các tiếp xúc tiềm tàng và điều tra nguyên nhân lây nhiễm là cốt lõi công việc của chúng tôi”.
Video đang HOT
Hiện Hàn Quốc có tỷ lệ lây nhiễm không xác định được nguồn gốc thuộc diện thấp nhất thế giới – khoảng 8% so với mức trên 50% ở nhiều nước đang bị Covid-19 tấn công trở lại. Quốc gia này có một chiến lược thành công bởi vì đã học được từ chính những cay đắng vừa trải qua, điều mà một số nước phương Tây chưa có được.
Tổng cộng hơn 14.200 ca nhiễm và 300 ca tử vong có liên quan đến ổ dịch bùng phát ở một giáo phái hồi tháng 2 và 3. Từ đó đến nay, những thành công đạt được đã giúp Hàn Quốc chặn được làn sóng Covid-19 lần 2.
CDC Hàn Quốc hiện có một đội ngũ khoảng 100 chuyên viên điều tra dịch tễ, so với chỉ 2 người vào thời kỳ bùng phát dịch MERS. Trong một ổ dịch tiềm tàng quy mô rộng, một số chuyên viên được huy động cho đội tác chiến mà vốn bình thường chỉ gồm 6-8 thành viên.
Bất kể ngày nào, các nhà chức trách cũng đều có thể điều tra các ổ dịch nguy cơ ở nhiều địa điểm khác nhau, từ các nhà thờ cho đến các câu lạc bộ cầu lông hay xe hơi. Lây nhiễm ở các cơ sở nguy cơ thấp sẽ được giới chức y tế địa phương xử lý, còn đội tác chiến chỉ tập trung vào những điểm nguy cơ cao.
Nhiều nước cũng đã thực hiện các biện pháp truy dấu vết tiếp xúc và mở rộng xét nghiệm, chẳng hạn như Đức. Nhưng gần đây một số nước gặp nhiều khó khăn hơn. Trong tháng 7, sự lây lan dịch bệnh ở Melbourne tăng cao kỷ lục vì chiến lược chống dịch không được thiết kế cho dân số nhập cư. Ấn Độ cũng đạt được một số thành công trong truy dấu và khống chế dịch ở khu ổ chuột Dharavi thuộc Mumbai, nhưng chưa thể nhân rộng mô hình này ra khắp đất nước.
“Sức mạnh then chốt trong chiến lược ứng phó đại dịch Covid-19 của Hàn Quốc là năng lực thực hiện một cuộc điều tra dịch tễ toàn diện trên từng bệnh nhân”, Bloomberg dẫn lời Jung Ki-suck – một cựu Giám đốc CDC và hiện là giáo sư thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Hallym. “Điều tra dịch tễ chưa bao giờ quan trọng đến thế, bởi vì nhờ đó chúng tôi có thể giảm thiểu quy mô ổ dịch và thậm chí chặn đứng các ca nhiễm mới”.
Chiến lược điều tra toàn diện và tỉ mỉ đó đã được đền đáp khi các nhà điều tra có thể theo dõi ổ dịch ở kho hàng tiếp sau ca gốc ở câu lạc bộ trên địa bàn khu dân cư Itaewon. CDC phát hiện một khách câu lạc bộ đêm là gia sư truyền virus cho một trong những sinh viên của mình. Sinh viên này – không hề biết bản thân bị nhiễm virus – lại sử dụng một phòng karaoke, truyền mầm bệnh cho một tài xế taxi hát ở phòng bên cạnh. Người lái xe đó lại là nhiếp ảnh gia bán thời gian và chụp ảnh cho một bữa tiệc sinh nhật ở một nhà hàng buffet trong khu vực, nơi có kho hàng.
Thông qua những hình ảnh giám sát và lịch sử cuộc gọi điện thoại, các nhà điều tra đã tiếp xúc với tất cả những người có mặt ở nhà hàng vào thời điểm tổ chức tiệc sinh nhật. Trong số những người nhiễm tại nhà hàng có một phụ nữ làm việc ban ngày tại kho hàng.
Truy dấu tiếp xúc ở Hàn Quốc nghĩa là phải xem lại hàng trăm giờ hình ảnh máy quay an ninh đã ghi lại và rà soát điện thoại di động cùng giao dịch thẻ tín dụng. Máy quay quan sát hiện rất phổ biến ở Hàn Quốc, được lắp đặt ở gần như mọi tuyến phố cũng như nơi làm việc.
“Những nước khác không có đủ năng lực làm việc đó thông qua điều tra trên các bệnh nhân”, vị cựu giám đốc CDC nói. “Chúng tôi có số ca ít hơn so với các nước khác, nhưng quan trọng hơn, quy chuẩn xã hội mà mọi người chấp nhận giảm bớt tính riêng tư vì lợi ích chung rộng lớn hơn đã tạo điều kiện cho điều tra toàn diện, và điều này là không thể tưởng tượng được ở các nước phương Tây”.
Ăn chơi hết mình vẫn trở thành triệu phú, hai chàng trai sở hữu công ty hàng triệu USD khi mới 19 tuổi
Hai chàng doanh nhân khá trẻ tuổi tới từ Melbourne, Úc mới chỉ tốt nghiệp trung học nhưng đã đồng sáng lập ra công ty công nghệ với giá trị hàng triệu đô la. Thậm chí còn ra mắt hai câu lạc bộ đêm hiện đại.
Fotios Tsiouklas, 19 tuổi và Alan Gokoglu, 19 tuổi là bạn thân của nhau. Hai chàng trai bước vào kinh doanh khi còn đang ngồi trên ghế trường cấp 3 sau khi Fotios Tsiouklas kiếm tiền trong các dự án công nghệ.
Họ gặp nhau lần đầu vào năm 7 tuổi. Cặp bạn bè này đã không thực sự thích nhau ngay từ ban đầu. Nhưng theo thời gian, họ dần trở thành bạn thân.
Năm 13 tuổi, Fotios bắt đầu mua mã chơi game từ một trang web và bán chúng trên eBay.
Victoria Alan Gokoglu (trái) và Fotios Tsiouklas (phải).
Thành công ban đầu, nhưng Victoria Alan Gokoglu và Fotios Tsiouklas khi đó mới 19 tuổi cũng đã khá tỉnh táo trong vấn đề đầu tư tiền của mình. Họ dồn tất cả để kiếm lợi nhuận cao nhất từ việc kinh doanh.
Hai chàng thiếu niên trẻ tuổi kiếm được 10.000 đô la (231 triệu đồng), một số tiền không thể tin được đối với một cậu học sinh.
Fotios từng sửa điện thoại hỏng và bán trên eBay và kiếm được 1000 USD/tuần (23 triệu đồng/tuần).
Năm 2015, Fotios học cách tạo các ứng dụng trên di động và bán được hơn 100 ứng dụng trên chợ ứng dụng online Flippa.com.
Các ứng dụng bán ra đã kiếm được 521.247 đô la (hơn 12 tỷ), người bạn thân nhất và là đối tác kinh doanh của anh. Alan Gokoglu trả lời trên trang Daily Mail Australia.
Tsiouklas chụp hình với hai người vui chơi tại hộp đêm Mango của Melbourne, nơi anh đang đồng sở hữu.
Năm 2018, Alan cùng Fotios tạo ra Kickspan - một công ty tiếp thị sở hữu cổng thông tin cung cấp thông tin về phát triển Web, các ứng dụng, chiến dịch truyền thông, thu thập dữ liệu, tư vấn kỹ thuật số và quản lý phương tiện truyền thông xã hội...
" Chúng tôi làm việc không ngừng nghỉ", Alan Gokoglu nói. Họ làm việc tối đa 14-16 tiếng/ngày, 7 ngày 1 tuần và bắt đầu từ năm 15 tuổi.
Công ty của Victoria Alan Gokoglu và Fotios Tsiouklas hiện có trị giá 2,8 triệu USD (hơn 64 tỷ đồng). Hai chàng trai này cũng đã tích lũy được 5 triệu USD (115 tỷ đồng). Cách tìm kiếm khách hàng của 2 chàng trai này là đến các câu lạc bộ đêm cao cấp.
Từ những thành công bước đầu đã giúp 2 người mở rộng văn phòng, phát triển sản phẩm mới là Apps4Brands. Hiện, Fotios đã tạm dừng học đại học để tập trung kinh doanh còn Alan đang học về kinh doanh tại Đai học Monash.
Đài Loan phạt người đàn ông trốn cách ly đi chơi hộp đêm 33.000 USD Các nhà chức trách Đài Loan ngày 23-3 cho biết một người đàn ông ở hòn đảo này đã trải qua một đêm "đắt tiền" sau khi bị phạt đến 1 triệu Đài tệ (33.000 USD) vì trốn cách ly đi câu lạc bộ đêm (nightclub). Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (thứ hai từ phải sang) lắng nghe giải thích quy...