Đặc nhiệm Nga rất giỏi võ
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng đặc nhiệm Nga (24.10.1950 – 24.10.2015), thiếu tướng Oleg Polguev, tư lệnh Biệt động dù của Nga đã đánh giá cao năng lực chiến đấu tay không của đặc nhiệm Nga.
Đặc nhiệm Nga được cho rất giỏi võ thuật – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Theo news.rambler.ru ngày 24.10, ông Polguev cho biết, hiện lực lượng đặc nhiệm của Nga và Mỹ được coi là lớn và mạnh nhất thế giới cả về quy mô lẫn hiệu quả tác chiến, nhưng riêng về chiến đấu tay không thì đặc nhiệm Nga vượt trội hơn cả.
Đặc nhiệm Nga được huấn luyện võ thuật với thời lượng nhiều hơn và cường độ cao hơn so với đồng nghiệp ở các nước khác, được học rất kỹ những thế võ hạ gục đối thủ trong nháy mắt hoặc khống chế bắt sống mà đối thủ không thể chống cự hoặc kêu cứu.
Ngoài ra, họ cũng phải thường xuyên tập luyện các môn võ đối kháng như quyền anh, judo, karate, taekwondo… để nâng cao thể lực và khả năng phản xạ.
Tướng Polguev cũng cho biết, công tác huấn luyện bộ đội đặc nhiệm ở Nga được thực hiện khắt khe, cứng rắn hơn rất nhiều so với các nước NATO. Không chỉ thế, đặc nhiệm Nga còn phải học sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí cá nhân của tất cả các nước khác sản xuất, phải biết điều khiển các loại phương tiện di chuyển như ô tô, xe bọc thép, thậm chí trực thăng. Đặc biệt, ngoài chiến thuật phối hợp đồng đội như ở các nước khác, đặc nhiệm Nga còn được huấn luyện chiến thuật chiến đấu đơn lẻ, kỹ năng tránh đạn, tránh vũ khí nguội, khả năng một mình tay không vô hiệu hóa nhiều địch thủ.
Tuy nhiên, tướng Polguev cũng đánh giá cao lực lượng đặc nhiệm của các nước NATO với trang thiết bị, vũ khí, phương tiện chuyên dụng hiện đại. Ông nhấn mạnh, đặc nhiệm các nước phương Tây vượt trội về năng lực trinh sát vì họ sở hữu những phương tiện do thám tối tân như robot, hệ thống định vị toàn cầu rất chính xác và gần đây họ cũng được học cách điều khiển các loại phương tiện di chuyển của Nga, kể cả các loại trực thăng chiến đấu.
Video đang HOT
Cách đây 65 năm, vào ngày 24.10.1950, Bộ Quốc phòng Liên Xô đã ra quyết định thành lập lực lượng đặc nhiệm với 46 đơn vị cấp đại đội rải đều ở các quân khu. Lúc đó cũng chính là thời điểm quan hệ Xô – Mỹ bắt đầu trở nên căng thẳng kể từ sau Thế chiến II.
Cho đến nay, đặc nhiệm Nga chỉ có một dịp thi thố tài năng ở nước ngoài, trong cuộc chiến Afghanistan hồi thập niên 1980. Trong cuộc chiến Syria hiện nay, Nga vẫn chưa quyết định can thiệp bằng bộ binh.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Uy lực của "Calibr" và "Onhiks"-tên lửa chống hạm Liên Xô-Nga
Ngày 21/10/1967, tàu khu trục "Eilat" của Israel đã bị tên lửa chống hạm Xô Viết P15 "Termit" phóng từ tàu tên lửa Ai Cập đánh chìm.
Cách đây tròn 48 năm, ngày 21/10/1967, tàu khu trục "Eilat" của Israel đã bị tên lửa chống hạm Xô Viết P-15 "Termit" phóng từ tàu tên lửa Ai Cập đánh chìm. Đây là lần đầu tiên tên lửa chống hạm tham chiến và sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho một thời đại mới trong chiến lược quân sự biển nói chung và phát triển vũ khí hải quân nói riêng.
Nhân sự kiện này, xin giới thiệu một số thông tin vắn tắt về tên lửa chống hạm.
Cuộc tấn công làm rung động thế giới
Tàu khu trục "Eilat" vốn là của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó được hạ thủy năm 1943 và mang tên là HMS Zealous. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai HMS Zealous thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các tàu vận tải trên tuyến đường biển Bắc cực chở vũ khí và trang bị vào cảng Murmansk cho Liên Xô. Năm 1955, Israel mua (hoặc được tặng) HMS Zealous và đổi tên thành "Eilat".
Trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez (1956), "Eilat" đã thực hiện một vụ tấn công táo bạo - công kích áp mạn tàu khu trục "Ibrahim I" của Ai Cập khi tàu này mạo hiểm tiến đến gần cảng "Haifa" của Israel để pháo kích cảng này. Chiếc tàu Ai Cập nói trên "bị bắt làm tù binh", được đưa vào trang bị cho Hải quân Israel và đổi tên thành "Haifa".
P-15 Termit -Tên lửa đối hạm dày dạn chiến công nhất của Liên Xô
Ngày 21/10/1967, "Eilat" với kíp thủy thủ 199 người thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu dọc bờ biển bán đảo Sinai (Israel chiếm được của Ai cập trong cuộc Chiến tranh 6 ngày - tháng 6/1967 mà người viết đã có dịp giới thiệu với bạn đọc). Khi còn cách cảng Port-Said (của Ai Cập) 15 hải lý, "Eilat" bị radar Ai Cập phát hiện.
Quân Ai cập nhanh chóng hành động. Tàu tên lửa "Comar" đang có mặt trong cảng lần lượt phóng 4 quả tên lửa P-15 "Termit" với giãn cách 5 phút/quả vào "Eilat". Thủy thủ tàu "Eilat" cố tiêu diệt tên lửa chống hạm có tốc độ dưới âm đang tiếp cận tàu bằng pháo phòng không, nhưng vô hiệu.
Quả tên lửa đầu tiên rơi đúng khoang máy, quả thứ hai lao thẳng vào sườn trái của tàu. Mặc dù đã ở tình thế không còn hy vọng nhưng kíp thủy thủ vẫn tiếp tục tìm cách cứu tàu. Nhưng quả tên lửa thứ ba đã phá hủy phần mũi của tàu và "Eilat" không còn một cơ hội sống sót nào. Tàu bốc cháy dữ dội và đạn dược trên tàu bắt đầu phát nổ. Chỉ huy tàu ra lệnh cho thủy thủ rời chiếc tàu đang chìm.
Khi tàu khu trục đã gần như chìm hẳn, quả tên lửa thứ tư phát nổ ngay giữa các xuồng và bè cứu hộ của các thủy thủ Israel. Chính quả tên lửa thứ tư này đã gây ra nhiều tổn thất sinh mạng nhất cho các thủy thủ Israel.
Trong tổng số 199 thủy thủ, có 47 người thiệt mạng, 90 bị thương. Các máy bay lên thẳng và tàu cứu hộ của Israel đã phải cứu các thủy thủ còn sống và vớt xác dưới làn mưa đạn pháo của Quân Ai Cập.
Vụ tàu khu trục "Eilat" bị tên lửa chống hạm đánh chìm cho thấy sức mạnh hủy diệt của loại vũ khí này. Từ thời điểm này (21/10/1967), tên lửa chống hạm được đầu tư phát triển rất nhanh. Những nước đầu tiên (sau Liên Xô) tập trung nghiên cứu phát triển loại vũ khí này là Thụy Điển và Israel.
Nhanh hơn, xa hơn, thấp hơn
Tên lửa chống hạm P-15 được thiết kế tại Phòng thiết kế "Dubna" của Tổng công trình sư Aleksandr Iakovlevich Bereznhiak. Hoàn thành các thử nghiệm và được đưa vào trang bị năm 1960. Tên lửa "Termit" P-15 là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới .
Tên lửa này có thiết bị gia tốc sử dụng thuốc nổ đẩy tên lửa ra khỏi container phóng, động cơ hành trình phản lực nhiên liệu lỏng. Tên lửa có tốc độ hành trình đến 320m/s.
Đây là loại vũ khí rất mạnh thời kỳ đó - đầu tác chiến bộc phá có trọng lượng gần 500 kg. Một biến thể của P-15 là P-15M, ngoài đầu tác chiến bộc phá còn có đầu tác chiến hạt nhân công suất 15Kt. Tầm bắn của tên lửa đến 40 km, còn sau cải tiến lên tới 80 km.
Tên lửa được điều khiển bằng hệ thống quán tính. Ở quỹ đạo cuối , đầu tự dẫn hồng ngoại và radar được kích hoạt để bám mục tiêu.
Nhưng đầu những năm 70, các chuyên gia Israel đã phát hiện được gót chân Asin của loại tên lửa - đầu tác chiến có khả năng chống nhiễu kém. Năm 1973, trong "Cuộc chiến ngày phán xét" (hay còn gọi là cuộc chiến tranh tháng mười - từ 06 đến 24/10/1973) Israel đã sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử và bẫy nhiệt để đối phó với P-15. Kết quả là Ai Cập và Syria trong cuộc chiến tranh này đã phóng 54 quả P-15 nhưng không một quả nào bay đến được mục tiêu.
Theo_Báo Đất Việt
Điểm yếu của phi đội chiến đấu cơ 'Chim ăn thịt' Mỹ Phi đội chiến đấu cơ hiện đại F-22 "Chim ăn thịt" của Mỹ không được đánh giá cao trong thực chiến bởi số lượng quá ít, không đảm bảo khả năng phối hợp tác chiến. Chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia Không quân Mỹ hiện sở hữu 186 máy bay tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor. Trong số này,...