Đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng khi giải cứu tù nhân IS
Một lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc đột kích cứ điểm Nhà nước Hồi giáo (IS) để giải cứu hàng chục con tin ở Iraq.
Đặc nhiệm Mỹ trong một cuộc diễn tập. Ảnh: US Navy
70 con tin “có nguy cơ bị hành quyết tập thể” hôm nay được giải cứu sau khi đặc nhiệm Mỹ cùng lực lượng Iraq và người Kurd tiến hành sứ mệnh, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói với CBS News.
New York Times dẫn lời các quan chức Iraq, cho biết lực lượng đặc nhiệm tiến hành cuộc đột kích vào sáng sớm hôm nay, vào một nhà tù tại ngôi làng ở phía đông thị trấn Hawija, bắc Iraq. Họ bắt được một số thành viên cấp cao của IS.
Một đặc nhiệm Mỹ bị bắn trong khu nhà và bị thương nặng. Anh này qua đời khi được chuyển đến Irbil.
Các con tin được cứu gồm 20 lính Iraq, người dân địa phương và một số chiến binh IS bị cáo buộc làm gián điệp. Họ cho biết, nếu không có cuộc đột kích, họ đã bị hành quyết sau lễ cầu nguyện buổi sáng.
Video đang HOT
Đây là nhiệm vụ lớn nhất mà đặc nhiệm Mỹ tiến hành chống lại IS kể từ khi họ đột kích vào nhà của Abu Sayyaf, thành viên cốt cán của IS tại đông Syria hồi tháng 5. Đặc nhiệm đã tiêu diệt hắn và thu giữ laptop cùng các thông tin khác. Đây cũng là lần đầu tiên lực lượng Mỹ chịu tổn thất về người khi tác chiến tại Iraq kể từ tháng 11/2011.
Liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu đang cố gắng giành lại thế thượng phong trước IS. Họ tăng cường tấn công nhóm cực đoan ở Ramadi, Baiji, các nơi khác ở Iraq và cả Syria. Hawija nằm dưới sự kiểm soát của IS và là điểm nóng trong vài tuần vừa qua.
Vị trí của Hawija tại Iraq. Đồ họa: BBC
Phương Vũ
Theo VNE
Đặc nhiệm 'tiêu diệt bin Laden' bị phiến quân IS dọa giết
Đặc nhiệm Mỹ, người tuyên bố đã bắn hạ trùm khủng bố Osama bin Laden, nhận được những lời đe dọa từ một phiến quân của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cựu đặc nhiệm Mỹ Robert O'Neill. Ảnh: Telegraph
Robert O'Neill cho hay ông "đã sẵn sàng" để đối đầu với IS sau khi một tài khoản mạng xã hội đăng tải địa chỉ nhà của cựu binh sĩ này và mô tả ông là "mục tiêu số một". Tài khoản được cho là thuộc về phiến quân người Anh Sally Jones, sử dụng bí danh là Umm Hussain Britaniya.
"Ta cung cấp thông tin này về Robert O'Neill cho các anh em của ta ở Mỹ và al-Qaeda tại Mỹ, mục tiêu số một để truy bắt và giết chết", lời đe dọa viết nhưng sau đó đã được xóa khỏi Twitter.
"Tôi đã sẵn sàng cho điều này kể từ khi chúng tôi tiêu diệt Osama bin Laden", ông nói với Fox News. "Tôi biết cách bảo vệ bản thân mình".
"Rất nhiều lần lời đe dọa đánh bom được đưa ra nhưng không có quả bom nào. Tuy nhiên đó là do các bạn chưa gặp mà thôi. Vì thế, mọi người hãy cẩn trọng hơn", ông nói thêm.
Phiến quân người Anh Sally Jones. Ảnh: Telegraph
O'Neill, 46 tuổi, từng tham gia vào chiến dịch đột kích dinh cơ của bin Laden tại Pakistan năm 2011. Trong các cuộc phỏng vấn hồi cuối năm ngoái, ông tuyên bố rằng mình chính là người đã bắn phát đạn hạ gục thủ lĩnh của al-Qaeda.
Tuy nhiên, đồng đội của O'Neill phản đối câu chuyện của ông và đưa ra ba phiên bản khác nhau về người đã thực sự hạ sát trùm khủng bố. Ông cũng bị điều tra với cáo buộc làm lộ bí mật.
O'Neill đã rời hải quân Mỹ vào năm 2012 sau một sự nghiệp lẫy lừng.
Trong khi đó, Jones, 45 tuổi, từng là một tay guitar chơi rock và là mẹ của hai con. Bà này đến Syria năm 2013 để gia nhập IS và tháng trước bị Bộ Ngoại giao Mỹ xác định như một chiến binh khủng bố nước ngoài.
Một người dân ở thị trấn Butte, Montana, nơi O'Neill hiện sinh sống, cho hay không lo sợ gì về việc IS đang để mắt đến thị trấn này.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mật vụ Mỹ bảo vệ Giáo hoàng Francis như thế nào? Lực lượng an ninh tham gia bảo vệ Giáo hoàng Francis trong những ngày ông lưu lại Mỹ là chưa từng có tiền lệ. Trong đó có các đội ứng phó chiến thuật, bắn tỉa phối hợp với hơn 20 cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát đám đông. Luôn có một hàng rào an ninh vây quanh Giáo hoàng Francis khi ở...