Đặc nhiệm Mỹ chuyển sang đối phó siêu cường
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ sẽ chuyển ưu tiên từ chống phiến quân sang chiến lược đối phó các đối thủ cấp “siêu cường” như Nga và Trung Quốc.
Chuẩn đô đốc Hugh Wyman Howard III, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt của hải quân Mỹ, ngày 28/4 cho biết lực lượng SEAL sẽ cắt giảm 30% số trung đội đặc nhiệm và tăng quy mô các đơn vị này nhằm “tăng năng lực sát thương và có thể đối phó các đối thủ tinh vi trên và dưới mặt biển”.
Theo Howard, trong hai thập kỷ qua, lực lượng đặc nhiệm SEAL chủ yếu tập trung vào các chiến dịch chống khủng bố và chiến đấu với phiến quân trên các sa mạc ở Iraq và vùng đồi núi tại Afghanistan. Tuy nhiên, ưu tiên chiến lược của họ giờ đây đã thay đổi và họ sẽ chú trọng tới tác chiến biển.
Đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ diễn tập tại Mammoth Lakes, bang California, tháng 12/2014. Ảnh: US Navy .
Các trung đội SEAL sẽ được bổ sung nhân sự để tăng cường năng lực tác chiến trong không gian mạng, tác chiến điện tử, vận hành các hệ thống không người lái, trau dồi kỹ năng thu thập thông tin tình báo, đánh lừa và đánh bại kẻ thù.
Video đang HOT
“Chúng tôi tạo ra áp lực cho chính mình nhằm phát triển và nắm được những lỗ hổng trong năng lực cũng như khả năng sống sót trước các mối đe dọa đến từ đối thủ trong cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường”, Howard cho biết.
Chuẩn đô đốc Howard công bố kế hoạch chuyển hướng tác chiến của đặc nhiệm hải quân trong bối cảnh Lầu Năm Góc triển khai chiến lược ưu tiên đối phó với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia được Mỹ đánh giá “phát triển quân đội nhanh chóng” và “cố gắng mở rộng ảnh hưởng toàn cầu”.
Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 28/4, trung tướng Francis Beaudette, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt của lục quân Mỹ, cho biết đã phân bổ 60% lực lượng tham gia “cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường”, số còn lại tiếp tục đối phó với chủ nghĩa cực đoan.
Các quan chức Lầu Năm Góc nhận định hai thập kỷ chiến đấu chống khủng bố đã rút cạn nguồn lực của Mỹ, khiến nước này “mất thế mạnh trước Nga và Trung Quốc”. Điều này khiến các lực lượng như đặc nhiệm SEAL phải tái cơ cấu để đối phó tốt hơn các mối đe dọa từ các siêu cường.
Mỹ chốt ngày rút hết quân khỏi Afghanistan
Mỹ sẽ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan từ tháng 4 và dự kiến kết thúc sau 5 tháng, đúng dịp kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 11/9.
"Tổng thống Biden quyết định rút binh sĩ khỏi Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến 20 năm của Mỹ tại đây", một quan chức Nhà Trắng ngày 13/4 cho biết. "Chúng tôi sẽ bắt đầu rút tuần tự lực lượng còn lại trước ngày 1/5 và đã lên kế hoạch đưa toàn bộ lính Mỹ ở Afghanistan về nước trước lễ kỷ niệm 20 năm sự kiện 11/9".
Quyết định rút quân khỏi Afghanistan sẽ kết thúc cuộc chiến dài nhất lịch sử của Mỹ, nằm trong thỏa thuận hòa bình được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump ký với Taliban trước đó. Theo cam kết ban đầu, Mỹ sẽ rút toàn bộ lực lượng còn lại, khoảng 2.500-3.500 quân, khỏi Afghanistan trước 1/5. Tuy nhiên, chính quyền Biden nhiều lần cho biết khó có khả năng hoàn thành trước thời hạn này.
Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin.
Đặc nhiệm Mỹ tham gia một trận đánh tại khu vực đông nam Afghanistan tháng 4/2019. Ảnh: US Army .
Quan chức Mỹ cho biết chính quyền Biden nhận định bất cứ mối đe dọa nào đối với nước này từ Afghanistan "đều ở mức có thể giải quyết được mà không cần hiện diện quân sự tại đây lẫn tiếp tục cuộc chiến với Taliban".
Quan chức này khẳng định đã đạt được mục tiêu trả đũa "những kẻ tấn công chúng tôi vào ngày 11/9 và ngăn lực lượng khủng bố dùng Afghanistan làm nơi trú ẩn an toàn để tấn công Mỹ".
Các đồng minh NATO và đối tác của Mỹ sẽ rút lực lượng khỏi Afghanistan trong cùng khung thời gian này, đồng thời tham vấn ý kiến của Washington.
Mỹ sẽ duy trì một lực lượng nhỏ ở Afghanistan để bảo vệ phái đoàn ngoại giao tại đây. Chính phủ Mỹ đang xác định lực lượng nào sẽ cần cho hoạt động bảo vệ đại sứ quán nước này ở thủ đô Kabul.
Washington cũng đã cảnh báo "rõ ràng" với Taliban rằng "không có điều khoản nào là chắc chắn". "Nếu Taliban tấn công quân đội Mỹ trong quá trình rút quân, chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ", quan chức Mỹ cho biết. "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các mối đe dọa hoặc dấu hiệu của các mối đe dọa khủng bố hay việc tổ chức al-Qaeda hồi sinh".
Quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Mỹ gây một số phản ứng trái chiều. Các nghị sĩ nước này đề xuất duy trì lực lượng hỗ trợ chính phủ Afghanistan, thậm chí chỉ trích đây là kế hoạch "điên rồ" và "thảm họa từ thói vô trách nhiệm". Tuy nhiên, các cựu binh Mỹ lên tiếng ủng hộ và hoan nghênh quyết định rút quân khỏi Afghanistan.
Cuộc chiến ở Afghanistan đã ngốn của nước Mỹ hơn 2.000 tỷ USD, khiến 2.355 lính Mỹ thiệt mạng, mà vẫn không đạt được mục tiêu biến quốc gia này thành một "nền dân chủ ổn định". Quân đội Mỹ từ lâu đã từ bỏ mục tiêu giành chiến thắng quân sự tại Afghanistan.
Số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan đã bị cắt giảm từ hơn 100.000 năm 2011 xuống 3.500, với hai nhiệm vụ chính là hỗ trợ trấn áp phiến quân al-Qaeda và gây áp lực buộc Taliban ký thỏa thuận hòa bình lâu dài với chính phủ Afghanistan.
Taliban dọa tập kích lính Mỹ không rút quân đúng hẹn Taliban tuyên bố sẽ tấn công lực lượng Mỹ bám trụ ở Afghanistan nếu Tổng thống Biden không giữ cam kết rút quân trước 1/5 theo thỏa thuận thời Trump. "Nếu quân đội nước ngoài không rút khỏi Afghanistan vào ngày được quy định trong thỏa thuận Doha, đó chắc chắn sẽ bị coi là hành động vi phạm điều ước mà Mỹ...