Đặc nhiệm Mỹ chuẩn bị được trang bị mũ chiến đấu tương lai siêu nhẹ?
Sắp tới đây, các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ có thể sẽ nhận được Fast SF – loại mũ chiến đấu tương lai mang trong mình nhiều tính năng tuyệt vời so với các trang bị cùng loại truyền thống.
Ông Tom Short với loại mũ chiến đấu tương lai Ops-Core Fast SF
Vừa qua tại triển lãm quân sự SHOT, công ty Gentex đã giới thiệu mẫu mũ chiến đấu mới Fast SF vốn thuộc chương trình nâng cấp trang bị của Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm Mỹ. Loại mũ này giữ lại tất cả tính năng bảo vệ của người tiền nhiệm Ops-Core Fast Maritime nhưng sẽ chỉ nhẹ 1kg (cỡ lớn, nhẹ hơn khoảng 10% so với loại mũ cũ)
Video đang HOT
“Chiếc mũ là sự kết hợp của việc giảm trọng lượng vỏ, vải bọc, thanh ray phụ kiện, phần chống chịu,…”, ông Tom Short – đại diện của Gentex cho biết. “Trọng lượng càng giảm bao nhiêu thì lực đè lên cổ sẽ giảm đi bấy nhiều, tạo sử thoải mái cho người dùng”.
Thiết kế mới được thương mại hóa này cũng sẽ có tính mô-đun cao hơn, đồng nghĩa với việc binh sĩ có thể dễ dàng thêm các thanh ray hoặc các phụ kiện dán trên mũ để lắp và kết hợp.
“Chúng tôi đã hoàn toàn xem xét và thiết kế lại mỗi thứ để khiến loại mũ mới tốt hơn”, ông Short tự hào. “Nó sẽ khiến bạn thoải mái, vững chãi và đa năng hơn. Người dùng hoàn toàn có thể tùy biến theo ý mình”.
Theo Danviet
Mỹ phá kỷ lục triển khai lính đặc nhiệm dưới thời Trump
Lính đặc nhiệm Mỹ được triển khai tới 149 quốc gia trong năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, cao gấp 1,5 lần so với thập niên 2010.
Lính đặc nhiệm hải quân Mỹ tham chiến tại Iraq. Ảnh: US Navy
"Chúng tôi hoạt động và chiến đấu ở mọi góc của thế giới", Sputnik dẫn lời tướng Raymond Thomas, tư lệnh Bộ chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt (SOCOM) của Mỹ tuyên bố. Dữ liệu mới cho thấy lính đặc nhiệm Mỹ đã xuất hiện ở 149 quốc gia trong năm 2017, cao hơn 50% so với thời cựu tổng thống George W. Bush.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cấp quyền quyết định lớn hơn cho chỉ huy quân sự ở các khu vực xung đột như Yemen và Somalia, cho phép họ tiến hành chiến dịch tiến công mà không cần thông qua Lầu Năm Góc. Trong 6 tháng đầu tiên dưới thời ông Trump, lực lượng của SOCOM đã tiến hành số nhiệm vụ tác chiến cao gấp 5 lần so với 6 tháng cuối nhiệm kỳ của cựu tổng thống Barack Obama.
Tuy nhiên, điều này khiến Mỹ phải dàn mỏng lực lượng phân bố trên thế giới, đồng thời khiến các nhà lập pháp nước này trở nên lo lắng. "Chúng tôi không biết quân đội Mỹ ở những đâu và đang làm gì", thượng nghị sĩ Lindsey Graham, thành viên Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, phát biểu hồi tháng 10.
Washington không có dấu hiệu thu nhỏ hoạt động triển khai lực lượng đặc nhiệm trên toàn thế giới trong năm 2018. Việc này có thể khiến SOCOM đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn, đồng thời hạn chế khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
"Đây là một sai lầm khủng khiếp nếu xét theo chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001. Chúng chỉ gây thêm nhiều thiệt hại và không có hiệu quả trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố", ông William Hartung, giám đốc Dự án Vũ trang và An ninh thuộc Trung tâm Chính sách Quốc tế, nhận định.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)