Đặc nhiệm Liên Xô đã đoạt vũ khí mới nhất của Mỹ ở Afghanistan như thế nào?
Nhờ mẫu súng có được, các chuyên gia Liên Xô đã phát triển các phương tiện vô hiệu hóa tên lửa Stinger, cứu mạng hàng trăm phi công quân sự
Vũ khí cho phiến quân
Một trong những phương tiện chống máy bay trực thăng, máy bay không người lái và máy bay quân sự hiệu quả nhất trong 50 năm qua là các hệ thống phòng không vác vai (Man-portable air-defense systems – MANPADS), đặc biệt là một số biến thể của Stinger. Fim-92 Stinger được phát triển bởi Tập đoàn General Dynamics (Mỹ) vào cuối những năm 70, được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1981. Với hơn 70.000 tổ hợp được sản xuất, Stinger hiện có trong trang bị của quân đội ba mươi nước.
Từ khi đưa quân vào Afghanistan (1979), Không quân Liên Xô làm chủ không trung và gần như không gặp bất cứ trở ngại nào. Sự xuất hiện của trực thăng yểm trợ hỏa lực Mi-24 tại chiến trường này đã quyết định kết quả trận chiến của các đơn vị Liên Xô chống lại Taliban – lực lượng chỉ được trang bị vũ khí cũ, lỗi thời. CIA đã cung cấp cho họ những khẩu súng trường do Anh sản xuất từ Thế chiến I, súng trường tấn công Kalashnikov AK-47, súng máy DShK và súng phóng lựu RPG-17 do Trung Quốc sản xuất, chất lượng thấp. Việc hà hơi tiếp sức các phần tử cực đoan này được thực hiện thông qua nước thứ ba và Mỹ luôn đứng trong bóng tối.
Binh sĩ Liên Xô trên chiến trường Afghanistan; Nguồn: nmpaomsk.ru
Tên lửa phòng không Stinger xuất hiện lần đầu tiên ở Afghanistan vào năm 1986. Quyết định cung cấp Stinger thế hệ mới với tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn cho phiến quân, người Mỹ đã theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc – tước bỏ ưu thế của Không quân Liên Xô; thử nghiệm các loại vũ khí mới và các biến thể mới của nó trong điều kiện chiến trường; đó cũng là một kiểu phản ứng “lịch sự” đối với việc Liên Xô cung cấp cho Việt Nam tên lửa Strela. Đây là một trường hợp độc nhất vô nhị khi họ cung cấp cho phiến quân các hệ vũ khí đang phục vụ trong Quân đội Mỹ.
Sự xuất hiện của Stinger đã tạo nên bước ngoặt – Không quân Liên Xô bắt đầu chịu tổn thất nặng nề nếu không nói là nó trở thành một nỗi ám ảnh lớn đối với quân đội Liên Xô. Do đó, việc đoạt mẫu Stinger nhằm hai mục đích – vạch trần việc Mỹ trực tiếp hỗ trợ vũ khí cho phiến quân, và cung cấp cho các nhà khoa học Liên Xô mẫu vũ khí mới nhất của Mỹ để tìm các giải pháp và phát triển phương tiện chống lại nó – trở nên quan trọng và cấp bách. Đó là lý do Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô lúc đó – Đại tướng Sokolov – tuyên bố, những người đầu tiên đoạt được được mẫu vũ khí lợi hại này sẽ được trao tặng danh hiệu Anh hùng.
Cuộc săn lùng không hề dễ dàng
Cuộc săn lùng Stinger diễn ra trong suốt cả năm. Trong một thời gian dài, chỉ có một phần súng Stingers đã qua sử dụng lọt vào tay quân đội Liên Xô, không thể đoạt được cả khẩu nguyên vẹn, chưa nói đến tài liệu kỹ thuật của nó. Ngày 5/1/1987, nhóm trinh sát gồm các trung úy Vladimir Kovtun và Vasily Cheboksarov thuộc đội Đặc nhiệm số 186 (Lữ đoàn đặc nhiệm 22 của Lực lượng GRU, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô) tiến hành trinh sát đường không và từ máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-24, phát hiện thấy một số phiến quân chạy trên 3 xe máy với tốc độ cao dọc theo hẻm núi Meltakai.
Chiếc Mi-24 chở các sỹ quan đặc nhiệm đã truy đuổi những kẻ bị tình nghi khủng bố. Linh cảm của các sỹ quan trinh sát đã không sai. Ngay khi nhận thấy một cuộc rượt đuổi từ trên không, bọn người đi xe máy đã dừng lại và dùng súng bộ binh bắn như vãi đạn. Chúng cũng lấy ra hai khẩu Stinger và phóng tên lửa. May mắn thay, các tên lửa bay trượt. Trong lúc bom rơi đạn nổ, bọn phiến quân không kịp triển khai ăng-ten trên các tổ hợp và bắn tên lửa như súng phóng lựu thông thường, nhờ đó, những chiếc Mi đã thần kỳ thoát nạn.
Afganistan – chiến trường mà Quân đội Liên Xô đã phải trả giá đắt cả về người và của; Nguồn: vz.ru
Sau đó, trực thăng Liên Xô đã hạ cánh xuống hẻm núi và đổ bộ lính đặc nhiệm. Lực lượng đặc nhiệm bắt đầu quần nhau với phiến quân sơn cước. Kết quả, 16 phiến quân bị tiêu diệt, 1 tên chạy thoát thân và khi Vladimir Kovtun kiểm tra chiến lợi phẩm, đã phát hiện ra không chỉ container súng Stinger FIM-92, mà còn cả một bộ tài liệu kỹ thuật hoàn chỉnh cùng cả địa chỉ nhà cung cấp ở Mỹ; lô Stinger này đến Afghanistan qua đường Pakistan.
Tổng cộng, trong quá trình săn lùng Stinger, quân đội Liên Xô đã có được tám bộ vũ khí này. Hiệu quả mang lại rất lớn, nó là bằng chứng không thể chối cãi về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Afghanistan thông qua việc cung cấp cho phiến quân những vũ khí tối tân nhất. Các nhà thiết kế hàng không Liên Xô và sau đó là Nga đã nghiên cứu và nhanh chóng phát triển các phương tiện hiệu quả để chống lại hệ thống phòng không vác vai Stinger, bằng cách đó, cứu mạng hàng trăm phi công quân sự.
Trong quá trình làm nhiệm vụ quốc tế ở Afghanistan, Vladimir Kovtun bị 7 vết thương, 2 lần được đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô nhưng chỉ được trao hai huân chương Sao Đỏ. Cũng không ai trong số các đồng đội của anh nhận được danh hiệu Anh hùng Liên Xô ngay như đã hứa, họ chỉ nhận được huân chương và huy chương. Mãi đến năm 2012, Trung tá Evgeny Sergeyev được truy tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga và vào ngày 15/2/2019 – ngày truyền thống của Lực lượng đặc nhiệm, danh hiệu Anh hùng nước Nga đã được Tổng thống Nga Putin trang trọng trao cho Vladimir Kovtun, lúc này là Đại tá đặc nhiệm dự bị./.
Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN (tổng hợp)
Video đang HOT
Liên Xô chế tạo, Việt Nam biến MiG-17 thành huyền thoại
Liên Xô chế tạo ra những vũ khí như súng tiểu liên AK-47, máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2..., đã trở thành huyền thoại ở Việt Nam.
MiG-17 la loai may bay có lịch sử tham chiến hết sức hào hùng. Loại máy bay đang tin cây, co tinh cơ đông cao, mang theo vũ khí mạnh mẽ này đã được hơn 40 quốc gia sư dung; tham gia hàng chục cuộc chiến và xung đột vũ trang; với đặc điểm kỹ thuật và chiến thuật nổi bật.
70 năm trước, vào ngày 1 tháng 2, nguyên mẫu máy bay tiêm kích MiG-17 do Cục thiết kế Mikoyan và Gurevich của Liên Xô phát triển đã thưc nghiêm chuyên bay đầu tiên. Nhưng chiêc MiG-17 đầu tiên đa đươc chuyên giao cho quân đội Liên Xô vao năm 1951 va ngay lập tức được đưa vào hệ thống phòng không cùng với những chiếc MiG-15.
Khi đó, Liên Xô chưa có đủ phương tiên phòng không và máy bay trinh sát của đôi phương đa có khả năng thường xuyên xâm phạm không phận nước này. Tât nhiên, Liên Xô hêt sưc cố gắng băn hạ cac may bay nay và những những tiêm kích đánh chặn MiG-17 chính là những sát thủ vô cùng đáng sợ đối với các loại máy bay của đối phương.
MiG-17 Liên Xô và Đông Âu là nỗi kinh hoàng của máy bay Mỹ
MiG-17 đã giành chiến thắng đầu tiên vào ngày 29 tháng 7 năm 1953. Oanh tạc cơ trinh sát RB-50G của Mỹ đã xâm pham không phân cua Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết tự trị Kazakhstan. Chiêc may bay My đa đươc phat hiên kip thơi, va ngay lâp tưc hai chiêc máy bay tiêm kich MiG-17 Liên Xô đa cât canh từ sân bay Nikolaevka.
Sau khi thấy đươc MiG-17, phi cơ My đã khai hoa băng súng máy 12,7mm khiến một máy bay tiêm kich đã bị hư hại, sau đó các máy bay đánh chặn đã bắn hạ RB-50 bằng súng may 23mm. Trong số 17 người trên may bay My, chỉ có một người sống sót. Ngươi nay đa bị băt giữ trên mặt đất.
Vào mùa hè năm 1954, theo yêu cầu của Sofia, Moscow đã chuyển giao cho Bulgaria nhom máy bay MiG-17PF. Vào thời điểm đó, Bulgaria rất khó chịu trước viêc chiêc máy bay B-26 Invader của Mỹ gần như mỗi đêm bay vao không phân nươc nay.
Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-17 của Liên Xô đã trở thành huyền thoại ở Việt Nam.
Những may bay đánh chặn cua Bulgaria không thê đuổi kịp chiếc B-26 Mỹ, no lẩn trốn ngay sau khi cac phi cơ đanh chăn bay lên trời, con máy bay tiêm kich của Liên Xô bay vơi tôc đô cao hơn. sẽ giúp nước này đuổi cổ lũ "diều hâu" ăn trộm ban đêm.
Sau khi đến nước bạn, MiG-17 đa tuần tra trên bầu trời Bulgaria vào ban đêm. Co môt lân, phi công Anatoly Zhdanovich đã phát hiện chiếc B-26. May bay My băt đâu lẩn trốn, nhưng Zhdanovich vân co thê đuôi kịp no gân biên giới vơi Hy Lạp và khai hoa bắn hạ chiêc B-26 .
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1968, năm chiếc MiG-17 của trung đoàn máy bay chiến đấu 308 Liên Xô đã đanh chăn chiêc máy bay DC-8 của Mỹ xâm pham không phận Liên Xô trên quần đảo Kuril. May bay My không trả lời tín hiệu truy vấn và cố gắng trốn thoát băng cach lên độ cao ma MiG không thể tiếp cận.
Một trong những máy bay tiêm kich MiG-17 Liên Xô đã khai hoa băng ba súng may theo hướng di chuyển của DC-8 và một lần nữa phat mệnh lệnh về việc thực hiện cuộc hạ cánh bắt buộc. Chiêc máy bay My đã phải hạ cánh tại một sân bay nhỏ trên đảo Iturup.
Trên chiếc DC-8 có 214 lính Mỹ trên đường bay đên Việt Nam, trong đó có ba vi tướng. Sân bay không co đu nhân viên đê theo dõi tất cả mọi người. Tuy nhiên, cac quân nhân Thủy quân lục chiến Mỹ cho thấy kỷ luật sắt và đa tuân lênh cua cac binh si Liên Xô trong mọi thứ.
Cuôi cung, Hoa Kỳ đã xin lỗi vì vu vi phạm không phận Liên Xô và sau ba ngày chiêc DC-8 đa đươc tha tư do. Nhưng trước đó, các sĩ quan cua cơ quan đặc nhiêm Liên Xô đã cẩn thận kiểm tra máy bay, xem có thiết bị trinh sát đặc biệt nào không.
Máy bay tiêm kích MIG-17PF trong biên chế Không quân Liên Xô.
MiG-17 lập chiến công ở Bắc Phi, Triều Tiên
Bài viết trên trang web của của hãng thông tấn Nga Sputnik cho biết, theo số liệu thống kê, Liên Xô đã chế tạo tám nghìn máy bay MiG-17 các loại, gần ba nghìn máy bay nưa đa được sản xuất theo giấy phép ở nước ngoài.
Những chiếc MiG-17 đã hiện diện trong biên chế lực lượng không quân của hơn 40 quốc gia, tham gia hàng chục cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang, trong đó có Chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Trung Đông-Bắc Phi.
Các nước Ả Rập cũng đa sử dụng rộng rãi những chiếc MiG-17 trong nhiều cuộc xung đột vũ trang ở Trung Đông.
May bay tiêm kich loại này của Liên Xô đa xuât hiên lân đâu trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956.
Vào thời điểm đó, Không quân Ai Cập được coi là mạnh nhất Trung Đông-Bắc Phi, họ chu yêu đươc trang bi MiG-15bis, nhưng, có ca 12 chiếc MiG-17F.
Đối thủ chính của máy bay Liên Xô trong cuộc xung đột này là các máy bay chiến đấu MD-454 Mystere và MD-450 Ouragan của Không quân Israel.
Những chiêc MiG-17 Liên Xô của Không quân Ai Cập tự tin giành được một số chiến thắng trên không mà không bị tổn thất. Trong trận không chiến trên sân bay Cabrit, ba chiêc Mig-17 đã bắn hạ ba chiêc Mystere của Israel.
Đầu những năm 1960, Liên Xô đã cung câp một số MiG-17 cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triêu Tiên.
Vào ngày 20 tháng 4 năm 1961, phi cơ chiên đâu F-86 "Saber" của Không quân Hàn Quốc, do cố vấn quân sự Mỹ Delin Anderson lái, đã xâm pham không phận Triêu Tiên.
Hai chiêc MiG-17 rât nhanh chóng đuôi kip no và trận không chiến đã diễn ra, chiêc "Saber" đa bi thương trong trận không chiến ngắn. Chiếc F-86 đã cố gắng hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Kunsan, nhưng không thành công và đã bị rơi.
Máy bay tiêm kích MiG-17 Liên Xô đã tham gia nhiều trận chiến trên không.
Và vào ngày 27 tháng 4 năm 1965, hai chiếc MiG-17PF đã đanh chặn thành công một máy bay trinh sát RB-47 của Không quân Hoa Kỳ.
Chiêc may bay My đa bị hư hại nặng do đạn pháo 23mm, nhưng, phi hành đoàn đã khai hoa băng sung may đuôi. Máy bay trinh sát đã hạ cánh ở Nhật Bản, nhưng do thiệt hại quá năng, nó không được khôi phục lại hoạt động.
Hiện nay, Triêu Tiên cũng là quốc gia duy nhất vẫn sư dung các máy bay chiến đấu thế hệ MiG-17F, hay đúng hơn là may bay J-5 - phiên bản MiG-17 do Trung Quốc sản xuất. Loai máy bay đa thưc hiên chuyên bay đầu tiên 70 năm trước hiện nay vẫn có khả năng chiến đấu.
Việt Nam biến MiG-17 thành huyền thoại
Vào cuối những năm 1960, Liên Xô đã chuyển giao nhưng chiêc MiG-17 cho Không quân Việt Nam. Vào thời điểm đó, những chiếc MiG-17 mà ta được Liên Xô tài trợ là những "báu vật" của không quân Việt Nam, nhưng cũng đã bị coi là "cổ lỗ sĩ" so với máy bay Mỹ.
Chính những chiếc tiêm kich này đã tham gia đa sô các trận không chiến với máy bay Mỹ. Tính tổng cộng trong những năm chiến tranh, cac phi công Viêt Nam lai MiG-17 đã bắn rơi 143 máy bay địch va đa mất 75 chiếc MiG.
Vào ngày 4 tháng 4 năm 1965, MiG-17 đã giành chiến thắng đầu tiên trên bâu trơi Viêt Nam.
Bốn phi công Việt Nam đã tấn công tám máy bay chiến đấu F-105 Thunderchief của Mỹ trên bầu trời Thanh Hóa. MiG-17 vượt qua may bay My về khả năng cơ động, nhơ đó các phi công Viêt Nam dễ dàng bắn hạ hai chiếc Thunderchif. Ngày 4/4/1965 về sau được lấy làm ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam.
Sở dĩ Mỹ nhớ lâu là do MiG-17 đã gây quá nhiều thiệt hại cho máy bay Mỹ.
Ngoài những chiến thắng trước F-105 và Phantom, cac phi công Viêt Nam lái MiG-17 đã băn ha môt máy bay trinh sát của Mỹ.
Vào ngày 29 tháng 7 năm 1966, chiếc RC-47D của Mỹ đã thực hiện chuyên bay trinh sát gân thi xa Sầm Nưa ở Lào. Trên đương bay, chiêc may bay My đa vượt qua biên giới Bắc Việt Nam ở tỉnh Hoa Binh, nhưng, đa bi phat hiên từ mặt đất và thông tin nay đa đươc truyền đến sân bay quân sự gần nhất.
Những chiếc MiG-17F của Không quân Việt Nam đa cât canh đê đánh chặn chiếc máy bay trinh sát Mỹ. Phi công Lưu Hoa Binh đã bắn hạ chiếc may bay địch cách thành phố Hòa Binh 35 km.
Ngoài nhiệm vụ đánh chặn, MiG-17 Việt Nam thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển. Vi du như vào ngày 19 tháng 4 năm 1972, hai máy bay tiêm kich đã đột kích cac tau chiên cua Hải quân Hoa Kỳ băn pha khu vưc bờ biển gân thanh phô Đồng Hới.
Hai chiếc MiG-17 mang bom 250 kg đã tiếp cận hai tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ mà không bị phát hiện vi trốn trong các đám mây. Môt chiêc MiG đã dùng bom tấn công tàu USS Higbee khiến nó bốc cháy hư hại nặng, va tàu USS Oklahoma City bị thương. Đây là cuộc không kich đầu tiên vào tàu chiến Mỹ kể từ Thế chiến II.
Giới lịch sử quân sự cho rằng, mặc dù Liên Xô là nước đã phát minh ra những loại vũ khí tiến tiến, có khả năng thực chiến cao nhất; nhưng chính Việt Nam mới là quốc gia biến các loại vũ khí như súng tiểu liên AK-47, máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2... trở thành những huyền thoại trong lịch sử vũ khí thế giới.
Theo Thiên Nam/Báo Đất Việt
Lý do ra đời ngày bảo vệ tổ quốc ở nước Nga Kế thừa truyền thống của Hồng quân và quân đội Liên Xô, quân đội Nga hiện nay luôn sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga. Trong tiến trình chuẩn bị và tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Mười, những người Bolshevik đã thành lập các đội công nhân vũ trang trung kiên, làm nhiệm vụ bảo...