Đặc nhiệm Anh sẽ xâm nhập Thổ Nhĩ Kỳ nếu có đảo chính
Lực lượng đặc nhiệm Anh sẵn sàng thực hiện sứ mệnh giải cứu công dân nước này nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xảy ra đảo chính thứ hai.
Một binh sĩ của đặc nhiệm không quân Anh (SAS). Ảnh: Reuters
RT ngày 25/7 đưa tin, Đặc nhiệm không quân Anh (SAS) và Đội Hỗ trợ đặc nhiệm (SFSG) đã sẵn sàng triển khai tại căn cứ không quân Akrotini ở đảo Síp để có thể hành động bất cứ lúc nào.
Tờ Daily Express đưa tin, sứ mệnh của lực lượng đặc nhiệm Anh tập trung giải cứu công dân Anh ở các khu vực đông du khách. Lực lượng cũng được phép sử dụng vũ khí nếu chiến dịch giải cứu bị cản trở.
“Nếu có một cuộc đảo chính nữa nổ ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, nội chiến sẽ xảy ra sau đó. Đó sẽ là một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn. Mọi quốc gia có công dân sinh sống hay du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ đều sẽ tìm cách giải cứu họ và chúng tôi muốn đi trước một bước”, một nguồn tin quốc phòng cấp cao giấu tên nói với tờ Daily Star.
Có thông tin nói rằng có từ ba đến năm trung đoàn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc đảo chính bất thành đêm 15/7, là thuộc lực lượng NATO. Sau cuộc đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện chiến dịch thanh trừng quy mô lớn chưa từng có đối với quân đội và lực lượng cảnh sát.
Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) hôm 24/7 cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã tra tấn hàng ngàn binh lính dính líu tới cuộc đảo chính. John Dalhuisen, Giám đốc AI tại khu vực châu Âu, cho hay những binh lính này bị bỏ đói, đánh đập, thậm chí bị hãm hiếp, theo RT.
Theo Báo Pháp Luật TPHCM
Video đang HOT
Đêm kinh hoàng của người vợ có chồng bị bắn chết trong đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
Điện thoại reo liên hồi. Akin tìm một lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ treo lên ngoài nhà, vớ lấy cái điện thoại rồi mặc nguyên bộ pyjamas lao đi và đó cũng là lần cuối cùng Sema Sertcelik nhìn thấy chồng mình.
Sema Sertcelik và hai con. Ảnh: BBC
Đêm 15/7, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính.
"Điện thoại reo liên hồi. Là mẹ anh ấy gọi. Anh ấy nhảy ra khỏi giường và bật TV lên. Anh ấy nhìn thấy tổng thống đang kêu gọi mọi người ra đường", BBC dẫn lời Sema Sertcelik kể. "Anh ấy hỏi tìm một lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ rồi treo lên bên ngoài, sau đó lao đi, vẫn mặc nguyên bộ pyjama. Anh ấy thậm chí không mặc đồ nhưng cầm theo chiếc điện thoại".
Akin, một tài xế taxi 41 tuổi, đi bộ đến cây cầu nổi tiếng Bosphorus ở Istanbul, nơi những người âm mưu đảo chính triển khai xe tăng, cách nhà anh chỉ 15 phút.
Sema đã gửi nhiều tin nhắn cho chồng. Cô nhớ lại cuộc nói chuyện cuối cùng giữa hai người.
"Anh ấy kể rằng có rất nhiều máu trên mặt đất. Có nhiều người bị thương xung quanh và các binh sĩ đang nã súng", cô nói. "Tôi dặn anh ấy cẩn trọng. Anh ấy hét lên bảo mọi người nằm xuống. Anh ấy bảo tôi đọc kinh Koran, cầu nguyện vì thế tôi đã cầu nguyện, sau đó tôi ngủ gà ngủ gật. Khi tôi tỉnh dậy, lúc đó là 7h26. Tôi kiểm tra điện thoại và gọi cho chồng nhưng không có ai trả lời. Tôi tiếp tục gọi nhưng vẫn không có câu trả lời".
Hôm đó, Sema đến nhiều bệnh viện tìm kiếm và cuối cùng nhìn thấy chồng cô trong một nhà xác, nơi dành cho các nạn nhân chưa được xác định danh tính.
Một người ủng hộ chính quyền nằm trên đường để chặn xe tăng quân đội tiếp cận sân bay Istanbul tối 15/7. Ảnh: Reuters
Cây cầu Bosphorus nối châu Âu và châu Á là tâm điểm của cuộc kháng cự lại phe đảo chính và cảnh tượng đụng độ khốc liệt giữa hai bên đã được truyền hình trực tiếp trên TV. Akin nằm trong số 179 dân thường thiệt mạng khi đối mặt với các xe tăng và quân đội. 67 binh lính và cảnh sát cũng thiệt mạng vào tối hôm đó.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen là chủ mưu của cuộc đảo chính bất thành khi kích động những người ủng hộ ông trong quân đội và các tổ chức nhà nước khác lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, giáo sĩ đang sống lưu vong tại Mỹ bác bỏ cáo buộc này.
Con gái Irmak, 17 tuổi, và con trai Hamza, 10 tuổi, ngồi lặng im khi Sema kể lại câu chuyện. Cô cho hay Hamza không khóc. Việc phải nói với các con rằng bố đã qua đời là điều rất khó khăn và đau đớn với cô.
"Tôi về nhà và Irmak chạy tới. Con bé hỏi bố đâu. Tôi nói rằng anh ấy ngủ rồi. Con bé ôm tôi, hôn tôi và tôi bảo con bé đi ngủ. Nó bước đi nhưng sau đó quay lại. Cuối cùng tôi đành kể với nó", Sema cho hay.
Bây giờ ngoài lá cờ của Akin còn có những lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ khác được treo quanh nhà anh để mọi người biết rằng "một người tử vì đạo" phản đối đảo chính sống ở đây.
Gia đình hạnh phúc của Akin và Sema. Ảnh: BBC
Sema nói rằng cô "rất tự hào" vì chồng mình "trở thành một người tử vì đạo". Cô ước rằng mình có thể chết cùng chồng.
"Khi tôi đi cùng anh trai đến nhận thi thể chồng, tôi nhìn thấy một thanh niên 20 tuổi và một người rất già đã thiệt mạng vào đêm đó. Có cả những phụ nữ nằm trong số những người thiệt mạng", cô kể.
Hai đứa con mỉm cười khi nghe Sema nhắc đến cuộc sống gia đình hạnh phúc của họ. "Chúng tôi rất bình đẳng. Anh ấy luôn hỗ trợ tôi làm việc nhà", cô nói.
Cô giở cuốn album của gia đình ra. Một bức ảnh cho thấy Akin lần đầu bế con trai. Khi được hỏi nhớ gì về chồng, Akin mô tả lại hình ảnh cuối cùng về Akin mà cô nhìn thấy.
"Anh ấy mỉm cười, có một ánh sáng trên khuôn mặt anh ấy. Khi tôi nhìn anh ấy lần cuối, tôi nghĩ rằng anh ấy đang ở một nơi thật đẹp", cô nói.
Sema có một niềm tin mãnh liệt rằng Akin và những người đã bỏ mạng khi chống lại đảo chính sẽ được trả thù.
"Những người đã gây ra điều này sẽ không thể trốn tội", cô nói.
Hàng nghìn người biểu tình ở Istanbul để bày tỏ sự ủng hộ với chính quyền và lên án những kẻ đảo chính. Ảnh: AFP
Anh Ngọc
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ bác cáo buộc tra tấn tù nhân tham gia đảo chính Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua bác bỏ cáo buộc của một tổ chức nhân quyền cho rằng những người tham gia cuộc đảo chính bất thành bị tra tấn trong nhà tù. Một binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tham gia đảo chính bị mọi người tấn công. Ảnh: AP Hãng Anadolu dẫn lời ông Bekir Bozdag trên tài khoản...