Đặc nhiệm Anh bắn tỉa diệt chỉ huy IS ở Iraq, đạt mốc 100
Binh sĩ đặc nhiệm SAS Anh, người từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan mới đây đã bắn tỉa tiêu diệt chỉ huy phiến quân Hồi giáo IS và đạt cột mốc 100.
Lính bắn tỉa Anh. Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, một chỉ huy của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trở thành mục tiêu hàng đầu của các binh sĩ đặc nhiệm SAS trong một chiến dịch tấn công ở Iraq.
Viên đạn duy nhất xuyên qua áo giáp kẻ khủng bố này mặc và tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức.
Vụ việc xảy ra khi lực lượng Iraq hỗ trợ bởi nhóm đặc nhiệm SAS thăm dò khu vực ngoại ô thành phố Mosul.
Các tay súng đặc nhiệm dày dạn kinh nghiệm phát hiện một trung tâm chỉ huy của IS, vốn từng là căn cứ của nhà độc tài Saddam Hussein.
Hơn 100 đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị tra tấn, giết hại dã man bên trong khu vực này. Nhóm đặc nhiệm SAS đã theo dõi mục tiêu suốt một tuần, bên ngoài cánh cửa chính cách 1.000 mét.
Chiến dịch tấn công mở đầu bằng hai máy bay không người lái thả bom nặng 226 kg vào trong căn cứ, tiêu diệt hàng chục phiến quân.
Những kẻ sống sót cố gắng tháo chạy bằng xe ôtô nhưng bị súng máy từ lực lượng Iraq nã đạn dữ dội.
Giao tranh diễn ra ác liệt ở Iraq trong khi liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu quyết tâm giải phóng hoàn toàn Mosul.
Trong khung cảnh hỗn loạn, đặc nhiệm Anh phát hiện ra chỉ huy IS từ xa. Một binh sĩ SAS không rời mắt khỏi mục tiêu thông qua ống nhòm, người còn lại đã lên đạn sẵn. Khẩu Barrett M82 đặc nhiệm Anh sử dụng có tầm bắn lên tới hơn 1.600 mét.
Daily Star dẫn lời nguồn tin giấu tên: “Xạ thủ chỉ có khoảng 2 giây để bắn hạ chỉ huy IS”.
Video đang HOT
“Anh ta bóp cò và viên đạn cỡ lớn gần như cắt đôi kẻ khủng bố. Mục tiêu chết ngay lập tức trước khi xác đổ gục xuống”, nguồn tin nói thêm.
Sau chiến dịch, nhóm đặc nhiệm SAS rút về căn cứ ở phía nam Mosul. Khi viết báo cáo tổng kết, người lính này mới nhận ra mình đạt cột mốc tiêu diệt 100 mục tiêu.
“Binh sĩ đặc nhiệm SAS này đến Iraq trong nhiệm vụ chống IS, với thành tích tiêu diệt 60 mục tiêu. Nhưng vài tuần qua, giao tranh diễn ra dữ dội và ngày càng có thêm nhiều tay súng khủng bố bị bắn hạ”, nguồn tin nói trên Daily Star.
Con số 100 cũng là đưa tay súng bắn tỉa SAS đứng đầu trong danh sách những xạ thủ giỏi nhất ở Anh.
Theo Đăng Nguyễn – Daily Star (Dân Việt)
Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa Liên Xô
Huyền thoại Phần Lan Simo Hayha là tay súng bắn tỉa cừ khôi nhất bởi những phẩm chất ông tích lũy và cả nỗi sợ hãi mà ông gieo rắc cho binh sĩ Liên Xô trên chiến trường.
Tay súng bắn tỉa huyền thoại Simo Hayha.
Trong cuốn sách mới xuất bản tháng 11 năm nay, tác giả Tapio Saarelainen đã kể lại những kỹ thuật, thách thức và vũ khí đưa huyền thoại bắn tỉa Phần Lan Simo Hayha trở thành tay súng bắn tỉa nổi tiếng nhất thế giới.
Chỉ trong 98 ngày của cuộc Chiến tranh mùa Đông giữa Liên Xô và Phần Lan trong giai đoạn 1939-1940, huyền thoại bắn tỉa Hayha đã tiêu diệt 542 mục tiêu. Đây là kỷ lục lớn nhất mà một người lính bắn tỉa đạt được trong suốt cuộc chiến.
Trong những ngày chiến đấu, Hayha đã thực hiện nhiệm vụ đơn độc ở tiền tuyến, gieo rắc nỗi sợ hãi, loại bỏ từng binh sĩ Liên Xô cho đến khi không thể chiến đấu.
Bậc thầy nghệ thuật bắn tỉa
Bằng nhiều cách khác nhau, Hayha đã có những sự chuẩn bị cần thiết đẻ trở thành tay súng bắn tỉa huyền thoại. Hayha sinh ra và lớn lên tại một trang trại vùng nông thôn Phần Lan.
"Tử thần trắng" Simo Hayha.
Ông đặc biệt yêu thích việc đi săn. Hayha cảm thấy rằng mình không thể được hưởng điều gì đó từ thiên nhiên nếu không thực sự hòa mình vào nó. Hayha chuyên săn những con cáo. Đây là loài động vật khó săn bắt vì chúng có kích thước nhỏ, cực kỳ nhanh nhẹn.
Haya sau này đi săn chim, những loài ngay lập tức bỏ chạy nếu nghe thấy tiếng động nhỏ nhất hay sự chuyển động đột ngột. Dần dần, Hayha đã phát triển kỹ thuật săn bắn của mình.
Ông có thể ẩn nấp và duy trì trạng thái tĩnh lặng trong thời gian dài, để đảm bảo rằng mình có thể tiêu diệt được mục tiêu. Hayha còn tính được sự thay đổi của đường đạn nếu gặp phải gió mạnh hay trời mưa. Với kinh nghiệm của mình, ông rất giỏi trong khả năng phán đoán tầm xa, để Hayha có thể chuẩn bị vũ khí phù hợp khi tấn công mục tiêu.
Tính cách và hành vi của Haya khi săn bắn phản ánh cách tiếp cận của ông khi trở thành lính bắn tỉa. Trả lời phỏng vấn với Tapio Saarelainen, Hayha nói ông không bao giờ sợ chiến tranh nhưng ông cũng không hề căm ghét kẻ thù.
Chiến tranh Phần Lan-Liên Xô giai đoạn 1939-1940.
Thay vào đó, ông chỉ tập trung vào chuyện làm sao để vũ khí hoạt động ổn định. Cảm xúc cá nhân của Hayha không hề ảnh hưởng đến khả năng khi làm lính bắn tỉa. Hayha không ngần ngại dành hàng giờ cho công việc của mình. Ông còn đến địa điểm bắn tỉa vào buổi đêm để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều được che giấu kỹ lưỡng.
Đánh bại cả tiểu đoàn
Hayha luôn nghĩ rằng một khi ông đã làm điều gì thì ông sẽ cống hiến toàn bộ tâm trí và sức lực cho điều đó. Trong chiến tranh, Hayha là người thường xuyên bảo dưỡng vũ khí nhiều hơn bất cứ một người lính nào khác. Ông thường kiểm tra lại súng của mình trước khi nhận nhiệm vụ và kiểm lại một lần nữa ngay sau khi hoàn thành.
Trong điều kiện âm 20 độ C của mùa đông lạnh giá ở Phần Lan, việc bảo dưỡng vũ khí là điều tối quan trọng để tránh kẹt đạn. Hayha trung thành với khẩu M/28-30 mà ông có được trước chiến tranh, dù súng không hề có ống ngắm quang học.
Vũ khí này là khẩu súng tiêu chuẩn trong lực lượng bộ binh Phần Lan giai đoạn cuối những năm 1930. Hayha đặc biệt yêu thích mẫu súng này bởi độ tin cậy và sự chắc chắn. Đó chỉ là khẩu súng bình thường nhưng kỹ năng của Hayha đã đạt đến mức sát thủ nhờ nhiều năm không ngừng luyện tập.
Khuôn mặt biến dạng của Simo Hayha sau khi trúng đạn.
Trong khi làm nhiệm vụ, Haya luôn chú ý đến mọi yếu tố liên quan. Ông nén chặt tuyết ở ngay phía trước nòng súng để khi bắn tuyết không bị tung lên khiến mình bị lộ vị trí.
Haya trở thành bậc thầy của việc sử dụng âm thanh, khói và hỏa lực pháo binh để che giấu tung tích. Khi truy đuổi kẻ thù, ông ghi nhớ địa hình, thân cây, ánh sáng phản chiếu. Nếu có bất kỳ thứ gì thay đổi thì Hayha nhận ra ngay đó là dấu hiệu của kẻ thù.
Nhận diện đối thủ đáng sợ như Hayha, Liên Xô nhiều lần cử lính bắn tỉa truy đuổi nhưng không thể tiêu diệt được huyền thoại này. Thậm chí, cả một tiêu đoàn lính bắn tỉa dày dạn kinh nghiệm Liên Xô cũng bị ông hạ gục, từng người một. Kỷ lục của Hayha là bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 365 m.
Binh sĩ Liên Xô khi đó truyền tai nhau về "tử thần trắng" Simon Hayha vì ông luôn mặc bộ đồ ngụy trang trắng toát trong điều kiện thời tiết giá lạnh.
Kể lại với Tapio Saarelainen, Hayha nói rằng ông không bao giờ trèo lên cây bắn mục tiêu như những câu chuyện thường được mọi người thêu dệt về lính bắn tỉa. Theo Hayha, trèo lên cây như vậy sẽ khiến người lính bị lộ ngay lập tức và không có đường thoát thân.
Simo Hayha ngồi đọc sách bên cạnh cây súng mà ông ưa thích.
Không giống như những tay súng bắn tỉa khác, Hayha không bao giờ ngắm vào đầu mục tiêu nếu không cần thiết vì phần đầu có kích thước nhỏ hơn, chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến người lính phải trả giá. Hayha luôn bắn vào phần thân mục tiêu, gần tim. Ông luôn chắc rằng mục tiêu chết ngay lập tức sau phát đạn của mình.
Thiện xạ là vậy nhưng trong một trận đánh tháng 3.1940, Hayha trúng viên đạn vào phần quai hàm ở vùng mặt. Tưởng chừng không thể qua khỏi nhưng ông đã tỉnh lại sau 9 ngày hôn mê, vào đúng thời điểm chiến tranh kết thúc ngày 13.3.1940.
Có thể nói, Hayha là tay súng bắn tỉa nổi tiếng nhất vì ông luôn nắm rõ mọi chuyện đang xảy ra xung quanh. Ông là người leo núi cừ khôi, tay thợ săn biết cách ẩn nấp để chờ cơ hội tiêu diệt mục tiêu.
Hayha chỉ dùng một khẩu súng trong hàng chục năm vì ông hiểu rõ sự thay đổi khi sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau. Tính cách của ông đặc biệt phù hợp với khả năng bắn tỉa, vì sẵn sàng ở một mình, tránh bị cảm xúc chi phối.
Sau chiến tranh, Hayha quay trở về cuộc sống thầm lặng ở vùng hẻo lánh lạnh giá của Phần Lan. Ông qua đời năm 2002 ở tuổi 96.
Tác giả Tapio Saarelainen là một sỹ quan quân đội Phần Lan. Ông đã dành 2 thập kỷ huấn luyện bắn tỉa trong quân đội và tham gia biên soạn sách hướng dẫn cho người lính bắn tỉa Phần Lan. Tapio Saarelainen đã tìm hiểu về cuộc đời huyền thoại Simo Hayha trong nhiều năm và có nhiều lần phỏng vấn trực tiếp Hayha trong giai đoạn 1997-2002.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Trận tập kích đánh cắp radar Đức của lính dù Anh Chiến dịch tập kích đánh cắp hệ thống radar Đức của đại đội lính dù Anh được xem là bước ngoặt lớn trong trận chiến công nghệ thời Thế chiến II. Vị trí đặt trạm radar Đức ở làng Bruneval, Pháp. Ảnh: War History. Trong Thế chiến II, Anh thường ném bom các thành phố Đức nhưng luôn gặp nguy hiểm và phải...