Đắc Lắc: Hé lộ đường dây xuất khẩu lao động trái phép sang Nga
Một nạn nhân trong đường dây này vừa trốn thoát từ Liên bang Nga trở về, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Nguyễn Thị Phú (trú tại xã Cư Ewi, huyện Cư Kuin).
Tuy nhiên, đây không phải nạn nhân duy nhất, bà Phú cũng chỉ là một mắt xích trong đường dây tổ chức xuất khẩu lao động (XKLĐ) trái phép quy mô lớn đang hoạt động tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Trốn như… tội phạm
Ngày 12.5, anh Huỳnh Anh Dũng (trú thôn 2, xã Hòa Thắng, TP.tt) gửi đơn đến Công an huyện Cư Kuin tố cáo bà Nguyễn Thị Phú. Theo trình bày của anh Dũng thì khoảng tháng 8.2010, bà Phú nói nếu muốn đi Nga làm việc với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng thì đưa cho bà 120 triệu đồng để làm thủ tục trọn gói. Ngày 7.9.2010, anh Dũng được bà Phú đưa ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh sang Nga.
Sau khi đến Mátxcơva, đoàn của anh Dũng được một số người đưa về Makhala – một thành phố ở miền nam nước Nga. Tại đây, họ được phân đến các công trường xây dựng dân dụng, chủ yếu là nhà ở tư nhân. Do không có giấy tờ hợp pháp nên những người lao động (NLĐ) như anh Dũng thường bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền. Cũng vì nhập cảnh trái phép nên số lao động này không được pháp luật bảo vệ, thường bị cướp bóc, quỵt tiền công v.v… Nhận thấy thu nhập và điều kiện sống không như mong muốn, anh Dũng đã bỏ trốn về nước vào ngày 29.10.2010.
Video đang HOT
Anh Huỳnh Anh Dũng (bên trái) mô tả cuộc sống khổ sở trong những ngày ở Nga.
Lần theo đơn tố cáo của anh Dũng, chúng tôi biết được có ít nhất 6 người ở Đắc Lắc đi XKLĐ chui thông qua bà Phú. Ông Phan Văn Bình (trú xã Cư Ewi) cho biết: “Vợ chồng tôi vay mượn khắp nơi, đưa cho bà Phú 60 triệu đồng để con trai là Phan Văn Hiên sang Nga “đổi đời”. Cháu đi từ tháng 9.2010, mới gửi được khoảng 1.500USD về nhà, tôi trả lãi cho người ta gần hết. Rồi từ tháng 12.2010 đến nay cháu không gửi nữa, tôi hỏi thì cháu bảo tiền kiếm được hiện nay chỉ đủ nuôi sống bản thân thôi”.
Vợ ông Bình là bà Nguyễn Thị Thanh liên lạc qua điện thoại, Phan Văn Hiên cho biết tình hình giống như mô tả trong đơn tố cáo của anh Dũng. “Trong hẻm thì đi bình thường, còn ra đường lớn là phải chạy để khỏi bị bắt, có khi chạy trốn suốt đêm không được ngủ…” – Hiên nói. Người cùng thôn với ông Bình là ông Nguyễn Đình Lành cho biết, con trai ông là Nguyễn Đình Thịnh đi sang Nga từ tháng 10.2010, đến nay chưa gửi về được đồng nào vì chi phí cao, không đủ việc làm.
Có đường dây “chăn dắt” lao động
Tường trình của anh Dũng cũng như những lao động còn ở Nga cho thấy, có một đường dây XKLĐ trái phép sang Nga mà bà Phú chỉ là một mắt xích. Sau khi nộp tiền cho bà Phú, NLĐ được đưa ra Nghệ An học bài phỏng vấn, rồi vào Đà Nẵng phỏng vấn trước khi xuất cảnh. Xuyên suốt quá trình này là sự có mặt của một phụ nữ tên là Nhung ở Nghệ An, người nhận tiền trực tiếp từ bà Phú. Tại Nga, những NLĐ này được một người đàn ông tên là Xuân (chồng Nhung) tổ chức cư trú và làm việc bất hợp pháp. Anh Dũng cho biết, hiện ông Xuân đang quản thúc khoảng 300 lao động Việt Nam đi theo diện này.
Hằng tháng, ông Xuân thu nhiều khoản tiền của NLĐ, trong đó có 20% chi phí tìm việc, tiền “lo lót cảnh sát”, tiền môi giới v.v… Nếu NLĐ bị bắt, ông Xuân đến nộp phạt, nhưng sau đó lại trừ vào tiền công của họ, khiến nhiều người phải làm việc không công để trừ nợ. Nếu có tiền gửi về nhà, họ phải thông qua đường dây này và chịu một khoản phí, những người như bà Phú đưa tiền đến cho gia đình họ. Để đối phó với nguy cơ bị tố cáo, trước khi NLĐ lên máy bay, đường dây này thu lại giấy nhận tiền để tiêu hủy. Sở dĩ anh Dũng còn giữ được bằng chứng là do anh biết được nếu làm thủ tục trực tiếp với bà Nhung thì chỉ mất 38 triệu đồng/người.
Làm việc với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Phú thừa nhận có tham gia đường dây XKLĐ trái phép nói trên, nhưng bà cho rằng có sự thỏa thuận với người lao động chứ không phải lừa đảo. “Tôi đã nói trước với họ là chỉ đi bằng visa du lịch, sang Nga làm ngoài, có điều là mình không sợ bị bắt vì đã có người của đường dây ở bên đó lo rồi”. Dù NLĐ có tự nguyện hay không, sự việc có yếu tố lừa đảo hay không thì việc tổ chức XKLĐ trái phép sang Nga bằng con đường du lịch cũng cần được xử lý theo pháp luật.
Theo Lao Động
Vụ án thảo cầm viên và ba băng cướp gian hùng, Kỳ 3: Chi tiết nhỏ làm nên thắng lợi lớn
Với những kẻ côn đồ có học, đấu bằng lý không ăn thua, dùng tình cảm chưa chắc thắng, vậy phải làm thế nào đây, nhất là với một kẻ khá thông minh như Tuấn?
Im lặng
Nói về Tuấn con, sau khi bị bắt, Tuấn rất thản nhiên, lúc nào cũng giữ vẻ mặt lạnh tanh khi các ĐTV lấy lời cung. Đã nhiều ngày trôi qua, Tuấn thuộc như cháo những câu hỏi của các ĐTV nhưng vẫn phải trả lời miễn cưỡng và lần nào hắn mở miệng cũng không bao giờ thừa một chữ, vẫn y nguyên như những gì hắn đã khai trước đó.
Thượng tá Nguyễn Đức Bình, Trưởng phòng CSHS CA TP Hà Nội lúc bấy giờ không khỏi suy tư, đã từng đấu trí với nhiều loại đối tượng, côn đồ có, trí thức có, mồm miệng có và gian xảo... đã đủ cả nhưng chưa lần nào anh cho phép chiến sỹ dưới quyền chủ quan, coi thường "đối phương".
Chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong lời nói, cử chỉ sẽ khiến mọi người tốn rất nhiều công sức trong khi nếu biết tuỳ cơ ứng biến có khi đạt kết quả nhanh tới không ngờ. Với những kẻ côn đồ có học, đấu bằng lý không ăn thua, dùng tình cảm chưa chắc thắng, vậy phải làm thế nào đây, nhất là với một kẻ khá thông minh như Tuấn?
Tuấn là con trai lớn của một giáo sư, Tuấn đã nhanh chóng qui tụ dưới trướng những tay côn đồ ở các tỉnh, lập băng nhóm chuyên đâm thuê chém mướn. Bề ngoài Tuấn rất nhu mì và chính cái vỏ "lương thiện" của hắn đã khiến nhiều cô gái lầm tưởng nên chỉ trong thời gian ngắn, Tuấn cưới được hai cô vợ đều công tác tại các bệnh viện ngay ở Hà Nội.
Ngoài hai người vợ này, thời gian vào TP HCM, Tuấn còn lập thêm một "phòng ba" nữa ở đây. Trong vụ đâm chém ở quán karaoke Hoàng Long, Tuấn không trực tiếp tham gia nên theo phán đoán của các ĐTV, hắn sẽ chủ quan nhưng còn ở mức độ nào thì chưa thể biết được. Hắn có mối quan hệ rộng, thường đi phiêu du các tỉnh, rất ít khi có mặt ở nhà nên rất có thể hắn nắm bắt được nhiều thông tin về các băng nhóm tội phạm.
Nếu cạy được miệng hắn, việc nắm thông tin về những băng nhóm ở miền Nam chỉ là một sớm một chiều. Chính vì xác định Tuấn chính là con át chủ bài, nắm trong tay nhiều bí mật về giới giang hồ nên phải có một "kế sách" cụ thể, từng bước để đấu tranh với tên này và không được phép thất bại. Sau rất nhiều cân nhắc, đưa ra bàn bạc, xin ý kiến lãnh đạo, Ban chuyên án quyết định dùng "bài" vừa rung vừa khích.
Sau mấy ngày dồn dập hỏi cung toàn những câu lặp đi lặp lại, Thượng tá Bình lệnh cho các chiến sỹ cứ để Tuấn trong phòng tạm giam vài ngày, đồ tiếp tế gửi vào chỉ đưa cho Tuấn dùng ở mức độ hạn chế, cốt làm sao để "đại ca" Tuấn luôn cảm thấy thiếu sự "chăm sóc" của bọn đàn em.
Đang bị các ĐTV "săn sóc" bằng những câu hỏi nhạt nhẽo, bỗng dưng được nằm dài mấy ngày trong buồng tạm giam như bị bỏ quên, Tuấn bỗng thấy hụt hẫng. Chả nhẽ bọn đàn em không biết mình bị nhốt hay sao mà không gửi đồ tiếp tế, hay chúng lợi dụng lúc này để thay chủ? Càng nghĩ, Tuấn càng điên máu.
Những chiến sĩ CA tham gia vụ án
Đối tượng Phong "móm"
Mở miệng...Trong đầu Tuấn luôn nghĩ rằng mình chỉ có vai trò phụ trong vụ đâm chém này nên khi vào "khám", Tuấn tin tưởng rằng các đàn em sẽ tiếp tế chu đáo, không ngờ mỗi ngày chỉ được hai bữa ăn thanh đạm nên rất tức tối. Nỗi bực bội càng lớn dần khi những câu trả lời đã được sắp sẵn nhưng chẳng có dịp "thổ lộ" bởi dường như lực lượng CA chẳng còn "nhớ ra" hắn nên hơn chục ngày không gọi ra hỏi han.
Tuấn cứ lồng lộn, đi lại rồi chịu không thấu đã đánh tiếng sang phòng bên xem có ai không song chẳng có tiếng đáp lời. Hắn không biết rằng dù làm ra vẻ không quan tâm nhưng nhất cử nhất động của hắn đều được các trinh sát ghi chép cẩn thận, báo cáo Ban chuyên án từng ngày một.
Đúng vào lúc Tuấn cảm thấy cô đơn nhất thì Thượng tá Bình cho gọi lên hỏi cung. Được gọi lên, Tuấn mừng lắm song vẫn cố làm bộ lạnh nhạt. Tuy nhiên, cử chỉ hỏi xin thuốc lá cho thấy Tuấn đã "cởi mở" hơn trước.
Thượng tá Bình đẩy bao thuốc về phía Tuấn rồi hỏi:
- Mấy hôm rồi ăn uống có được không! Chúng tôi chỉ biết cấp cho anh đúng tiêu chuẩn qui định, nếu muốn "cải thiện" thì bảo người nhà tiếp tế. Viết vài chữ vào đây, tôi chuyển cho!
Tuấn nhếch mép cười rồi liên tục rít thuốc. Nhìn khoé miệng hơi trễ xuống của hắn, Thượng tá Bình phán đoán hắn bắt đầu cảm thấy có chút cay đắng song với bản lĩnh của một đại ca nhiều năm lăn lóc giang hồ, Tuấn sẽ chưa chịu mở miệng ngay. Nhận thấy việc "khai thác" Tuấn bước đầu có chiều hướng tốt, Thượng tá Bình quyết định dừng cuộc "nói chuyện" tại đây, cốt để Tuấn có nhiều thời gian "gặm nhấm" nỗi đau hư danh của mình.
Bẵng đi ba ngày sau, tại buổi hỏi cung lần hai, Tuấn có thái độ khác hẳn. Hắn đã trả lời tuốt tuột những câu hỏi của các ĐTV về vai trò của mình trong vụ đâm chém ở quán Hoàng Long. Mặc dù biết Tuấn đã có chuyển biến trong nhận thức, các ĐTV chỉ động viên Tuấn cố giữ gìn sức khỏe, tuyệt nhiên không đả động gì đến những lần Tuấn vào TP HCM. Háo danh, hiếu thắng, trước sự "tỉnh queo" của lực lượng CA, chịu không thấu, sau hơn hai tháng im lặng, Tuấn bắt đầu "khoe" về những lần tham gia vào những vụ án ở TP HCM.
Sau này khi được các chiến sỹ CA, những người đã lấy cung Tuấn xin được giảm án tử hình cho hắn xuống chung thân, đã hỏi Tuấn vì sao lại khai hết các đại ca của mình thì hắn bảo vì giận đại ca Trà "hinh" đối xử với đàn em chẳng ra gì, nhiều lần không vừa ý đã phang búa vào đầu hắn. Từ lời khai của Tuấn "con", Ban chuyên án thấy việc khai thác của mình đã đi đúng hướng và những tảng băng ngầm của giới đâm thuê chém mướn, cướp bóc, giết người bắt đầu hé lộ.
Kỳ 4: Lộ diện
Theo Pháp Luật XH
Vừa ra tù lại trộm xe của đồng nghiệp Từng bị tù 7 năm vì phạm tội "cướp tài sản" tại TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), Lê Hoàng Anh Sang sa chân vào cuộc đỏ đen và nảy ra ý định trộm xe bạn đồng nghiệp để lấy tiền "nướng" vào cờ bạc. Ngày 10/3, Công an phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng cho biết, vừa bắt...