Đặc khu trưởng Hồng Kông phản bác báo Hoàn cầu
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh ngày 24-6 nói rằng thật sai lầm khi đặt người dân đặc khu này vào thế đối đầu với cư dân đại lục.
Ông Lương Chấn Anh cho biết không đồng tình với những bình luận chế nhạo cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra ở Hồng Kông của Thời báo Hoàn cầu đăng tải hôm 24-6.
Trong khi người dân Hồng Kông hồ hởi đòi hỏi những cải cách chính trị – cụ thể là cải cách bầu cử để toàn bộ cư dân đặc khu có thể bầu lãnh đạo của họ qua internet hay tại các phòng phiếu, Thời báo Hoàn cầu cho rằng đó cách bỏ phiếu qua mạng là trò hề “nực cười” và không ai có thể kiểm soát được sự gian lận.
Ông Lương Chấn Anh cho biết các cử tri đã “bày tỏ hy vọng và nhu cầu của họ” đối với các cuộc bầu cử lãnh đạo của đặc khu vào năm 2017 tới. Hiện tại, đặc khu trưởng Hồng Kông do một ủy ban gồm 1.193 đại cử tri bầu ra nhưng hầu hết ủy ban này đều là những người thân cận với chính quyền Bắc Kinh.
Ông Lương Chấn Anh không đồng tình với những bình luận về trưng cầu dân ý của Thời báo Hoàn cầu. Ảnh: NEWS.NOW.COM
Theo đặc khu trưởng Hồng Kông, 1,3 tỉ dân ở đại lục không nên lấn át ý kiến của cư dân Hồng Kông và “không nên đặt dân đặc khu vào thế đối đầu với dân đại lục”. Ông cũng cho rằng các cử tri có quyền nêu chính kiến cá nhân.
Video đang HOT
Theo các nhà tổ chức, cuộc trưng cầu dân ý thành công ngoài sức tưởng tượng. Tính đến trưa 24-6, có hơn 732.000 người hưởng ứng trong khi lúc đầu, ban tổ chức chỉ hy vọng có được 300.000 người ủng hộ. Trung Quốc từng hứa hẹn tổ chức phổ thông đầu phiếu trực tiếp để bầu ra đặc khu trưởng vào năm 2017 và bầu Quốc hội năm 2020.
Thế nhưng, nhiều nhà dân chủ Hồng Kông tỏ ra hết sức nghi ngại lời hứa này vì thời hạn thường xuyên bị đẩy lùi. Ông Nhậm Chí Cương, từng làm việc tại Ngân hàng Trung ương của Hồng Kông, cảnh báo thành phố này có thể mất đi vai trò là trung tâm tài chính của Trung Quốc vì vấn đề chính trị.
Theo Lao Động
Báo Trung Quốc kêu gọi trả đũa chuyến thăm đền của Thủ tướng Nhật
Trung Quốc phải có các biện pháp trả đũa quyết liệt sau chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 27/12 viết, phản ánh tâm lý oán giận âm ỉ của người Trung Quốc đối với người láng giềng.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Trung Quốc đã thể hiện sự phản đối và triệu mời đại sứ Nhật tại Bắc Kinh hôm qua để bày tỏ "lời khiển trách mạnh mẽ" sau khi Thủ tướng Abe tới thăm đền chiến tranh Yasukuni vào sáng 26/12.
Đền Yasukuni thờ những người thiệt mạng trong chiến tranh, trong đó có vài quan chức cấp cao bị tử hình vì các tội ác chiến tranh sau Thế chiến II. Ngôi đền làm nhớ tới quá khứ quân phiệt của Nhật và là một nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật với Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác.
"Mọi người đang trở nên mệt mỏi với sự lên án mạnh mẽ vô ích như vậy", một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu vốn có quan hệ mật thiết với đảng Cộng sản Trung Quốc, viết.
"Trung Quốc cần thực hiện các biện pháp đáp trả đũa thích hợp, thậm chí có thể hơi quyết liệt", nếu không sẽ bị xem là "con hổ giấy", Thời báo Hoàn cầu cảnh báo.
Tờ báo đề xuất rằng Trung Quốc có thể cấm các chính trị gia cấp cao và các quan chức khác của Nhật từng tới thăm đền Yasukuni đến Trung Quốc trong 5 năm.
Chuyến thăm của ông Abe là chuyến thăm đầu tiên của một đương kim thủ tướng Nhật tới đền Yasukuni kể từ năm 2006, và nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 cường quốc châu Á gia tăng từ năm 2012 vì tranh chấp lãnh thổ.
Tờ báo cũng chỉ trích mạnh mẽ ông Abe, người muốn tăng cường quân đội Nhật Bản.
"Trong mắt Trung Quốc, ông Abe, cư xử như một tội phạm chính trị, giống những kẻ khủng bố và phát xít thường được nhìn thấy trong các danh sách đen", Thời báo Hoàn cầu viết.
Còn tờ China Daily thì gọi chuyến thăm là một "một sự xúc phạm quá đáng", làm đóng cầm cánh cửa đối thoại. "Ông Abe biết chuyến thăm là một sự xỉ nhục nhưng ông ấy không quan tâm", tờ báo viết.
Tờ báo cũng chỉ trích "thái độ đạo đức giả" và "những tiếng xấu" của ông Abe, trong đó việc "ông phủ nhận bản chất hung hăng của Nhật trong Thế chiến II và thiếu ăn năn đối với các tội lỗi lịch sử của Nhật bản".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gọi chuyến thăm của ông Abe là "hành động khiêu khích trắng trợn, đi ngược lại luật pháp quốc tế và trà đạp lên lương tâm của con người", tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 26/12 viết.
Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 và 3 thế giới, có các quan hệ thương mại quan trọng.
Nhưng tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên băng giá kể từ năm ngoái.
Theo Dantri
Hãng tin Nga: Việt Nam ưu tiên cho Nga dùng cảng Cam Ranh Đại sứ Việt Nam tại Moscow đã cam kết Việt Nam sẽ ưu tiên cho Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh, nhật báo Nezavisimaya (Nga) dẫn hãng tin Itar-tass cho biết. Thời báo Hoàn Cầu sau đó đã có bài bình luận xuyên tạc rằng Việt Nam muốn dùng cảng Cam Ranh như "mồi nhử" để đổi lấy sự hậu thuẫn giúp...