Đặc khu trưởng Hong Kong bị nghi tham nhũng
Đặc khu trưởng Hong Kong Lương Chấn Anh bị nghi ngờ đã bỏ túi riêng 50 triệu HKD (khoảng 6,45 triệu USD) từ một công ty của Úc từ năm 2011.
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đang bị nghi ngờ vi phạm luật chống tham nhũng – Ảnh: Reuters
Báo South China Morning Post cho biết ngày 2-12-2011, ông Lương Chấn Anh và đại diện của công ty kỹ thuật UGL của Úc đã ký một hợp đồng, trong đó UGL sẽ trả số tiền trên cho ông Lương với điều kiện ông Lương không được thành lập công ty đối thủ và sẵn sàng làm cố vấn cho công ty này, trong hai năm 2012 và 2013.
Công chúng và giới nghị sĩ Hong Kong chỉ trích ông Lương về chuyện không được làm việc cho một công ty thương mại khi đang là đặc khu trưởng Hong Kong.
Theo báo South China Morning Post, thông tin trên xuất hiện khiến giới chức và người dân Hong Kong đặt nghi vấn về khả năng ông Lương Chấn Anh đã có hành vi sai trái của một quan chức đứng đầu đặc khu.
Tờ báo cho hay, thời điểm hợp đồng được ký diễn ra chỉ cách thời gian ông Lương Chấn Anh tuyên bố chạy đua vào chức đặc khu trưởng có 8 ngày.
Trong thời gian này UGL cũng đã mua lại công ty dịch vụ bất động sản DTZ mà ông Lương làm giám đốc kiêm chủ tịch đại diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Lương tuyên bố chạy đua vào chức đặc khu trưởng Hồng Kong vào ngày 24-11-2011 và rời công ty này vào ngày 4-12 cùng năm.
Video đang HOT
Văn phòng đặc khu trưởng bào chữa rằng đây là thỏa thuận từ chức được thành lập để phòng khả năng có thể ông Lương không đắc cử chức đặc khu trưởng.
“Ông Lương không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào cho UGL sau khi ký hợp đồng trên” – tuyên bố của văn phòng đặc khu trưởng biện hộ. Ông Lương Chấn Anh và đại diện UGL hôm 8-10 phản ứng rằng hợp đồng này là không sai luật.
Tuy nhiên, nhiều luật sư và nhà điều tra chống tham nhũng ở đặc khi Hồng Kong đang nghi ngờ về hợp đồng này khi cựu quan chức cấp cao của DTZ Tim Melville Ross khẳng định ông không hề biết thỏa thuận này.
Ông Lương cũng không báo cho chính quyền đặc khu rằng ông đã có thỏa thuận với UGL khi đã trở thành đặc khu trưởng Hồng Kong vào năm 2012.
Nghị sĩ Lương Kế Xương (Kenneth Leung) cho rằng hợp đồng này có thể khiến ông Lương Chấn Anh bị nghi ngờ có hành vi sai trái và cho thấy xung đột lợi ích khi ông Lương vừa là đặc khu trưởng vừa cộng tác với doanh nghiệp thương mại. Ông Tra Dị Ngã, cựu điều tra viên chống tham nhũng của Hong Kong nhận định ông Lương có thể đã vi phạm luật chống tham nhũng của đặc khu Hong Kong.
Theo Tuổi Trẻ
Vì sao thư ký các lãnh đạo Trung Quốc dễ tham nhũng?
Nhân dân Nhật báo TQ gần đây đăng lại bài phát biểu về việc làm thế nào để trở thành một thư ký tốt cho lãnh đạo cấp cao mà báo này từng đăng tháng 4/1990. Diễn giả khi ấy là lãnh đạo tỉnh Phúc Kiến có tên Tập Cận Bình.
Bài báo được đăng lại giữa lúc TQ bắt giữ hàng chục cựu thư ký riêng của các nhà lãnh đạo cấp cao. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TƯ TQ đã tuyên bố hành động nhằm vào mục tiêu hàng chục quan chức cấp cao, phần lớn ở cấp bộ và tỉnh vì các cáo buộc chống tham nhũng, hối lộ hoặc lạm dụng quyền lực.
Ảnh minh họa: Diplomat
Các quan chức bị trừng phạt gồm Ji Wenlin, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hải Nam; Yu Gang, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật TƯ; Guo Yongxiang, nguyên phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên; Li Chongxi, nguyên chủ tịch HĐND tỉnh Tứ Xuyên; Li Hualin, nguyên phó tổng giám đốc tập đoàn Dầu khí quốc gia TQ...
Tất cả đều từng là thư ký cho Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị TQ, nguyên Bộ trưởng Công an TQ trước khi về hưu tháng 11/2012. Hiện Chu cũng đang bị điều tra vì các cáo buộc tham nhũng.
Báo chí cho biết, TQ cũng đang điều tra các hoạt động của 4 người từng là thư ký riêng cho Từ Tài Hậu - nguyên là phó chủ tịch Quân ủy TQ.
Bài phát biểu được đăng lại của ông Tập không nhằm vào việc làm hài lòng "chủ nhân" mà khuyên những người làm thư ký riêng cho lãnh đạo cấp cao về cách hành động thận trọng, không lạm dụng vai trò để hưởng lợi cá nhân.
Phát biểu của ông Tập không chỉ gây chú ý về mặt thời điểm được đăng lại, mà còn bởi vị trí mà ông từng đảm nhận - ông cũng từng là thư ký riêng cho nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Geng Biao những năm 1980.
Các vụ bắt giữ nói trên đặt ra một vấn đề lớn hơn với hệ thống chính trị TQ: Tại sao thư ký riêng thường có quyền lực rất lớn và đôi khi họ cực kỳ tham nhũng?
Giáo sư Kerry Brown, giám đốc Trung tâm nghiên cứu TQ tại Đại học Sydney nói rằng, vị trí thư ký nếu bị lạm dụng có thể dẫn tới tham nhũng rất lớn vì cơ hội tiếp cận độc quyền với các lãnh đạo. "Có cơ hội tốt để tận dụng và lợi dụng quyền lực độc lập", ông nhấn mạnh.
Giáo sư Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách TQ tại Đại học Nottingham ở Anh cũng nhận định: "Thư ký của các nhà lãnh đạo cao cấp thường có quyền lực to lớn trong việc thăng quan tiến chức hay phân bổ tài nguyên. Họ có cơ hội nhận hối lộ do có ảnh hưởng tới các quyết định của lãnh đạo".
Ở TQ, ảnh hưởng kiểu này gọi là tong tian (Thông Thiên - gần với trời). Các thư ký riêng thường do chính lãnh đạo tự chọn lựa. Họ thường giữ được vị trí cao kể cả khi "chủ nhân" đảm nhận cương vị khác hay nghỉ hưu.
Theo nghiên cứu của Cheng Li ở Viện Brookings, Washington, hơn 3/4 quan chức cấp bộ hay tỉnh ở TQ từng làm thư ký cho lãnh đạo cao cấp. 15 trong số 25 thành viên Bộ Chính trị TQ, 4/7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị TQ cũng từng là thư ký.
Các nhà phân tích cho rằng, con số thống kê trên phản ánh rõ ràng vai trò của các thư ký trong hoạt động chính trị TQ. Nó tồn tại phổ biến tới mức người ta còn gọi là "nhóm thư ký" kiểu như "nhóm Thái tử", "nhóm Thượng Hải"...
"Do sự gần gũi với quyền lực và đặc quyền, các thư ký rõ ràng có dấu ấn trong bổ nhiệm, hoặc thậm chí là đặt đòn bẩy tới các vị trí lãnh đạo", Warren Sun, giáo sư nghiên cứu TQ ở Đại học Monash, Australia nói.
Theo Vietnamnet
Báo TQ nói gì về "thất bại" của người dân Hong Kong? Bài báo được đăng tải rộng rãi ở Trung Quốc phản ánh cách nhìn của họ về vấn đề Hong Kong hiện nay. Ngày 6/10, các tờ báo ở Trung Quốc đồng loạt đăng tải một bài viết được cho là của một nghị sĩ Hong Kong giấu tên nhằm "giải thích" về thất bại của cuộc biểu tình đòi dân chủ hiện...