Đặc khu kinh tế khởi đầu làn sóng thay đổi mạnh mẽ tại Trung Quốc
Từ một làng chài ven biển, Thâm Quyến đã phát triển và chuyển mình trở thành hình mẫu của đặc khu kinh tế tại Trung Quốc, song song với quá trình cải cách và mở cửa tại nước này.
Khu trung tâm quận Phúc Điền tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh AFP
Theo tờ Nhân Dân nhật báo, đến năm 2035, dự kiến 70% dân số Trung Quốc sẽ sống tại các đô thị. Tuy nhiên, Bắc Kinh và Thượng Hải đều đã công bố các biện pháp hạn chế và giảm người nhập cư từ nơi khác đến.
Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa chưa có dấu hiệu sụt giảm. Do đó, khi các thành phố nhỏ hơn có thể tiếp nhận một bộ phận dòng người di chuyển đến, Trung Quốc đang tìm kiếm những khu vực mới để cung cấp nhà cửa, việc làm, hạ tầng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hàng loạt dự án đã, đang và sẽ triển khai đều nhìn lại một thành phố là nguồn cảm hứng, giúp chuyển mình bộ mặt đô thị ở Trung Quốc và là thành phố “hình mẫu” – Thâm Quyến. Theo CNN, với hơn 13 triệu dân, đô thị miền nam này là biểu tượng đáng tự hào nhất của Trung Quốc trong nhiều thập niên cải cách kinh tế.
Làng chài chuyển mình
Vào ngày 4.9.1984, tiếng pháo rền vang trên đường khi thành phố khánh thành Trung tâm Thương mại thế giới Thâm Quyến, lúc đó là tòa nhà cao nhất Trung Quốc.
Lãnh đạo Trung Quốc khi đó là ông Đặng Tiểu Bình trước đó đã đến thăm khu vực dự án và đặc biệt ấn tượng với tốc độ xây dựng. Dù thiếu thiết bị, dự án vẫn đạt tốc độ 3 ngày 1 tầng, được gọi là “tốc độ Thâm Quyến”.
Với những người đến đây vào thập niên 1980, tòa nhà chọc trời cao 50 tầng là hình ảnh nổi bật nhất, dù các tòa nhà lân cận sau đó được xây cao hơn. Tác giả Đỗ Quyên của quyển Thí nghiệm Thâm Quyến cho rằng “cụm những tòa nhà chọc trời này đã trở thành hình ảnh hiện đại hóa và đô thị hóa của Trung Quốc hậu cải cách”.
Khi Trung Quốc bắt đầu cải cách hệ thống kinh tế và mở cửa theo chính sách của ông Đặng Tiểu Bình vào cuối thập niên 1970, Thâm Quyến trở thành 1 trong 4 đặc khu kinh tế đầu tiên.
Tất cả được chọn nhờ vị trí địa lý ưu đãi và khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, khi Thâm Quyến nằm sát Hồng Kông.
Video đang HOT
Một câu chuyện xa xưa từng được kể lại rằng Thâm Quyến từng phát triển từ một làng chài. Nhưng vào năm 1980, nó đã là một thành phố nhộn nhịp, với khu vực lân cận xây đặc khu kinh tế rộng gần 330 km 2, bao phủ nhiều thành phố, làng mạc đã có. Dân số đặc khu này vào thời điểm đó là 94.100 người, theo các nhà nghiên cứu.
Bốn giai đoạn đô thị khuôn mẫu
Đài CGTN dẫn nghiên cứu của Chương trình Định cư Con người LHQ năm 2019 cho rằng quá trình phát triển nhanh của Thâm Quyến có thể được chia làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1978 – 1992, Thâm Quyến đã nỗ lực phát triển thâm dụng lao động, được hỗ trợ bởi quá trình mở cửa quốc gia và cải cách thể chế, theo nghiên cứu có tiêu đề “Câu chuyện về Thâm Quyến”.
Công nhân xây dựng tại Thâm Quyến. Ảnh REUTERS
Nhờ vị trí nằm liền kề và kết nối với Đông Nam Á và bên cạnh Hồng Kông, cũng như vùng châu thổ sông Châu Giang, Thâm Quyến là nơi đầu tiên ở Trung Quốc bắt đầu hình thức “tam nhập bù trừ thương mại”. Đây là cách gọi tắt về những doanh nghiệp chế biến nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất sản phẩm theo mẫu nhập khẩu, lắp ráp linh kiện nhập khẩu và trả nợ vay mua thiết bị, công nghệ nhập khẩu bằng sản phẩm.
Foxconn, nhà cung cấp của Apple, đã thành lập nhà máy đầu tiên tại Thâm Quyến vào năm 1988, để sản xuất linh kiện máy tính.
Nền kinh tế của Thâm Quyến không mất nhiều thời gian để cất cánh, với GDP đạt 3,9 tỉ nhân dân tệ vào năm 1985, gấp 14 lần so với năm 1980.
Dựa trên vốn và kinh nghiệm sản xuất có được trong giai đoạn đầu tiên, Thâm Quyến chuyển sang giai đoạn thứ 2 từ năm 1992-2003, khi thành phố đạt vị trí trung bình thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, tập trung vào phát triển thâm dụng vốn.
Với việc Trung Quốc áp dụng cơ chế kinh tế thị trường để thay thế kinh tế kế hoạch, Thâm Quyến thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn và dần dần chuyển sang các ngành công nghiệp điện tử và thông tin.
Trong giai đoạn này, Thâm Quyến trở thành trung tâm cung cấp thiết bị viễn thông của thế giới. Đến năm 2012, sản xuất các thiết bị viễn thông, máy tính và các thiết bị điện tử khác tại Thâm Quyến chiếm 56,1% tổng sản lượng công nghiệp, trên quy mô dự kiến.
Một bảng chỉ số chứng khoán tại Thâm Quyến. Ảnh REUTERS
Giai đoạn thứ 3 từ năm 2003-2013, Thâm Quyến đã vươn lên vị trí trung tâm của chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu với các cụm doanh nghiệp công nghệ cao tư nhân được hình thành.
Năm 2010, Tập đoàn Huawei Technology Co, được thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, lần đầu tiên lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới của tạp chí Fortune.
Sự phát triển nhanh có thể dễ dàng nhận thấy qua tăng trưởng GDP. Vào năm 2000, Thâm Quyến xếp thứ 4 trong số các thành phố lớn tại Trung Quốc và sau đó trở thành thành phố cấp 1, bên cạnh Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Trong giai đoạn thứ 4, Thâm Quyến đã thành công vươn lên bậc cao nhất của chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu. Với sự góp mặt của nhiều công ty công nghệ hàng đầu, như gã khổng lồ internet Tencent, thành phố đã biến thành một trung tâm công nghệ của châu Á.
Được mệnh danh là “Thung lũng Silicon” của Trung Quốc, Thâm Quyến từng là thành phố trẻ nhất nước này với độ tuổi trung bình là 32,5 tuổi, và luôn được nhắc đến như là một “điều kỳ diệu” bắt đầu từ thập niên 1980.
4 đặc khu kinh tế đầu tiên
Theo CGTN, Trung Quốc còn là nền kinh tế kế hoạch vào đầu thập niên 1970 và ít có giao dịch kinh tế với phương Tây, với tiêu chuẩn sống trung bình còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Với khoảng cách kinh tế quá lớn, nhiều cư dân địa phương đã nhập cư bất hợp pháp sang Hồng Kông để tìm thu nhập tốt hơn. Ông Tập Trọng Huân, thân sinh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông vào tháng 4.1978. Ông lo ngại về làn sóng dân cư bỏ đi do cái nghèo nên quyết định tạo sự thay đổi. Kế hoạch của ông Tập Trọng Huân nhận được sự ủng hộ từ ông Đặng Tiểu Bình, người khởi xướng cải cách và mở cửa trong cùng thời gian đó. Ông Đặng đồng ý trao Quảng Đông nhiều quyền tự trị hơn để “có bước đi trước” về phát triển kinh tế và xuất khẩu. Sau khảo sát phạm vi lớn, 4 thành phố gồm Thâm Quyến, Chu Hải và Sán Đầu ở Quảng Đông, cùng Hạ Môn ở Phúc Kiến được chọn làm các đặc khu kinh tế đầu tiên để thúc đẩy xuất khẩu. Thâm Quyến khởi đầu, được công bố chính thức vào năm 1980, trong khi 3 thành phố còn lại tiến hành từ 2 năm sau đó.
Cách giúp Nga 'lách' lệnh trừng phạt dầu trong gói thứ 6 của EU
Mỹ và EU tìm cách áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga, nhưng Moskva đã "đi trước một bước" với sự trợ giúp của các nhà máy lọc dầu và tàu chở dầu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Một tàu chở dầu của Nga. Ảnh: DW
Khi Mỹ và EU gia tăng các lệnh trừng phạt, Nga tìm ra nhiều cách hơn để tránh bị phong tỏa. Trong tuần, EU đưa ra các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với Nga, nhằm vào dầu mỏ và bảo hiểm, nhưng có các miễn trừ đối với Hungary.
Cụ thể, các quan chức và nhà ngoại giao cho biết EU sẽ cấm nhập khẩu dầu của nước này và ngăn chặn các công ty bảo hiểm bảo hiểm vận chuyển dầu thô của họ khi phương Tây tìm cách hạn chế nguồn thu của Điện Kremlin để duy trì nền kinh tế hoạt động.
Đặc biệt, lệnh cấm đối với các công ty bảo hiểm sẽ bao gồm các tàu chở dầu của Nga ở bất cứ đâu trên thế giới. Các biện pháp trừng phạt này có thể làm giảm nỗ lực bán dầu của Nga ở châu Á, đồng thời giúp các công ty châu Âu đảm bảo phần lớn hoạt động buôn bán dầu mỏ trên thế giới.
Nhưng có thể các biện pháp trừng phạt này sẽ kém hiệu quả, lý do là vì các chủ hàng và nhà máy lọc dầu có khả năng sẽ che giấu nguồn gốc xuất xứ dầu của Nga.
Tờ Wall Street Journal giải thích, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU, các thương nhân đang tìm cách che giấu nguồn gốc xuất xứ của dầu Nga để nguồn dầu tiếp tục chảy. Dầu đang được che giấu trong các sản phẩm tinh chế pha trộn như xăng, dầu diesel và hóa chất.
Dầu cũng đang được chuyển giữa các tàu trên biển, một biện pháp được sử dụng để mua và bán dầu bị trừng phạt của Iran và Venezuela. Theo các công ty vận tải, việc vận chuyển đang diễn ra ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Tây Phi và Biển Đen, cuối cùng hướng tới Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Âu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, nhìn chung, xuất khẩu dầu của Nga đã phục hồi trong tháng 4, sau khi giảm vào tháng 3, thời điểm lệnh trừng phạt đầu tiên của phương Tây có hiệu lực. Xuất khẩu dầu của Nga tăng 620.000 thùng lên 8,1 triệu thùng/ngày, gần với mức trước xung đột, trong đó mức tăng lớn nhất là nhập khẩu vào Ấn Độ.
Trên thực tế, sản lượng dầu của Nga trong tháng 5 vừa qua tăng 5% so với tháng 4, lên 43,1 triệu tấn. Sản lượng này tương đương 10,19 triệu thùng/ngày. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, sản lượng dầu của Nga tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021, lên 219,9 triệu tấn trong khi xuất khẩu dầu tăng 13% lên 102,7 triệu tấn.
Theo công ty dữ liệu thị trường hàng hóa của Kpler, Ấn Độ đã nổi lên như một trung tâm chính cho các dòng dầu của Nga. Nhập khẩu của nước này đã tăng vọt lên 800.000 thùng/ngày kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, so với 30.000 thùng/ngày trước đó.
Kpler, một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng khổng lồ Ấn Độ Reliance Industries, đã mua lượng dầu thô của Nga gấp 7 lần trong tháng 5, so với mức trước xung đột, chiếm 1/5 tổng lượng tiêu thụ của nhà máy này.
Reliance đã thuê một tàu chở dầu để chở hàng hóa chứa alkylate, một thành phần xăng, khởi hành từ cảng Sikka gần đó vào ngày 21/4 mà không có điểm đến dự kiến. Ba ngày sau, tàu này cập nhật hồ sơ của mình với việc cập một cảng ở Mỹ, thông báo dỡ hàng vào ngày 22/5 tại New York.
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, Tổ chức theo dõi hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, cho biết: "Có vẻ như có một cuộc giao dịch trong đó dầu thô của Nga được tinh chế ở Ấn Độ và sau đó một số được bán sang Mỹ".
Để tránh chi phí bảo hiểm lớn, các con tàu tắt hệ thống định vị GPS, sau đó chuyển dầu cho các tàu siêu lớn như Lauren II, một tàu chở dầu thô khổng lồ của Trung Quốc có thể chứa khoảng 2 triệu thùng dầu.
Tóm lại, miễn là Ấn Độ và Trung Quốc không thực hiện các lệnh trừng phạt, dầu mỏ của Nga vẫn sẽ tiếp tục chảy vào thị trường thế giới. Nhiều tàu hơn được sử dụng để vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc thay vì Nga đến EU. Đổi lại, EU nhập dầu từ Saudi Arabia thay vì Nga.
Sự 'phân hóa' trong quan hệ Trung Quốc-EU sau xung đột Ukraine Xu hướng phân hóa giữa EU và Trung Quốc là kết quả của một quá trình thay đổi phức tạp: Sự thay đổi theo bối cảnh và chuyển dịch mô hình hợp tác kinh tế Trung Quốc - châu Âu. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU vẫn tồn tại một số bất đồng. Ảnh: Politico.eu Ông Sun Chenghao, học giả tại...