Đặc công nước lặn trục vớt tiêm kích Su-22 gặp nạn
Động cơ, cánh và ống phóng của tiêm kích Su-22 được lực lượng đặc công nước tìm thấy cách đảo Đá Bé 11 hải lý về hướng Tây Bắc.
Theo ông Nguyễn Hùng Tân – Chánh văn phòng Ủy ban PCLB và TKCN tỉnh Bình Thuận, các phần máy bay trên được tìm thấy lúc 16h2 ngày 17/4, tại vị trí cách đảo Đá Bé 11 hải lý về hướng Tây Bắc.
Một trong những máy bay tham gia tìm kiếm 2 phi công và tiêm kích Su-22 gặp nạn. Ảnh: Hải An.
Trước đó, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn – Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân cho biết, đã tìm thấy phần đuôi một chiếc Su-22 tại vùng biển giáp ranh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vị trí này cách nơi đặt bia đánh dấu mục tiêu cần ném bom luyện tập khoảng 1,5 hải lý, ở độ sâu 32 m dưới mặt nước biển. Các phần máy bay đã được đánh dấu tọa độ để tiến hành trục vớt.
Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn được huy động gồm: Cảnh Sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận, Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 918 và Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không – Không quân), Lữ đoàn 5 Đặc công (Bộ Tư lệnh Đặc công).
Video đang HOT
Sáng nay, trung tướng Võ Văn Tuấn (Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN) đã bay ra hiện trường chỉ đạo công tác cứu nạn.
Theo thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, lực lượng đặc công nước đã được tăng cường để lặn tìm, trục vớt các mảnh vỡ của 2 chiếc Su-22. Bên cạnh đó, hàng trăm tàu cá đang hoạt động trên vùng biển đảo Phú Qúy cũng được thông báo đến hỗ trợ trục vớt, tìm kiếm.
Vùng biển nơi 2 chiếc tiêm kích gặp nạn. Đồ hoạ: Nguyên Anh.
Hai Sở chỉ huy cũng đã được thành lập tại sân bay Thành Sơn, do thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn trực tiếp chỉ đạo và tại đảo Phú Qúy do đại tá Trần Văn Lâm, Phó Sư đoàn trưởng Quân huấn Sư đoàn 370 phụ trách.
Hiện chưa có thông tin gì về hai phi công Lê Văn Nghĩa (trung tá, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, điều khiển máy bay Su-22 mang số hiệu 5857) và Nguyễn Anh Tú (đại úy, điều khiển máy bay Su-22 mang số hiệu 5863, Phi đội phó Phi đội 1).
Theo Tri Thức
Tiếp tục phát hiện động cơ và cánh máy bay Su - 22
Thông tin từ Bộ Quốc phòng cho hay, vào lúc 16h02 chiều 17/4, các lực lượng tìm kiếm đã phát hiện được một động cơ máy bay và một cánh máy bay của chiếc Su -22 gặp nạn thuộc vùng biển Bình Thuận. Hiện các thợ lặn đang tiếp cận để tiến hành trục vớt.
Đội thợ lặn tiếp cận vị trí động cơ và cánh máy bay Su-22 bị rơi để tiến hành trục vớt.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, mảnh đuôi máy bay của máy bay tiêm kích Su-22M4 được tìm thấy tại vĩ độ 10.36.18 độ bắc, 108.21.18 độ đông, thuộc vùng biển Bình Thuận.
Cụ thể, vị trí đuôi máy bay được xác định cách vị trí đặt bia đánh dấu mục tiêu khoảng 1,5 hải lý. Hiện tại, các đội thợ lặn đang tiếp cận để trục vớt.
Hiện Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với ngư dân trên biển khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn 2 phi công rơi máy bay huấn luyện. Yêu cầu cao nhất và nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là tìm kiếm 2 phi công mất tích. Trong ngày 17/4, các tàu chuyên dụng quét đa tia dò kim loại dưới mặt biển, lực lượng thợ lặn đặc công nước cũng đã đến hiện trường tham gia nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu hộ hiện nay gồm có: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận, Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 918 và Sư đoàn 370 của (Quân chủng Phòng không Không quân), Lữ đoàn 5 Đặc công (Bộ Tư lệnh Đặc công), ngư dân Bình Thuận cùng 6 thợ lặn chuyên nghiệp đã được huy động tham gia tìm kiếm hai chiếc máy bay Su 22 của Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bị nạn.
Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn đã thành lập hai sở chỉ huy. Sở chỉ huy thứ nhất đóng tại sân bay Phan Rang do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.
Sở chỉ huy thứ hai đóng tại đảo Phú Quý do Sư đoàn Không quân 370 tổ chức dưới sự chỉ huy của Đại tá Trần Văn Lâm, Phó Sư đoàn trưởng Quân huấn Sư đoàn 370. Đến 16h02, các lực lượng tìm kiếm đã phát hiện được một động cơ máy bay và một cánh máy bay.
Trong đêm 17/4, các thợ lặn và lực lượng đặc công cùng các lực lượng khác tiếp tục triển khai tìm kiếm hai phi công cùng các máy bay bị mất tích.
Riêng các máy bay tham gia tìm kiếm đã tạm dừng công việc lúc 16h30 do tầm quan sát vào ban đêm bị hạn chế, ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Tâm sự đau lòng của cha phi công lái Su-22 gặp nạn 24 giờ mong ngóng, thức trắng đêm không ngủ đợi tin con, nhưng ông Nguyễn Văn Thi - cha của đại úy, phi công Nguyễn Anh Tú giọng điềm tĩnh: "Tôi vẫn tin và chờ Tú về...". Suốt đêm, bên chén trà đặc cùng các đồng đội của con trai, ông Thi vẫn nhoẻn miệng cười trước mỗi câu chuyện về anh Tú,...