Đặc công Nga “khoe” tài chiến đấu ở Bắc Cực
Các đơn vị đặc nhiệm của quân đội Nga mới đây đã lần đầu tiên thực hiện một loạt bài diễn tập, huấn luyện trên kịch bản chiến tranh ở Bắc Cực. Đây là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này ở khu vực Bắc Cực, phát ngôn viên Quân khu Phía Tây Nga hôm qua (14/10) cho biết.
Đặc công Nga
Theo Đại tá Oleg Kochetkov, các đơn vị trinh sát thuộc lực lượng đặc nhiệm Nga đã tiến hành một số nhiệm vụ huấn luyện trên Đảo Kola trong một chương trình thí nghiệm dựa trên kịch bản chiến đấu ở khu vực địa hình núi non thuộc Bắc Cực.
“Các bài tập huấn luyện chiến đấu bao gồm một loạt hoạt động liên quan đến việc leo núi ở khu vực cực bắc. Đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với các đơn vị trinh sát của Nga bởi các đơn vị này trước đây vốn thường chỉ được đào tạo ở vùng núi phía nam Nga”, Đại tá Kochetkov cho biết.
Vị quan chức quân sự trên cũng cho hay, các bài diễn tập còn bao gồm cả hoạt động rèn luyện những kỹ năng sống sót ở Bắc Cực như tìm kiếm lương thực, nước uống có thể mang theo, dựng trại và di chuyển bí mật qua những khu vực có người ở.
Video đang HOT
Lực lượng binh lính đặc công Nga đã phải áp dụng rất nhiều loại hình ngụy trang khác nhau cho từng loại địa hình. Đặc biệt, các đặc công Nga đã lần đầu tiên thực hiện bài diễn tập “đọ súng bắn tỉa” trong điều kiện ở vùng địa cực.
Moscow đã chính thức đặt ra mục tiêu triển khai các lực lượng vũ trang bao gồm quân đội, biên phòng và các đơn vị bảo vệ bờ biển ở Bắc Cực vào năm 2020 để bảo vệ những lợi ích kinh tế cũng như chính trị của Nga ở khu vực này đồng thời củng cố an ninh quân sự cho Nga.
Theo quân đội Nga, hai sư đoàn bắc cực sẽ sớm được triển khai đến vùng cực bắc của Nga trong những năm tới. Nga còn muốn khôi phục lại các kế hoạch đã bị gác lại từ thời Xô viết, gồm việc xây dựng các sân bay ở bắc cực và thiết lập sự hiện diện hải quân thường trực ở dọc Tuyến đường Biển Phương Bắc chiến lược.
Hiện đang có 5 nước gồm Nga, Canada, Mỹ, Na-uy và Đan Mạch đang tranh chấp chủ quyền khu vực Bắc Cực bởi đây là nơi chứa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác.
Cuộc tranh chấp đã trở nên căng thẳng khi các lớp băng tan chảy mở ra triển vọng về những tuyến đường hàng hải mới và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đây. Các chuyên gia cho biết, một chuyến đi từ Châu Âu đến Châu Á đi qua Bắc Cực sẽ ngắn hơn đi qua kênh đào Panama khoảng 7.408km.
Kiệt Linh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
Mỹ được gì trong cuộc đột kích kép ở châu Phi?
Cuộc đột kích kép của đặc công Mỹ nhằm tóm những đặc vụ cấp cao của Al-Qaeda ở hai quốc gia khác nhau của châu Phi cuối tuần qua cho thấy sở thích của Washington trong việc sử dụng các hoạt động đặc biệt nhằm vào mục tiêu cao, nơi Mỹ tin sứ mệnh của họ có xác suất thành công lớn.
Cuộc đột kích ở Somalia của Hải quân Mỹ là một thất bại tình báo
Trong khi chính quyền Obama tìm cách tránh hoặc giảm sự có mặt ở những nơi xung đột lớn và tổn thất nhiều như Iraq, Afghanistan và Syria, họ đã đầu tư nặng vào chống khủng bố chung và lĩnh vực hoạt động đặc biệt, nhằm đạt được cái mà Mỹ gọi là "những mục tiêu có giá trị cao".
Nhưng những cuộc tấn công giống như ở Libya và Somalia vừa qua liệu có hiệu quả lâu dài?
Ở Libya, các đặc công thuộc Lực lượng Delta của quân đội Mỹ đã đạt được chính xác mục tiêu họ đặt ra. Được triển khai từ một căn cứ tiền phương trong một quốc gia NATO, họ đã tóm được một nhân vật nằm trong danh sách theo dõi Al-Qaeda của Liên hiệp quốc bị treo giải thưởng 5 triệu đôla cho thủ cấp của hắn.
Washington nghi Abu Anas al-Liby giúp vạch kế hoạch cho các vụ đánh bom đồng thời của Al-Qaeda nhằm vào các tòa đại sứ Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998. Bình luận về việc bắt giữ ông ta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói: "Các hoạt động này ở Libya và Somalia đưa ra một thông điệp mạnh mẽ tới thế giới rằng Mỹ sẽ nỗ lực hết sức để bắt những kẻ khủng bố chịu trách nhiệm, bất kỳ chúng trốn ở đâu và lẩn tránh công lý bao lâu rồi".
Chính phủ Libya đã công khai kêu gọi một lời giải thích từ Mỹ trong khi đồng thời nói rằng họ hy vọng điều này sẽ không làm xáo trộn các mối quan hệ của hai nước. Abu Anas al-Liby không có quan hệ gần gũi với chính quyền Libya, nhưng đối với công dân của họ, vụ đột kích của Mỹ có thể bị xem như một sự vi phạm nhục nhã chủ quyền quốc gia.
Mỹ khẳng định vụ bắt giữ nghi can bị truy lùng từ lâu này là "hợp pháp" nhưng ở Bắc Phi, cuộc tấn công này có thể thúc đẩy mạnh hơn việc chiêu mộ gia nhập các nhóm thánh chiến chống phương Tây như Al-Qaeda và các chi nhánh của nó.
Ở Somalia, cuộc tấn công của đặc công Hải quân Mỹ đã thất bại và họ trắng tay quay trở về. Khi các đặc công bơi vào bờ trong màn đêm, chắc hẳn họ bị hạn chế trong việc lượng mức hỏa lực có thể sử dụng và lựa chọn rút lui là cách thực dụng. Tuy nhiên, khi các đặc công được huấn luyện cao từ quân đội mạnh nhất thế giới tấn công một đám vũ trang đi dép lê và buộc phải rút lui, điều này sẽ được chộp lấy như một chiến thắng tuyên truyền cho Al-Shabaab.
Các cuộc đột kích cũng dấy lên nhiều câu hỏi về nơi thẩm vấn và xét xử những nghi can khủng bố bị bắt như Abu Anas al-liby. Ông Hagel hôm chủ nhật nói al-Liby đang trong tay quân đội Mỹ. Một quan chức Mỹ liên quan đến vụ này sau đó nói rằng gã bị đưa lên boong một tàu chiến Mỹ trong khu vực để thẩm vấn.
Theo CA TPHCM
Viễn cảnh ớn lạnh trong cuộc chiến Syria Đất nước Syria đang đối mặt với viễn cảnh ớn lạnh nhất khi lực lượng chiến binh nước ngoài có liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới Al-Qaeda đang ngày một mạnh lên, giành vai trò thống trị trong cuộc nội chiến ở đất nước này. Ảnh minh hoạ Lực lượng chiến binh nói trên đang liên tiếp lao...