Đặc biệt như mắm ruột miền Trung
Mắm ruột rất đặc biệt với nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển.
Từ nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển, người dân vùng duyên hải miền Trung đã chế biến ra một loại mắm ruột rất đặc biệt. Tuy không phổ biến như những loại mắm ở miền Tây Nam bộ, nhưng mắm ruột vẫn khiến người ăn thấy hấp dẫn và lạ miệng.
Là một món ăn quen thuộc và được xem là đặc sản của vùng duyên hải miền Trung, mắm cá lòng hay còn gọi là mắm ruột là món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho con người nơi đây. Không phổ biến như các loại mắm cá lóc, cá linh, cá sặc… ở miền Tây Nam bộ, mắm ruột chỉ có theo mùa.
Mắm ruột từ lâu là món ăn khoái khẩu của người dân 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Vì sống ở miền biển nên từ bé, tôi đã đôi ba lần được thưởng thức món ăn này. Nhớ ngày trước, mỗi lần vào mùa cá, người ta bắt cá lấy phần ruột bên trong để làm mắm. Tôi vẫn còn nhớ mỗi lần rong ruổi theo bạn ven làng chài chơi vũ cầu (trò chơi đánh cầu). Bóng rơi vào nhà người ta, phải trèo tường vào nhặt ra. Sau mỗi bức tường ấy, tôi thấy người ta giăng một vài hũ bằng sành, bên trong đựng đầy mắm ruột. Khi có gió cũng đủ làm người đi ngang thấy nôn nao vì cái mùi ngai ngái mà đặc trưng.
Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm chiên giòn thật đặc biệt và tinh tế.
Video đang HOT
Ngày ấy, người ta thường làm mắm ruột bằng cá thu hoặc cá ngừ mới được đánh bắt từ ngoài khơi mang về, còn tươi sống. Những con cá lớn độ chừng 3-5kg bắt đầu được xẻ dọc bụng, lấy phần ruột bên trong, cắt thành khúc ngắn rồi trộn chung với muối. Tỉ lệ giữa muối và ruột cá quyết định đến độ thơm ngon, đậm đà của món mắm ruột. Sau khi ủ muối xong, ruột cá sẽ được cho vào từng hũ, khạp bằng sành, sứ, đậy thật chặt rồi mang phơi ngoài nắng lớn độ 3-5 ngày, đến khi ruột cá chín thành mắm là được.
Ngày nay, ít người làm mắm ruột để ăn vì thế mà mắm ruột cũng không còn phổ biến như trước nữa. Vì nhớ hương vị quen thuộc, vì ấn tượng với món ăn dân dã mà ngon miệng nên nhiều lần tôi nảy ra ý định làm lại món mắm này. Thay vì ruột cá thu, cá ngừ, tôi sử dụng ruột cá bò dại dương. Ruột cá này làm mắm ăn rất ngon, lại có mùi thơm, bùi rất đặc biệt. Nhưng vì cá hiếm nên để làm được một hũ mắm ruột không phải là dễ. Khi có được loại ruột cá mình muốn, tôi ủ nó với muối rồi mang đi phơi nắng thật lớn. Vài ngày sau khi mắm chín là có thể lấy ra dùng. Ngày trước, mẹ thường phi thơm một ít tỏi với dầu ăn, rồi cho mắm ruột vào quậy đều, nêm nếm ít bột ngọt, đường, ớt vào để giảm vị mặn của mắm. Khi hỗn hợp mắm chuyển qua màu nâu sẫm, hơi sệt lại là được. Người ta lấy mắm này để ăn kèm với thịt luộc, cà phá, rau sống hay cơm trắng. Về sau, để đổi vị cho các thực khách của mình và cũng nhằm làm mới món ăn, tôi dùng mắm ruột ăn kèm với loại cơm nắm được chiên vàng giòn. Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm thật đặc biệt và tinh tế.
Theo 24h
Phục dâu sát đất!
Trời sinh lá dâu không chỉ dành riêng cho con tằm, mà còn giúp bà nội trợ khéo vun vén nên bao món ngon.
Nghề dệt lụa, vải của dân ta đã có từ lâu đời, nổi danh với lụa Hà Đông, Quảng Nam, Lãnh Mỹ A của An Giang. Một thời, khắp ba miền đều có những nương dâu bạt ngàn. Thế nhưng, đa phần người ta chăm dâu chủ yếu để vừa miệng tằm.
Cây dâu giàu vị thuốc Nam - Ảnh: Tạ Tri
Mặt khác, kinh nghiệm và tín ngưỡng dân gian vẫn coi trọng cây dâu. Họ thường lấy nhánh dâu nhỏ, tiện ra làm xâu chuỗi đeo tay cho trẻ em ngủ ngon giấc - không bị ma quỷ quấy phá - ít đổ mồ hôi trộm.
Chủ một nhà hàng nướng ở quận 3, TP.HCM, vẫn cho trồng chậu dâu trước cửa, mong "trừ tà", việc làm ăn suông sẻ.
Thấy những chiếc lá non mơn mởn phe phẩy và biết giống cây này rất mạnh, nên người viết bày anh hái lá ăn kèm với các món thịt nướng. Ban đầu, anh có vẻ tiếc nuối. Song khi trông mấy lát thịt heo rừng lai nướng muối ớt, "núp" trong vườn dâu quá dễ thương anh lại... động lòng!
Dâu tơ "ru" heo rừng lai - Ảnh: Tạ Tri
Cuốn nhanh mỗi lát thịt trong chiếc lá dâu tơ, rồi nhai chầm chậm, sẽ nghe thêm ngọt bùi!
Dường như, người miền Nam không biết nhiều món ngon từ lá dâu bằng người miền Trung. Có thể, do được thiên nhiêu ưu đãi nên họ có quá nhiều rau cỏ non mướt để chọn lựa. Tiếc thay, có người quên bẵng đi gốc dâu sum suê gần thành cổ thụ bên hông nhà.
"Mần răng mà hoang phí rứa!", biết chuyện một chị bạn gốc Huế trách. Chị líu lo kể rằng, khi em trai chị bị nóng sốt hoặc chị học hành căng thẳng, "mạ" (mẹ) thường nấu canh rau thập toàn với ít tép đất giã hoặc hến cồn cho ăn. Món này khá giống canh tập tàng Nam bộ, gồm nhiều loại rau dại: lá dâu, lá lốt, rau sam, bù ngót... Như "có phép tiên", người bệnh thì bớt sốt, học trò chìm vào giấc ngủ thật sâu. Ăn thường, có hôm chị sém trễ học, vì bị dâu "vật", nắng rát đọt cau mà mí mắt chị mở nổi mới... nửa con!
Nếu dùng đọt non cây dâu mang luộc, chấm với mắm cái hoặc các món kho thì công dụng cũng tương tự.
Đồng thời, các món "môn đăng hộ đối" khác là nhộng tằm xào, thịt heo hoặc vịt, gà quay cuốn lá dâu chấm với nước xốt pha từ tương mặn, mù tạt, mè rang sơ giã nhuyễn hoặc tương mặn cùng cà chua hấp, giầm ớt hiểm xanh. Dâu xanh không những hạn chế sự ớn ngấy của món ăn giàu đạm, lắm chất béo mà còn cung cấp nhiều khoáng tố và chất xơ giúp cân bằng dinh dưỡng hơn.
Tạm gát chuyện ăn ngon mặc đẹp, phải công nhận sức cống hiến của con tằm - lá dâu thật đáng nể! Ngàn đời, tằm vẫn nợ dâu, còn dâu lại nợ đất với tình người. Đến đây, mối quan hệ tương hỗ ở nghĩa rộng dần hé mở. Tạm hiểu, người phố thị nợ bác nông phu công lao làm ra hạt gạo. Người trí thức nợ đất nước những đóng góp đáng kể... Cứ noi gương dâu mà cố góp sức cho đồng bào mình!
Theo ihay
Còn thương rau đắng mọc sau hè Rau đắng đất dâng hiến nhiều món ngon "thần sầu" cho dân tây Nam bộ. Rau đắng đất chợt ẩn chợt hiện, nơi rìa mương, góc rạ, kẹt lu..., dâng hiến nhiều món ngon "thần sầu" cho dân tây Nam bộ. Rau đắng đất đương thì con gái - Ảnh: Tạ Tri Nhà văn Nguyễn Trọng Tín cười tủm tỉm ví von: "Rau...