Đã xác định nguyên nhân sụt lún đất bất thường tại Đà Lạt
Ngày 22/6, tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã có kết luận chính thức nguyên nhân gây ra tình trạng sụt lún, nứt đất tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khiến 13 căn nhà bị nứt và hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng.
Sau khi tiến hành nghiên cứu và khảo sát, cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân chính của hiện tượng sụt lún, nứt đất như sau: khu vực phát sinh sụt, nứt đất bất thường là nền đất mềm, yếu; vị trí này trước đây là địa hình thung lũng do quá trình hình thành khu dân cư (đắp đất cải tạo mặt bằng) tạo thành nền đất nhân tạo, đồng thời có điểm đổ rác tự phát.
Đây cũng là nơi địa hình thung lũng có độ dốc 25 – 30 độ, trong khu vực có nước ngầm kết hợp khi mưa lớn làm mực nước dưới đất dâng cao tập trung tại vùng trũng làm tăng áp lực nước lỗ rỗng, làm đất mềm nhão, dẫn đến mất ổn định dưới chân dốc, kết quả là phát sinh các khe nứt và trồi lên nhà và đường, nước bùn đỏ rò rỉ ở nền nhà, gây ra hiện tượng sụt, nứt đất.
Mặt đường Nguyễn Văn Trỗi (Phường 2, Đà Lạt) xuất hiện những vết nứt bất thường khiến người dân hoang mang
Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng sụt lún, nứt đất là do mưa lớn kéo dài (khoảng 104mm trong suốt 4 ngày) làm tăng lượng nước thấm vào khối đất, tăng mực nước ngầm trong khu vực.
Trên cơ sở xác định nguyên nhân vụ việc, tỉnh Lâm Đồng đã giao các sở, ngành chuyên môn phối hợp với chuyên gia đề xuất hướng xử lý hiện tượng trên, thống nhất thi công giếng thu nước tại khu vực sụt lún đất, tiếp tục duy trì hai bộ giãn kế và thiết bị cảnh báo để theo dõi, cập nhật số liệu… Đồng thời, giao TP Đà Lạt rà soát mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của các hộ dân bị nứt nhà để đề xuất hỗ trợ theo quy định.
Video đang HOT
Nhiều cửa hàng phải đóng cửa sau khi xảy ra hiện tượng sụt lún đất bất thường.
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 26/4, nhiều người dân ở đường Nguyễn Văn Trỗi, (phường 2, TP Đà Lạt) hoang mang khi đường và nhà ở bỗng dưng nứt toác. Hiện tượng sụt lún, nứt đất trong khu dân cư ngày càng lan rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ dân xung quanh.
Nhiều căn nhà bị nứt, lún sâu nên chính quyền địa phương đã vận động 45 hộ dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đồng thời, phối hợp với các chuyên gia địa chất đến từ Nhật Bản, TPHCM để khảo sát, lắp đặt thiết bị quan trắc nhằm tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục hiện tượng bất thường này.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Xác định nguyên nhân ban đầu vụ nứt đất bất thường tại Đà Lạt
Liên quan đến sự cố nứt, lún đất bất thường tại phường 2, Đà Lạt, tối 27.4, sau khi khảo sát thực tế tại khu vực xảy ra sụt lún, UNBD tỉnh Lâm Đồng có cuộc họp khẩn với Đoàn chuyên gia địa chất (Viện Vật lý địa cầu và Đại học Bách khoa TP.HCM) và đưa ra nhận định ban đầu nguyên nhân gây nên sự cố...
Kết luận tại buổi làm việc, tiến sĩ Phạm S - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho rằng: Đây là hiện tượng "bất thường", vì từ trước đến nay chưa từng xảy ra tại khu vực này. Ban đầu có thể xác định được hai nguyên nhân.
Thứ nhất, theo lịch sự tính từ đồi Dinh Tỉnh Trưởng đến khu vực đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Văn Trỗi (khoảng 2km) có một dòng chảy tự nhiên. Sau đó, trong quá trình phát triển dân cư người dân đã tiến hành san ủi nên tạo thành khu kết cấu đất yếu. Khi mưa lớn đã tạo thành dòng chảy tự nhiên ngầm.
Nguyên nhân thứ hai, tại khu vực này, khoảng 60 năm về trước nơi đây từng tồn tại một bãi rác tự nhiên nên lâu ngày tích nước, khi gặp nước mưa lớn đã tạo dòng chảy tự nhiên (mạch nước ngầm) kết hợp với mưa lớn tạo nên lún đất và vùng đất trũng.
Mặt đường Nguyễn Văn Trỗi (TP.Đà Lạt) xuất hiện những vết nứt bất thường.
Cũng trong buổi làm việc, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công ty cấp nước Lâm Đồng liên tục quan trắc để phát hiện kịp thời nếu có rò rỉ nước. Và Công ty cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản) sẽ hỗ trợ thiết bị cho tỉnh để thực hiện việc cảnh báo.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục trám vết nứt, tránh nguồn nước mưa tự nhiên ngấm xuống phía dưới. Bên cạnh đó, duy trì lực lượng thường xuyên theo dõi độ nứt các ngôi nhà.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng đề nghị các chuyên gia của Viên địa chất xem xét thiết bị thăm dò, quan trắc. Đặc biệt, trong dịp lễ sắp này đề nghị thành phố Đà Lạt bố trí lực lượng cứu hộ, công an trực 24/24h.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thăm hỏi các gia đình nằm trong vùng bị nứt, lún đất bất thường.
Dù đã có kết luận, tuy nhiên cả 2 nguyên nhân trên cần phải được xác minh bằng các phương pháp khoa học, như: Khoan thăm dò địa chất; kiểm tra các công trình xây dựng xung quanh...
Hiện chính quyền các cấp đã vận động 45 hộ dân di dời với trên 200 nhân khẩu đến nơi ở an toàn, đồng thời yêu cầu các khách sạn trong khu vực nguy hiểm ngưng đón khách dịp lễ 30.4 và 1.5 sắp tới. Thành phố Đà Lạt cũng đã đặt bảng cấm tất cả ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Văn Trỗi.
Thời gian tới kể cả dịp lễ, các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu và Trường Đại học Bách khoa TP.HCM vẫn tiếp tục khảo sát để đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng lún đất, nứt nhà bất thường để có biện pháp khắc phục kịp thời, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Theo Ngọc Hà (Dân Trí)
Hàng loạt căn nhà ở Đà Lạt bị nứt toác trong đêm Nhiều căn nhà trên đường Nguyễn Văn Trỗi (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) xuất hiện các vết nứt kéo dài từ nền lên trần. Tuyến đường này còn xuất hiện 2 vết nứt dài hơn 100 m. Sáng 26.4, ông Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đông), cho biết trên địa bàn phường 2 vừa xảy ra trường hợp một...