Đã xác định được nhóm đối tượng cưa hạ hơn 147m3 gỗ tại Kon Tum
Công an huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã xác định được 5 đối tượng có liên quan đến vụ cưa hạ trái phép hơn 147m3 gỗ trên địa bàn.
Ngày 22/9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sa Thầy đã hoàn tất các thủ tục để tiến hành khởi tố bị can và quyết định tạm giam các đối tượng cưa hạ hơn 147m3 trái phép tại khoản 6, tiểu khu 692, lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý, địa giới hành chính xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.
Hiện trường vụ cưa hạ trái phép hơn 147m3 gỗ.
Trước đó, căn cứ hồ sơ vụ án tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy và kết quả điều tra, Công an huyện Sa Thầy xác định có 5 đối tượng thực hiện hành vi khai thác rừng trái pháp luật tại vị trí nói trên.
Sáng 14/9, tổ công tác Công an huyện Sa Thầy đã phối hợp với lực lượng Công an xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai phát hiện và tạm giữ đối tượng Đ.V.L. (SN 1985, HKTT: thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh). Trước những chứng cứ của các điều tra viên, đối tượng L. đã cúi đầu nhận tội.
Đến rạng sáng 16/9, một tổ công tác Công an huyện Sa Thầy cũng đã có mặt tại xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, Công an huyện Sa Thầy phối hợp với Công an xã Thành Vinh đã xác định và giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối tượng L.T.T. (SN 1975, HKTT: thôn Hồi Phú, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành). Tại cơ quan Công an, đối tượng T. đã cúi đầu nhận tội và khai báo hành vi phạm tội của mình cùng đồng bọn.
Tiếp đó, đối tượng L.V.T (SN 1983, HKTT: thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đang lẩn trốn tại TP Hồ Chí Minh sau khi được vận động đã đến cơ quan Công an đầu thú, thành khẩn khai báo hành vi phạm tội. Đến 13h ngày 20/9, Công an huyện Sa Thầy đã tiến hành các thủ tục theo quy định để tiếp nhận đối tượng ra đầu thú.
Ngoài 3 đối tượng nói trên, Công an huyện Sa Thầy cũng đã xác định được 2 đối tượng còn lại trong nhóm đối tượng vi phạm là Q. và N. hiện đang lẩn trốn. Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Sa Thầy đang khẩn trương truy tìm, bắt giữ đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
Công an huyện Sa Thầy kêu gọi các đối tượng có liên quan vụ án đang lẩn trốn nhanh chóng đến Công an huyện Sa Thầy (số 2A đường Ngô Quyền, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) hoặc trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Đại tá Nguyễn Hồng Nhật – Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum khen thưởng đột xuất Công an huyện Sa Thầy.
Như Báo CAND đã phản ánh, thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát, quản lý bảo vệ rừng dịp lễ Quốc khánh 2/9 và ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sa Thầy tổ chức tuần tra trên lâm phần quản lý thì phát hiện vụ khai thác gỗ trái phép tại khoảnh 6, tiểu khu 692, địa giới hành chính xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.
Ngay sau đó, đoàn liên ngành huyện Sa Thầy đã tiến hành khám nghiệm hiện trường. Kết quả xác định có 84 cây gỗ bị cưa hạ trái phép, tổng khối lượng gỗ thiệt hại hơn 147m3. Vị trí các cây gỗ bị cưa hạ nằm sâu trong rừng, đường sá đi lại khó khăn, hầu hết các cây gỗ mới được cưa hạ, các đối tượng chưa kịp vận chuyển ra ngoài.
Với thành tích phá án nhanh chóng, ngày 20/9, Công an huyện Sa thầy đã được đồng chí Dương Văn Trang – Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum; Đại tá Nguyễn Hồng Nhật – Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum và Thường trực Huyện ủy Sa Thầy đến động viên, khen thưởng đột xuất.
Tiếp tục gay cấn vụ đào được gỗ dưới lòng đất ở Kon Tum
Sau quá trình điều tra, cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt và yêu cầu người đàn ông trả lại số gỗ đã đào dưới lòng đất cho nhà nước.
Ngày 16-7, ông Lê Quang Nam (SN 1978, trú tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) cho biết vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi 'Chiếm giữ tài sản của người khác' của Công an huyện Sa Thầy.
Tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Cơ quan công an xác định ông Nam vi phạm điểm đ, khoản 2, điều 15, nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cơ quan công an tiến hành kiểm tra số gỗ mà ông Nam trục vớt khi san lấp mặt bằng
Ông Nam bị xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng về hành vi 'Chiếm giữ tài sản trái phép'.
Ngoài ra, cơ quan công an cũng buộc ông Nam phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép cho nhà nước là 4 hộp gỗ xẻ có tổng khối lượng hơn 4,3m3 và 6 tấm bìa gỗ phay, nhóm VI. Hiện số gỗ trên hiện đang được tạm giữ tại cơ quan công an huyện Sa Thầy.
Sau khi nhận quyết định xử phạt, ông Nam không đồng tình mà cho rằng sau khi phát hiện cây gỗ ở dưới ruộng, thỏa thuận với chủ đất để lấy cây gỗ thay cho tiền công thì đã báo UBND xã Sa Sơn và được đồng ý cho trục vớt, đưa cây gỗ lên.
Do đó, ông Nam bỏ nhiều tiền, công sức mới đưa được cây gỗ lên bờ thì lại bị cơ quan công an bắt giữ.
'Tôi không am hiểu pháp luật, chỉ biết rằng đã bỏ tiền của, công sức đưa cây gỗ lên và giờ bị xử lý việc chiếm giữ tài sản của người khác. Tôi đã thỏa thuận với chủ đất để lấy cây gỗ này thay cho công san lấp, vậy người khác ở đây là ai' - ông Nam nói.
Ông Nam cho biết đã bỏ nhiều tiền của, công sứ để trục vớt cây gỗ từ lòng đất đưa lên trên
Phân tích về vụ việc, Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết trường hợp này có thể áp dụng Điều 229 Bộ Luật dân sự, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy.
Trước tiên, cơ quan chức năng phải xác định giá trị tài sản được tìm thấy. Người tìm thấy tài sản sẽ được nhận lại chi phí tìm kiếm, bảo quản đã bỏ ra.
Phần giá trị còn lại nếu nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (1.490.000 đồng) thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Khi chưa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị vùi lấp, chìm đắm mà cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt và thu hồi số gỗ trên là chưa phù hợp.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin vào tháng 3-2022, ông Nam nhận san lấp mặt bằng thuê cho người dân xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy.
Trong quá trình san lấp, ông Nam phát hiện một cây gỗ lớn được vùi sâu trong lòng đất. Ông Nam đã thỏa thuận với chủ nhà để được lấy cây gỗ này thay cho tiền công san lấp.
Sau đó, ông Nam đã báo việc phát hiện khúc gỗ trên cho UBND xã Sa Sơn và đề nghị cho phép được đào khúc gỗ để sử dụng.
UBND xã Sa Sơn đã cho người kiểm tra, lập biên bản hiện trường xác minh sự việc. Biên bản kiểm tra ghi rõ: 'Nghiêm cấm sau khi trục vớt không được buôn bán, trao đổi thương mại. Đề nghị ông Nam sau khi trục vớt xong báo cáo UBND xã để cử lực lượng xuống kiểm tra và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật'.
Tuy nhiên, sau khi đào được khúc gỗ lên, ông Nam tiến hành xẻ hộp, đưa đến cơ sở mộc để gia công và bị Công an huyện Sa Thầy bắt giữ.
Giở trò đồi bại rồi giết, ném xác nạn nhân xuống giếng Ngày 14/9, TAND tỉnh Gia Lai đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Rah Lan Giang (21 tuổi, trú tại xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) về các tội "Hiếp dâm" và "Giết người". Theo cáo trạng, vào ngày 14/3, Rah Lan Giang sau khi chở mẹ ruột đến viếng đám tang của một...