Đã xác định danh tính một số người “hôi bia”
Ngày 10/12, Thượng tá Trần Tiến Đạt, Chánh văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết đã chỉ đạo Công an TP Biên Hòa vào cuộc điều tra vụ người dân “hôi bia” của xe bị nạn; bước đầu xác định danh tính 7 người trực tiếp tham gia.
Xác định danh tính 7 người trực tiếp “hôi bia”
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Trần Tiến Đạt cho biết đã chỉ đạo Công an thanh phô Biên Hòa vào cuộc điều tra vụ người dân tham gia cươp bia tại vòng xoay Tam Hiệp thuộc khu phố 1, phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bước đầu, cơ quan điều tra đã làm việc với phía bị hại, công ty bảo hiểm để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại, lây lời khai nhân chứng để củng cố hồ sơ.
Được biết, công an cũng đã xác định được danh tính của 7 người sống tại vòng xoay Tam Hiệp trực tiếp tham gia vào vụ lấy bia của xe tải gặp nạn; công an cũng đã thu hồi lại được một số thùng bia.
“Chúng tôi đang thu thập tài liệu, lời khai và chứng cứ liên quan, trên cơ sở đó sẽ sớm khởi tố vụ án về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản” – Thượng tá Đạt nói.
Hiện trường hỗn loạn của vụ “hôi bia” trưa ngày 4/12 tràn lan trên mạng
Một diễn biến khác có liên quan, sáng 10/12, Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã tiến hành thực nghiệm hiện trường vụ tai nạn xe chở bia lật nhào dẫn đến vụ “hôi của” gây xôn xao dư luận. Vị trí thực nghiệm cách địa điểm xảy ra tai nạn khoảng 50m để tránh tình trạng kẹt xe. Việc khám nghiệm hiện trường và kiểm tra chiếc xe chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Sau đó, tài xế chiếc xe tải quay về trụ sở công an để tiếp tục làm việc.
Trao đổi với PV Dân trí, anh Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định), tài xế lái chiếc xe tải chở bia bị lật, cho biết, hiện anh vẫn đang rất hoang mang vì không biết làm thế nào để có số tiền 310 triệu đồng đền bù cho công ty.
“Chiều nay tôi cũng đã làm việc với với Ban giám đốc công ty và họ có hứa sẽ hỗ trợ cho tôi một phần. Tuy nhiên, không biết một phần là bao nhiêu”, anh Hậu lo lắng.
“Hôi” của người bị nạn là vi phạm pháp luật
Video đang HOT
Theo Luật sư Xuân Bính, Đoàn luật sư TP Hà Nội, hành vi “hôi” của người bị nạn là hành vi đáng lên án; thể hiện đạo đức xuống cấp của một bộ phận người dân, đi ngược lại với tinh thần “tương thân tương ái”, giúp đỡ người trong hoạn nạn.
Tấm băng rôn của lòng tự trọng.
Thưa luật sư, ngoài giá trị đạo đức bản thân đã bị đánh mất thì việc “hôi” của người gặp nạn sẽ bị xử lí theo pháp luật như thế nào?
Hành vi của những người “hôi” của người bị nạn là vi phạm pháp luật rõ ràng. Tuy nhiên, để xử lý hành vi này thực sự là điều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền bởi đám đông những người “hôi của” sau khi chiếm được tài sản của nạn nhân thường bỏ đi ngay. Cũng bởi quá nhiều người cùng thực hiện cho nên cũng khó cho nạn nhân hay cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý.
Căn cứ vào những hình ảnh ghi lại vụ việc xe chở bia bị lật tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, bị người dân đổ xô lao ra lấy tài sản là những thùng bia bị đổ ra đường trước sự bất lực ngăn cản, van xin của tài xế, hành vi của những người “hôi của” trên có dấu hiệu của hành vi “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên để có thể xử lý hình sự đối với tội danh này thì người thực hiện hành phạm tội phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Tài sản mà họ chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng “gây hậu quả nghiêm trọng”, hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Trong vụ việc này, tính tổng số tài sản bị người dân “hôi của” là rất lớn nhưng việc xác định giá trị tài sản mà từng người tham gia lấy được bao nhiêu rất khó và khả năng là số bia mỗi người lấy được cũng có thể chưa đến mức 2 triệu đồng. Thế nên việc xác định tội phạm đối với những người đã thực hiện hành vi hôi của là khó.
Nếu chưa đủ mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể xử phạt hành chính, thưa luật sư?
Trong trường hợp không thể xử lý bằng chế tài hình sự thì cũng có thể xử phạt hành chính người vi phạm theo điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 73 ngày 12/7/2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội) là từ 1-2 triệu đồng và người chiếm đoạt buộc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Theo tôi, quy định của pháp luật như vậy, nhưng qua sự việc “hôi của” ân ở Đồng Nai vừa rồi đã thể hiện đạo đức xuống cấp của một bộ phận người dân. Là hành vi tự sỉ nhục mình. Tôi mong sự việc sẽ không lặp lại thêm một lần nữa ở mọi địa phương khác.
Người dân Biên Hòa lên tiếng
Chị Nguyễn Thị Hạnh: “Đã không giúp người ta thì thôi, ai đời thấy người ta gặp nạn mà xúm vào lấy hết bia của họ như vây. Ngày 4/12 tôi không có mặt tại hiện trường nhưng tôi rất bức xúc vì hành vi “hôi của” đáng lên án của những người trực tiếp tham gia”. Ông Nguyễn Văn Hoàng (58 tuổi, ngụ khu phố 5, phường Long Bình, TP Biên Hòa): “Lúc đó tôi vừa giao hàng về thì thấy mọi người xúm lại rất đông, tôi không biết chuyện gì nên chạy lại xem thì thấy một xe tải chở bia lật nhào, rất đông người dân xúm lại lấy bia. Lúc đầu tôi cũng nghỉ là họ gom bia giúp tài xế nhưng không ngờ họ mang đi luôn, lúc này tôi cùng mấy người khác xông vào giành lại và bảo họ đừng lấy bia của tài xế nhưng người đến lấy bia mỗi lúc một đông khiến chúng tôi cũng không thể làm gì hơn”.
Ông Nguyễn Văn Hoàng là người giúp bạn sinh viên treo băng rôn ghi dòng chữ: “Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã “cướp vài lon bia” ở đây trưa ngày 4/12″.
Tấm băng rôn được một sinh viên tự bỏ tiền ra làm.
Đình Thảo – Hồng Ngân
Theo Dantri
Cướp bia ở Đồng Nai: Lấy một lon bia cũng bị xử lý hình sự
Việc cươp bia thể hiện lối ứng xử thiếu văn minh, đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người và cần phải xử lý nghiêm để răn đe.
Hiện trường vụ cươp bia ở Đồng Nai
Vụ cươp bia xảy ra tại thanh phô Biên Hòa (Đồng Nai) không chỉ có ảnh hưởng xấu về mặt đạo đức mà theo nhiều chuyên gia pháp lý, đã đủ yếu tố xử lý hình sự những người tham gia.
Ngày 9/12, Thượng tá Trần Tiến Đạt, Chánh văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết đã chỉ đạo Công an thanh phô Biên Hòa vào cuộc điều tra vụ người dân tham gia cươp bia xảy ra tại vòng xoay Tam Hiệp.
Bước đầu, cơ quan điều tra đã làm việc với phía bị hại, công ty bảo hiểm để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại; lây lời khai nhân chứng để củng cố hồ sơ. Được biết, công an xác định được một số người tham gia vụ cươp và thu hồi lại được một số bia.
Ý kiến nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, dấu hiệu hình sự về hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác thì đã rõ. Hành vi chiếm đoạt bia của các cá nhân diễn ra công khai, không được sự đồng ý của tài xế nên có dấu hiệu phạm tội "công nhiên chiếm đoạt tài sản".
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu người tham gia cươp bia, chiếm đoạt số bia có tổng giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên là đã có dấu hiệu hành vi phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009.
Trong trường hợp cá nhân cươp bia chiếm đoạt tổng tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng thì sẽ xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Luật sư Trịnh Đức Duy (Đoàn luật sư TP.HCM) đồng tình với y kiên, hành vi cươp bia có dấu hiệu của tội "công nhiên chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự.
Luật sư Duy cũng phân tích: "Mặc dù, giá trị số lon bia mà mỗi cá nhân lấy có thể dưới 2 triệu đồng nhưng tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là gần 400 triệu đồng. Như vậy, các cơ quan Nhà nước có thể vận dụng tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng (điểm d khoản 2 điều 137 Bộ luật Hình sự để xử lý). Bên cạnh thiệt hại về tài sản, hành vi cươp bia của những người này còn gây hậu quả phi vật chất: gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cũng cần lưu ý, khi bị ngăn cản, môt số đối tượng đã sử dụng vũ lực để bằng mọi giá lấy được mấy lon bia. Hành vi này có dấu hiệu "hành hung để tẩu thoát". Đây là môt dấu hiệu của phạm tội có tổ chức đã được quy định trong Bộ luật Hình sự".
Còn luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, việc cươp bia thể hiện lối ứng xử thiếu văn minh, đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người và cần phải xử lý nghiêm mới đủ tính chất răn đe, giáo dục.
Luật sư Út phân tích: Theo quy định tại điều 20 Bộ luật Hình sự, tất cả những người tham gia cươp bia đều là đồng phạm vì cùng thực hiện một hành vi phạm tội. Do là đồng phạm nên các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét trách nhiệm chung chứ không tách riêng từng cá nhân ra để xử lý. Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là 13.000 két bia, trị giá trên 300 triệu đồng là số tài sản bị chiếm đoạt hay thiệt hại của vụ án. Với số tài sản bị chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, người cươp bia sẽ bị xử lý hình sự ở khoản 3 điều 137 Bộ luật Hình sự về tội "công nhiên chiếm đoạt tài sản", có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù.
"Dù người nào chỉ lấy một lon bia cũng đủ yếu tố xử lý hình sự về tội này vì là đồng phạm và tổng tài sản bị thiệt hại là trên 300 triệu đồng. Vấn đề chiếm đoạt nhiều hay ít, môt lon hay môt thùng chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét xử mà thôi", luật sư Út nêu ý kiến.
Ngoài ra, luật sư Út còn cho rằng, trách nhiệm chứng minh, truy tố tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là cơ quan điều tra. Nạn nhân hay bị hại chỉ cần có đơn tố cáo, khiếu nại chứ không cần thiết phải chỉ rõ hoặc trưng ra bằng chứng ai là người chiếm đoạt.
Theo Xahoi
Thực nghiệm hiện trường vụ hôi bia ở Biên Hòa Để thu thập chứng cứ liên quan đến vụ hôi hơn 1.000 thùng bia, cơ quan công an đã yêu cầu tài xế đưa ra nơi xảy ra tai nạn để thực nghiệm hiện trường. Sáng 10/12, Cơ quan Công an TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) tiến hành thực nghiệm hiện trường vụ tai nạn xe chở bia bị đổ xuống đường dẫn...