Đa vị gỏi miền Tây
Từ những nguyên liệu phổ biến của vùng quê mình, người miền Tây Nam bộ đã khéo léo kết hợp, chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, lôi cuốn khẩu vị khách phương xa. Những món gỏi như gỏi cá trích, gỏi ba khía, gỏi bưởi tôm thịt… tuy dân dã nhưng lại làm nên nét riêng cho ẩm thực quê nhà.
Gỏi ba khía: Đậm đà hương vị Cà Mau
Mắm ba khía là món ngon nổi tiếng vùng Cà Mau. Từ con mắm mặn mòi này, người Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ăn độc đáo, trong đó phải kể đến gỏi ba khía đu đủ. Món gỏi ba khái của người Cà Mau đặc biệt vì nước trộn được lấy từ mắm ba khía giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi được khử qua đầu ăn và tỏi. Sau đó mới nêm nếm gia vị vào cho vừa miệng. Nước trộn đạt yêu cầu phải là một hỗn hợp hơi sền sệt lại, không quá mặn. Đi kèm với gỏi ba khía có thể là đu đủ xanh bào sợi hoặc hoa chuối, tôm, thịt, các loại rau thơm, đậu phộng rang, hành phi…
Nguyên liệu:
- Mắm ba khía: 300g
- Tôm khô: 20g
- Đu đủ: trái
- 20g tỏi, 1 thìa cà phê giấm gạo, trái chanh, 3 thìa cà phê đường, thìa cà phê ớt băm, thìa cà phê tỏi băm, 20g đậu phộng, 1 thìa súp dầu ăn, 10g rau thơm.
Cách làm:
- Mắm ba khía xé nhỏ. Tôm khô rửa sạch, ngâm nước nở mềm. Làm nóng dầu ăn, cho tôm vào xào săn lại.
- Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch mủ, bào sợi, ngâm vào nước đá, cho vào tủ lạnh khoảng 14 phút rồi vớt ra đẻ ráo.
- Tỏi bóc vỏ, xắt lát mỏng, phi vàng với dầu ăn. Chanh vắt lấy nước cốt. Đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ lụa, giã giập. Rau thơm thái nhỏ.
- Cho giấm, đường, chanh, ớt, tỏi băm vào tô, khuấy đều dẻ làm nước trộn.
- Cho ba khía, đu đủ, tôm khô, rau thơm và hỗn hợp nước trộn vào thố, trộn đều.
- Cho gỏi ra đĩa, rắc đậu phộng, tỏi phi lên, trang trí với lá xà lách. Dùng như món khai vị hoặc ăn kèm cơm.
Gỏi cá trích: Vị biển Phú Quốc
Nếu một lần ghé thăm Kiên Giang, qua vùng biển đảo Phú Quốc, bạn sẽ “mê mệt” món gỏi cá trích nơi đây. Cá trích làm gỏi cá sống, thịt săn, xương nhỏ. Sau khi thái mỏng, cá sẽ được vắt nước cốt chanh vào cho chín tái rồi mới cho các nguyên liệu khác vào. Nước trộn gỏi phải được pha từ nước mắm nguyên chất mới lưu giữ được mùi thơm đặc trưng cho món. Gỏi cá trích thường được thưởng thức cùng rượu sim, cũng là một đặc sản nơi đây.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- Gỏi cá trích: 150g phi lê cá trích, 30g cần tàu, 30g cà rốt, 30g hành tây, 20g gừng cắt chỉ, 20g ớt sừng cắt chỉ, 20g dừa khô bào sợi; Tỏi băm, nước mắm, mè trắng rang, nước cốt chanh, dầu ăn; Bún tươi, rau các loại, nước chấm bơ đậu phộng ăn kèm.
- Nước trộn gỏi: 20ml nước cốt chanh, 50g đường cát, 10ml nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, khuấy tan đều.
Cách làm:
- Cá trích rửa sạch, lạng bỏ xương, thái lát mỏng, ướp nước mắm, gừng, ớt, nước cốt chanh khoảng 2 phút, vắt ráo.
- Cà rốt, hành tây, cần tàu cắt chỉ. Tỏi phi vàng. Cho tất cả vào thố, cho cá trích vào, trộn đều với nước trộn gỏi.
- Cho cá trích ra đĩa, cho dừa khô bào sợi lên mặt, rắc mè trắng rang lên. Ăn kèm với bún tươi, xà lách, các loại rau thơm, khế, dưa leo, chuối chát và bánh tráng, chấm nước chấm bơ đậu phộng.
Gỏi bưởi tôm thịt: Đặc sản Lai Vung, Đồng Tháp
“Phong Hòa có bưởi Thanh Trà/ Chua chua, ngọt ngọt đậm đà khó quên”.
Nhắc đến xã Phong Hòa, Lau Vung (Đồng Tháp), người ta sẽ nghĩ ngay đến loại buởi Thanh Trà nổi tiếng, dùng làm gỏi rất ngon. Khi làm gỏi bưởi, ngoài thịt ba rọi, tôm tươi, rau thơm, đậu phộng, người miền này sẽ cho thêm vài lá bưởi non thái nhuyễn vào. Vị cay the của lá, vị chua ngọt của bưởi, vị ngon của tôm, thit… khiến món gỏi bình dị trở nên đậm đà khó tả, làm nên nét độc đáo cho gỏi bưởi Đồng Tháp.
Nguyên liệu
- Bưởi: 500g
- Tôm sú: 300g
- Thịt ba rọi: 300g
- 50g cà rốt, 20g hành tây, 20g ngò rí, húng lũi, thìa cà phê tỏi bào lát, 1 thìa súp dầu ăn.
- Nước mắm trộn: 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp nước lọc, 2 thìa cà phê đường, thìa cà phê ớt băm, nước cốt quả chanh, tất cả trộn đều, đánh tan.
Cách làm:
- Bưởi lột vỏ, bỏ hạt, tách lấy phần tép, để miếng vừa.
- Tôm sú rửa sạch, luộc chín, bóc nõn vỏ, chẻ sống lưng lấy đường chỉ den.
- Thịt ba rọi rửa sạch, luộc chín, thái lát mỏng vừa ăn.
- Hành tây lột vỏ, xắt sợi. Ngò rí, húng lũi rửa sạch, thái nhuyễn. Cà rốt bào vỏ, thái chỉ. Làm nóng dầu ăn, cho tỏi vào phi vàng, để riêng.
- Cho bưởi, tôm, thịt ba rọi, cà rốt, hành tây vào thố, rưới nước mắm trộn vào trộn đều. Cho rau thươm, tỏi phi vào đảo đều.
- Cho gỏi ra đĩa hoặc vỏ bưởi tỉa hoa, dọn dùng kèm nước mắm chua ngọt.
Theo 24h
[Chế biến] - Gỏi tôm rảo
Chị em hãy làm món gỏi tôm rảo để cả nhà thưởng thức trong bữa cơm mùa hè nhé!
Nguyên liệu:
- Tôm rảo tươi: 1kg chọn con vừa vừa đều nhau, không to hoặc bé quá.
- Trứng cá chép: 100g
- Mẻ ngấu: 1 bát con, mắm tôm, gia vị, đường, tỏi, sả, gừng, dứa chín, ớt
- Các loại rau thơm như mùi tàu, rau ngổ, lá mơ lông, lá sung, kinh giới, rau húng, rau răm, đinh lăng...
- 1 Bia lon hoặc bia chai
Chế biến:
Bước 1: Làm sốt chấm
- Để có sốt chấm ngon cho món ăn này bạn nên tìm mua trứng cá chép, loại trứng cá khi nấu lên sẽ có màu vàng đẹp mắt và vị bùi bùi rất hấp dẫn. Ngoài ra mắm tôm kết hợp với mẻ sẽ tạo nên hương vị đậm đà hơn.
- Trứng cá chép rửa sạch, bóc bỏ màng cho vào một ít nước đánh tan. Mẻ ngấu xiết cho thật nhuyễn, lọc bỏ phần chưa nhuyễn trộn với mắm tôm, gia vị và đường. Dứa thái chỉ rồi cắt thật nhỏ
- Bắc chảo lên bếp đun nóng, cho vào một thìa dầu ăn, cho tỏi khô băm nhỏ vào phi thơm vàng rồi cho ra bát để riêng.
- Tiếp theo cho hỗn hợp mẻ vào đun sôi, nêm lại cho vừa độ chua chua ngọt ngọt theo khẩu vị, rồi cho trứng cá chép vào đun cùng.
- Để nhỏ lửa cho đến khi nước sốt bắt đầu sền sệt thì cho dứa vào đun sôi, cho ớt băm nhỏ và tỏi phi vàng vào khuấy đều. Các bạn có thể không cho dứa vào cũng được, dứa làm cho sốt có mùi thơm hơn và vị chua ngọt thanh hơn. Cho sốt chấm ra bát để chờ thưởng thức.
Bước 2: Tôm rửa sạch cắt bỏ gai, râu và một phần đuôi cho gọn đẹp, ướp với gừng, sả băm nhỏ và một chút gia vị để khoảng 20-30 phút cho ngấm.
Các loại rau thơm rửa sạch để ráo nước.
Bước 3: Tôm sau khi ướp cho vào nồi, đổ bia ngập săm sắp và đun sôi khoảng 5-7 phút cho tôm vừa chín tới, không đun lâu quá tôm sẽ bị khô mất vị ngọt. Khi đun các bạn nhớ không đậy vung nhé! Cho tôm ra đĩa, chuẩn bị cuốn gỏi.
Bước 4: Khi ăn bạn lấy một cái lá sung đặt dưới cùng, xếp các loại rau thơm khác lên trên, gắp một con tôm nhúng vào sốt rồi đặt lên miếng lá sung cuộn lại, chấm thêm một lần sốt nữa cho thêm đậm đà.
Vị ngọt của tôm kết hợp với vị bùi bùi của trứng cá, hương thơm của các loại rau cùng với vị chua chua, cay cay ngọt ngọt của sốt sẽ tạo nên hương vị đậm đà khó quên, ăn hoài mà không cảm giác no và chán.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món gỏi tôm rảo nhé!
Theo Eva
[Chế biến] - Gỏi xoài khô cá sặc Cuối tuần, bạn hãy thử đổi vị cho gia đình với món gỏi xoài khô cá sặc chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu miền Nam nhé. Món này dễ ăn, ít béo, mà các "xã" cũng rất khoái nếu dùng nhậu lai rai đó! Nguyên liệu: 3 con cá sặc khô 1 trái xoài xanh 1 củ cà rốt Một ít rau thơm...