Đá V-League, lương… 1 triệu đồng
Bóng đá chuyên nghiệp mang đến cho giới cầu thủ cơ hội có được thu nhập cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai khi theo nghiệp quần đùi áo số cũng trở thành những tỷ phú.
Mô hình kim tự tháp
Thu nhập của cầu thủ chuyên nghiệp có thể được diễn tả bằng mô hình kim tự tháp. Theo đó, số ít người ở trên đỉnh có mức thu nhập “khủng” trong khi càng ở dưới đáy thì càng “nghèo đói”. Có một sự thật là chỉ có các ngôi sao mới có thể thảnh thơi nhìn tài khoản ngân hàng của mình được bơm hàng tỷ đồng, sau mỗi lần đặt bút kí hợp đồng, và hàng tháng đều đều lĩnh thêm cả trăm triệu đồng tiền lương, thưởng.
Trong khi đó, các cầu thủ trẻ hoặc ít tiếng tăm kiếm tiền vất vả hơn rất nhiều. Thậm chí, có cầu thủ từng nằm trong biên chế của một đội bóng nhà giàu ở Việt Nam khẳng định: “Mang tiếng là đá ở V-League nhưng lương em chỉ có 1 triệu đồng/tháng!”.
Video đang HOT
Mức lương ít ỏi kể trên tồn tại từ khi cầu thủ này kí hợp đồng đào tạo trẻ với CLB chủ quản và với thời hạn vài năm, khi được đôn lên đá V-League thì tiền lương vẫn giữ nguyên. Sự khác biệt duy nhất giữa khi ở đội trẻ và khi có mặt ở đội hình 1 là số tiền thưởng sau các trận đấu. Nhưng cầu thủ trẻ chẳng mấy khi có cơ hội vào sân nên ngay cả khi toàn đội được thưởng cả tỷ đồng sau một trận thắng thì “em út” cũng chỉ được an ủi vài triệu đồng. Đó là khi đội thắng, còn nếu thua thì chẳng có khoản “thu nhập phụ” nào hết.
Chim sợ cành cong
Đáp lại câu hỏi tại sao không đề xuất được tăng lương lên ban huấn luyện và lãnh đạo CLB, cầu thủ trẻ nọ ấp úng: “Chuyện tiền bạc tế nhị lắm! Xin tăng lương không khác với việc xin kí hợp đồng mới là mấy. Mà không phải ai muốn kí hợp đồng cũng được vì phải “biết điều” và sẵn sàng “cảm ơn” nhiều người”.
Cầu thủ trẻ bây giờ được đào tạo rất nhiều, triển vọng cũng rất nhiều nên những ai may mắn được đưa lên đội một “tập cho đủ người” sẽ không muốn bị bật bãi chỉ vì đòi hỏi tăng thêm vài ba triệu tiền lương. Họ chấp nhận mức lương dưới mặt bằng chung của xã hội để ôm giấc mơ trở thành ngôi sao và được đổi đời.
“1 triệu đồng không đủ sống nhưng may có các anh lớn từng trải qua và hiểu cầu thủ trẻ nên họ thương và thi thoảng cho em chút tiền sinh hoạt. Nhưng cũng chẳng đủ đâu vì ai cũng có việc riêng và phải lo cho gia đình. Bản thân em thì phát ngượng khi về quê, mọi người nói là đá V-League chắc phải giàu lắm!” – cầu thủ lương 1 triệu đồng nói…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lại dọa bỏ bóng đá
Bầu Kiên cảnh báo: "Tôi sợ sẽ có nhiều đội bỏ bóng đá giống như Hòa Phát Hà Nội từng làm" khi cho rằng nhiều CLB thu quá ít so với mức chi vài chục tỉ đồng/mùa như hiện nay
Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), người quyết liệt nhất trong vấn đề bản quyền truyền hình, khẳng định: "Các CLB Việt Nam phải là những người được hưởng lợi đầu tiên. Đây là mục đích ra đời của VPF. Nếu Tập đoàn An Viên (AVG) hay VFF cố tình quên hay không hiểu điều đó, tôi nghĩ hậu quả mà bóng đá nước nhà nhận lại sẽ rất khó lường".
Đến thời điểm này, các ông bầu đã xác định "không thể chơi" trong một sân chơi thiếu chuyên nghiệp và còn nhiều điều chưa minh bạch như hiện nay. Họ quyết tâm chuyển hướng để bóng đá sớm tạo ra lợi nhuận và đội bóng sẽ tự nuôi được mình.
Các đội như HAGL (trái) của bầu Đức và CLB Bóng đá Hà Nội của bầu Kiên mỗi mùa chi ra vài chục tỉ đồng
nhưng tiền thu lại từ bóng đá quá ít. Ảnh: ANH DŨNG
Bầu Kiên nói: "Để có một nền bóng đá chuyên nghiệp, chúng ta phải có những CLB chuyên nghiệp. Hiện nay, các CLB không tự nuôi sống được mình thì làm sao gọi là chuyên nghiệp được". Ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng), Chủ tịch VPF, muốn xua tan tất cả những hồ nghi của dư luận khi nói về mục đích "đòi bản quyền truyền hình" mà VPF đang ra sức thực hiện.
Các ông bầu khẳng định họ đòi bản quyền không phải để đón đầu đề án cá cược bóng đá sẽ được thông qua trong một tương lai gần. "Bản quyền đơn giản sẽ giúp VPF có nguồn thu, các CLB được chia lợi nhuận nhiều hơn và họ sẽ có tiền để đầu tư lại vào bóng đá, đầu tư cho đào tạo trẻ..." - bầu Kiên nói.
Khi VFF tổng kết mùa giải 2011, bầu Kiên từng nói rằng có tới 6 đội bóng rủ ông bỏ V-League. Bầu Kiên khẳng định ông không đưa ra thông tin này để "dọa" VFF bởi chính ông cũng can ngăn những ông bầu có ý định bỏ bóng đá. Mới đây, bầu Kiên bỗng nhắc lại chuyện này và nói rằng: "Thử tưởng tượng một đội bóng phải bỏ ra vài chục tỉ đồng mỗi năm nhưng họ thu lại được quá ít thì còn ai thiết tha nữa".
Bầu Kiên quyết tâm nhân danh "lợi ích chung" để đòi quyền lợi nhưng ông vẫn không quên đưa ra cảnh báo: "Tôi sợ sẽ có nhiều đội bỏ bóng đá giống như Hòa Phát Hà Nội từng làm". Ở thời điểm này, bầu Kiên nhận định không có nhiều ông bầu sẵn sàng nhận chuyển giao như ông đã tiếp quản Hòa Phát Hà Nội khi ông bầu Trần Đình Long của đội bóng này "nghỉ chơi" bóng đá.
Liên quan đến vấn đề AVG không công nhận tư cách pháp nhân của VPF nên từ chối đàm phán, bầu Kiên nói: "Chúng tôi đang là điều hành giải đấu và được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng như Tổng cục TDTT thừa nhận. Nếu AVG từ chối đàm phán thì chúng tôi vẫn có hướng đi của riêng chúng tôi, trong đó việc xúc tiến để chuyển giao bản quyền cho VTV là không thay đổi". Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ thì khuyến cáo AVG lẫn VPF cần nhường nhịn nhau.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tương lai rộng mở với nghề bếp Với tốc độ phát triển chóng mặt của hệ thống nhà hàng, khách sạn tại các thành phố như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nghề bếp luôn luôn tăng mạnh, vì thế nghề "Bếp" đã trở lên đắt giá. Tìm hiểu của phóng viên chúng tôi tại trường Trung cấp nghề Việt Giao cho thấy số lượng sinh viên...