Đã từng có một Bình Dương, một Vũng Áng như thế?
Đã từng có một Bình Dương, một Vũng Áng với những câu chuyện đau lòng về lòng yêu nước bị lợi dụng. Và nay khi nguyên nhân cùng thủ phạm gây thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố, liệu bài học 2014 có thức tỉnh chúng ta trước những lời kích động bạo loạn?
Chiều qua (30/6), ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh hai lần gập người xin lỗi Nhân dân Việt Nam, thừa nhận công ty họ là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung và cam kết thực hiện trách nhiệm liên quan đến xử lý môi trường, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết. Có thể nói kết quả này là sự kiên trì nỗ lực của các bộ, ngành, các nhà khoa học cùng người dân dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc của Đảng, Nhà nước và Chính phủ để tìm ra nguyên nhân cá chết một cách khoa học, chính xác với phương châm “đúng người, đúng tội”.
Hình ảnh bạo loạn ở Khu Công Nghiệp Bình Dương. Liệu bài học này có thức tỉnh chúng ta trước những lời kích động biểu tình bạo loạn?
Không chỉ vậy, suốt 84 ngày qua, trong cơn bĩ cực ngư dân luôn được Chính phủ và các tổ chức kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ vượt qua cơn khó. Ngư dân Hoàng Lĩnh (thôn Minh Huệ, Kỳ Phương, TX Kỳ Anh) xúc động chia sẻ “Hiện tượng cá chết thời gian qua gây hoang mang cho người dân nơi đây. Miếng cơm manh áo của gia đình phụ thuộc vào tấm lưới, cái câu. Cá đánh về giá quá rẻ khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trong lúc hoạn nạn thì Chính phủ và các tổ chức đã chung tay cùng người dân”.
Ban Lãnh đạo Fomosa Hà Tĩnh xin lỗi nhân dân và Chính phủ Việt Nam với cầu mong được tha thứ
Cập cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên Huế) sáng 30/6, ông Trần Văn Linh (chủ tàu BĐ 04058 TS) vui mừng cho biết, gần 3 tấn cá trên tàu vừa vào đến cảng Thuận An đã được thương lái mua hết. Ông Linh còn chia sẻ thêm “Gần 1 tháng trở lại đây, ngư dân nhiều tỉnh đã quay trở lại với biển để tiếp tục đánh bắt. Sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ cũng như các chính sách hợp lý của chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi bám biển”.
Ngư dân Hoàng Lĩnh (thôn Minh Huệ, Kỳ Phương, TX Kỳ Anh) xúc động chia sẻ “Trong lúc hoạn nạn thì Chính phủ và các tổ chức đã chung tay cùng người dân”.
Không chỉ cảm kích trước những hành động hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các tổ chức, hai lão ngư Hoàng Lĩnh, Văn Linh và ngư dân miền Trung càng phấn khởi hơn biết được nguyên nhân cá chết cùng những chỉ đạo khẩn trương của Chính phủ để hỗ trợ ngư dân. Được biết, hiện Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đang xây dựng đề án về vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng từ hiện tượng cá chết thời gian qua. Bên cạnh niềm phấn khởi, lão ngư Nguyễn Văn Thoạnh (thôn Tiến Thắng, Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) cũng đồng thời nhắn nhủ “Đấu tranh để tìm ra thủ phạm thì Chính phủ và các ban ngành chức năng đã nỗ lực hết sức. Mong Chính phủ kiểm soát làm sao để không tái diễn thảm họa này”. Lời nhắn trên có lẽ cũng là niềm gửi gắm chung của Nhân dân gửi đến Chính phủ và các cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Ngư dân Thạch Kim (Hà Tĩnh) nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ. Ảnh: Duy Tuấn
Bên cạnh câu chuyện về sự hỗ trợ kịp thời và hành động quyết liệt của Chính phủ để tìm thủ phạm gây thảm họa cá chết, lão ngư Hoàng Lĩnh còn chia sẻ “Rút kinh nghiệm từ sự kiện biểu tình ngày 14/5/2014, mình không dại gì đi làm chuyện đó. Ai đúng ai sai đã có các cơ quan chức năng giải quyết. Chỉ mong sao vùng biển trong sạch trở lại để ngư dân yên tâm bám biển”. Nguyện vọng của người dân vùng biển bị thiệt hại là vậy, thế mà thời gian này, không ít đối tượng lại lợi dụng vụ cá chết để tuyên truyền kích động người dân xuống đường gây bạo loạn. Vì vậy, trong thời gian Chính phủ giám sát việc Công ty Formosa thực hiện các cam kết chúng ta cần hết sức tỉnh táo, đừng vì một phút tức giận nhất thời mà biến những mong mỏi chính đáng của mình thành hành động phá hoại mù quáng để giặc ngoài lẫn thù trong được đắc ý.
Nhiều người hẳn vẫn chưa quên, tại Vũng Áng năm 2014, hàng ngàn người từng bạo loạn chỉ vì một câu nói “có lao động Việt Nam bị đánh chết”, hậu quả 1 người chết, 149 người bị thương. Các Khu công nghiệp Bình Dương cũng đã xảy ra những cuộc bạo động, đốt phá xí nghiệp, khiến 169 nhà máy bị đập phá, 14 công ty có nhà máy bị đốt, một giám đốc người Hàn Quốc bị truy đuổi phải nhảy từ lầu 2 xuống bị thương… mà hậu quả không ai khác ngoài doanh nghiệp, Nhà nước phải gánh chịu và chính bản thân người lao động cũng bị thất nghiệp. Sự việc còn để lại nhiều bài học cay đắng đối với không ít người do chủ quan, hoặc mù quáng nghe lời kích động để rồi phải trả giá đắt phải trải qua những ngày tháng đầy ăn năn, hối hận trong nhà giam.
Đã từng có một Bình Dương, một Vũng Áng như thế, liệu kịch bản 2 năm trước có tái lặp? Hơn lúc nào hết, tất cả đang cần những trái tim nóng và những cái đầu bình tĩnh, khôn ngoan để đảm bảo quyền lợi cho đồng bào, cho chính bản thân mình và cho đất nước. Vì lẽ đó, khẩn thiết mong mọi người hết sức bình tĩnh và không nghe theo lời kích động. Càng thương người dân miền Trung, chúng ta lại càng phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo, khôn ngoan và đoàn kết trong những lúc như thế này.
Hoài An
Theo NTD
Formosa gây ô nhiễm: Khởi tố vụ án hay không, cơ quan tư pháp sẽ xem xét
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Formosa gây ô nhiễm môi trường thì có khởi tố vụ án hình sự không, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, việc khởi tố hay không thì cơ quan tố tụng, tư pháp sẽ xem xét, Chính phủ không can thiệp. Tất cả mọi quyết định phải được xem xét trên cơ sở luật pháp và lợi ích.
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn (giữa) trả lời báo chí tại cuộc họp báo. Ảnh: Như Ý.
Thận trọng, chặt chẽ
Xin cho biết quá trình xác định nguyên nhân hải sản chết tại các tỉnh miền Trung được thực hiện như thế nào? Sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước vào quá trình xác định nguyên nhân ra sao?
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Việc xác định nguyên nhân cần chứng cứ khoa học chặt chẽ, bài bản, đảm bảo chứng cứ khoa học đầy đủ, xác định thủ pham là ai, đấu tranh thế nào. Thứ nhất phải xác định nguyên nhân, cơ chế gì khiến hải sản chết hàng loạt. Thứ hai là xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu. Các nhà khoa học trong và ngoài nước ở các lĩnh vực hải dương học, vũ trụ học... tiến hành nhiều công việc từ lấy mẫu cá, mẫu nước, sinh vật..., đồng thời thực hiện nhiều hoạt động từ việc xác định sự việc từ vệ tinh... Khi có kết quả, chúng tôi tổ chức hội đồng khoa học của nhà nước đánh giá, lấy ý kiến phản biện độc lập của các nhà khoa học quốc tế. Qua đó cho thấy, quá trình di chuyển của các độc tố là theo dòng hải lưu từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên - Huế. Đây là một ổ độc hấp thu kim loại trực tiếp, bản thân nó có nhu cầu ôxy, đi đến đâu lấy ôxy và gây độc tố làm cá chết.
Tuy nhiên để tìm nguồn gây độc, chúng tôi đã rà soát hàng trăm cơ sở có nguồn thải, tập trung vào Formosa, Điện Vũng Áng và Khu công nghiệp Hà Tĩnh. Đoàn kiểm tra về luyện thép, công nghệ môi trường... kiểm tra, và phát hiện sai sót, lỗi trong sản xuất, quản lý vận hành thử nghiệm lỏng lẻo, từ đó có đầy đủ bằng chứng thuyết phục để nhà đầu tư phải thừa nhận. Chúng tôi đã cẩn trọng bài bản, chính xác, thuyết phục như chỉ đạo của Thủ tướng.
Ngày 23/4, Bộ NN&PTNT khẳng định cá chết do độc tố cực mạnh từ môi trường. Ngày 27/4, Bộ TN&MT cho rằng nguyên nhân có thể từ con người và thuỷ triều đỏ. Ngày 4/5, Bộ KH&CN nói đã đủ cơ sở để xác định nguyên nhân cá chết. Vậy tại sao cho đến nay, gần 3 tháng sau khi sự cố xảy ra mới có thông tin chính thức?
Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh: Ngay khi sự việc xảy ra Thủ tướng đã phân công các bộ ngành liên quan khẩn trương tìm ra nguyên nhân. Các nhà khoa học đã vào cuộc với nỗ lực và cố gắng cao nhất. Quá trình tiếp cận bằng nhiều phương pháp khoa học khác nhau, trong đó có các nhà khoa học nước ngoài. Có khó khăn là chúng ta phải tìm kiếm những dấu vết ngay tại thực địa, dưới đáy biển và cả hồi tố. Nhiều chuyên gia đến từ Nhật, Pháp, Đức, Mỹ... đã bổ sung dữ liệu cùng nhà khoa học Việt Nam đối chứng phân tích chỉ tiêu, từ đó có những chứng cứ được các nhà khoa học quốc tế thừa nhận.
Quá trình công bố nguyên nhân cá chết đến nay xác định là chậm so với bức xúc của dư luận?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn: Việc công bố hôm nay thể hiện chủ trương công khai của Đảng và Nhà nước. Ngay từ đầu những người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo yêu cầu điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân, thủ phạm, đánh giá hậu quả gây ra, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng... Công bố nguyên nhân là để giải quyết kịp thời hiệu quả, công bố thủ phạm là để khắc phục hậu quả. Điều tra nguyên nhân và thủ phạm là hai việc khác nhau.
Việc công bố ai là thủ phạm cần điều tra để xác định chứng cứ, có sự tham gia của cơ quan bảo vệ pháp luật, các ngành, địa phương. Kết quả điều tra là khách quan, hoàn toàn loại trừ các nguyên nhân làm chậm quá trình điều tra. Các cơ quan đã làm việc nỗ lực hết mình. Thời gian qua có sự bức xúc vì chậm công bố nguyên nhân, đây là điều bình thường vì ảnh hưởng đến đời sống người dân nhưng cũng xuất hiện sự phản ứng thái quá làm nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng đến quá trình điều tra.
Một số thế lực lợi dụng sự việc này để kích động, gây bất an trong nhân dân. Chúng tôi tôn trọng sự bức xúc của người dân nhưng không chấp nhận lợi dụng bức xúc để chống đối Đảng, Nhà nước.
Cân nhắc việc khởi tố
Với vụ việc này Cơ quan công an có khởi tố vụ án hình sự hay không?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Trước hết, có biện pháp khắc phục đời sống người dân ven biển như hỗ trợ lãi suất, việc làm, mua hải sản của ngư dân đánh bắt; công bố sớm vùng hải sản an toàn, cảnh báo vùng hải sản không an toàn để người dân tránh dùng sản phẩm không an toàn. Việc đấu tranh tìm ra thủ phạm là thái độ cương quyết của Đảng, Chính phủ Việt Nam; xử nghiêm không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Nhưng, Việt Nam đang xây dựng môi trường đầu tư, tạo lập hình ảnh trong thời kỳ hội nhập, được các nhà đầu tư đánh giá cao về ổn định chính trị, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành công là thể hiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Formosa đã nhận lỗi trước người dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết về bồi thường, hỗ trợ.
"Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại", Chính phủ có thái độ rõ ràng, đó là xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm pháp luật nhưng cũng có chính sách độ lượng. Nếu các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì Chính phủ đảm bảo cho hoạt động hiệu quả. Việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì cần cân nhắc. Người dân Việt Nam vốn khoan hồng, độ lượng.
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn: Việc khởi tố hay không thì cơ quan tố tụng tư pháp sẽ xem xét, Chính phủ không can thiệp. Tất cả mọi quyết định phải được xem xét trên cơ sở luật pháp và lợi ích.
Không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư
Việc Bộ TN&MT cấp phép xả thải cho Formosa như thế nào? Trách nhiệm của Bộ TN&MT ra sao?
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: Nguồn nước thải của Formosa gồm: nước thải công nghiệp, nước thải từ sinh hoạt, sinh hoá... Thực tế, đây là giai đoạn vận hành thử nghiệm nên chưa có cơ quan nhà nước vào giám sát. Đây là lỗ hổng trong giai đoạn thử nghiệm vận hành. Hệ thống giám sát tự động cũng chưa có cơ quan nào vào đánh giá, trong đó có những độc tố nặng. Pháp luật có lỗ hổng trong quá trình giám sát thử nghiệm.
Quá trình nhà máy Formosa vận hành, tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra việc xả thải đối với dự án này như thế nào? Trách nhiệm của địa phương ra sao sau khi phát hiện sự cố?
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh: Dự án của Formosa rất lớn, nhiều việc vượt ra ngoài Hà Tĩnh. Mặc dù vậy tỉnh đã phối hợp với các bộ ngành Trung ương trong việc kiểm tra giám sát. Tỉnh đã giao việc giám sát cho các sở ngành liên quan. Sự cố xảy ra, Hà Tĩnh đã chỉ đạo các nhà khoa học sớm tìm ra nguyên nhân và công bố rộng rãi. Quá trình vừa qua do khả năng có hạn, việc kiểm tra giám sát chưa làm được thường xuyên và còn nhiều bất cập. Chúng tôi rút kinh nghiệm sâu sắc và xử lý những sở, ngành chưa làm hết trách nhiệm của mình.
Mức đền bù 500 triệu dựa trên cơ sở nào? Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: Đây là mức đưa ra dựa trên mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, môi trường. Còn những tổn thương lớn hơn đến tâm lý, cùng với đó chúng tôi đã yêu cầu Formosa chuyển đổi công nghệ, không bao giờ xảy ra sự cố tương tự. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm.
Theo Văn Kiên - Luân Dũng (Tiền Phong)
Formosa cam kết tôn trọng kết quả điều tra vụ cá chết Ngày 30-6, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh khẳng định tôn trọng kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung của Chính phủ Việt Nam. Bên trong nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh Sáng nay 30-6, đại diện lãnh đạo Công ty Formosa là ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch HĐQT Formosa Hà Tĩnh, đã gặp gỡ các cán...